Tìm chuẩn mực không gian sống đô thị

(ĐTCK) Không dễ để đưa ra một định nghĩa đầy đủ và trọn vẹn về một không gian sống văn minh tại các đô thị, bởi góc nhìn mỗi người mỗi khác, tuy nhiên, nếu đại đa số cư dân tại đó cơ bản hài lòng với mái ấm riêng và chung của mình thì không gian sống đó đã tiệm cận chuẩn mực của cuộc sống văn minh.
Tìm chuẩn mực không gian sống đô thị

Tất nhiên, chuẩn mực của sự hài lòng cũng sẽ tăng dần theo mức sống bình quân của xã hội!

Một nghiên cứu được đăng tải trên Movainternational cho thấy, 35% người tiêu dùng tại các nước phát triển sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là nhà ở. Con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên qua các năm.

Tại Việt Nam, đặc biệt ở những thành phố phát triển như TP.HCM, Hà Nội, giai đoạn coi căn nhà chỉ là chỗ che mưa che nắng đã qua. Người mua nhà sẵn sàng xuống tiền cho các dự án xem trọng yếu tố không gian sống với những tên gọi khác nhau như Eco, Green, Park, Lake View… của các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Sungroup, HD Holdings, TNR Holdings, MIK Group, Capital House, Hải Phát, Văn Phú, Novaland, Phú Long, Hưng Thịnh, hay Phát Đạt…

Một dự án tại khu Nam TP.HCM là Dragon City của chủ đầu tư Phú Long từ lâu được xem là “Liên hợp quốc” thu nhỏ, bởi một cộng đồng cư dân đa quốc tịch đã chọn nơi đây làm địa chỉ an cư. Sống giữa thiên nhiên thuần khiết là tư duy thiết kế dự án của chủ đầu tư và đó cũng là điều cư dân Dragon City đang được hưởng.

Đại diện Phú Long còn bật mí, sắp tới, sẽ hiện thực hóa tư duy phát triển dự án để các dự án của Công ty trở thành những không gian sống giao hòa với thiên nhiên, chẳng hạn như dự án Dragon Village sắp ra mắt 6/1 tại quận 9.

Đó là những dự án không chỉ đẹp về không gian sống, hiện đại về tiện ích, mà còn được chứng minh hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Điều này có được nhờ việc đặt người mua nhà ở đúng vị thế những "thượng đế" thực thụ.

Với tốc độ đô thị hóa và cường độ làm việc như hiện nay, mua một ngôi nhà là mua cả một văn hóa ở. Thay vì chỉ là nơi trú ngụ đơn thuần, nhà ở còn là nơi thể hiện những thị hiếu thẩm mỹ và công năng đa dạng. Khi đó, những nhà thiết kế đứng trước nhiều cơ hội để thể hiện tài năng của mình, nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng.

Cũng cần nói thêm, nhiều trong số các tiêu chí này không dễ đánh giá, bởi nó mang tính định tính nhiều hơn định lượng. Dù có định lượng được, nhưng do chưa thực sự quan tâm, hoặc không có thời gian kiểm chứng, nên người sử dụng sẽ không thấy nhiều sự khác biệt trong thời gian đầu sinh sống.

Đồng thời, một không gian sống có hạnh phúc hay không còn được quyết định bởi văn hóa đối xử giữa chủ đầu tư - ban quản lý với cư dân, văn hóa ứng xử trong cộng đồng cư dân với nhau. Mà điều này chỉ được hình thành và hoàn thiện sau khi dự án đã chính thức vận hành. 

Vì vậy, có thể nói rằng, con đường tìm kiếm một không gian sống chuẩn mực sẽ là con đường dài, đòi hỏi sự điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đó cũng là điều Báo Đầu tư
Bất động sản muốn đề cập trong mục “Tiêu điểm” trên số báo đầu tiên của năm 2018 này.                

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com


Báo Đầu tư Bất động sản

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục