Ông Hải cho biết, đến thời điểm này (6/7), việc xem xét thông tư 20 có phải là một điều kiện kinh doanh đối với ôtô nhập khẩu nữa hay không, phía Bộ Công Thương đang chờ ý kiến của Thủ tướng.
Mới đây Chính phủ đa ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết có quy định: Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh.
Trước yêu cầu trên, ông Hải cho biết, hiện nay đã có kiến nghị của doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng, các nhà sản xuất ôtô trong nước cũng như các ngành chức năng nên thời gian tới việc quy định đối với ôtô nhập khẩu sẽ được xem xét đánh giá kỹ lưỡng và mục tiêu chính là hướng tới việc đảm bảo sự bình đẳng về môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Năm 2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã thu hẹp diện các doanh nghiệp được phép nhập khẩu. Thị trường ôtô Việt Nam trong cả 2 lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn thuộc về các liên doanh sản xuất ô tô như Toyota, Ford, Mercedes...
Sau một thời gian triển khai, nhiều doanh nghiệp đã có ý kiến phản hồi về những quy định của thông tư 20, trong đó quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, yêu cầu thương nhân nhập khẩu phải có thêm 2 loại giấy tờ trên, được xem là một hình thức của điều kiện kinh doanh (phải đáp ứng các yêu cầu này mới được phép nhập khẩu) theo quy định tại Khoản 7 điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
Vì vậy, quy định tại Thông tư 20 là không còn phù hợp so với yêu cầu tại Điều 7 Luật Đầu tư về loại văn bản được phép quy định về điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, ý kiến từ phía Hiệp hội các các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng (VIVA) và nhà sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam (VAMA) lại cho rằng, Thông tư 20 ban hành đã tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế thị trường nhập khẩu ôtô không chính thức, tạo điều kiện thu hút thêm các nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng như bảo hộ người sản xuất ôtô trong nước.
Ngoài ra, phía VIVA cũng khẳng định, thông qua việc thực hiện Thông tư 20, Chính phủ có thể thu được nguồn thuế lớn hơn từ các nhà nhập khấu ôtô chính hãng, thay vì thất thu thuế vào thị truờng ôtô nhập khẩu không chính thức.
Với những lý do này, VAMA và VIVA đề nghị Thủ tướng Chính phủ khẩn cấp ban hành Nghị định Chính phủ thay thế cho Thông tư 20 để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và ngành công nghiệp ôtô cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Mới đây Chính phủ đa ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết có quy định: Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh.
Trước yêu cầu trên, ông Hải cho biết, hiện nay đã có kiến nghị của doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng, các nhà sản xuất ôtô trong nước cũng như các ngành chức năng nên thời gian tới việc quy định đối với ôtô nhập khẩu sẽ được xem xét đánh giá kỹ lưỡng và mục tiêu chính là hướng tới việc đảm bảo sự bình đẳng về môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Năm 2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã thu hẹp diện các doanh nghiệp được phép nhập khẩu. Thị trường ôtô Việt Nam trong cả 2 lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn thuộc về các liên doanh sản xuất ô tô như Toyota, Ford, Mercedes...
Sau một thời gian triển khai, nhiều doanh nghiệp đã có ý kiến phản hồi về những quy định của thông tư 20, trong đó quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, yêu cầu thương nhân nhập khẩu phải có thêm 2 loại giấy tờ trên, được xem là một hình thức của điều kiện kinh doanh (phải đáp ứng các yêu cầu này mới được phép nhập khẩu) theo quy định tại Khoản 7 điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
Vì vậy, quy định tại Thông tư 20 là không còn phù hợp so với yêu cầu tại Điều 7 Luật Đầu tư về loại văn bản được phép quy định về điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, ý kiến từ phía Hiệp hội các các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng (VIVA) và nhà sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam (VAMA) lại cho rằng, Thông tư 20 ban hành đã tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế thị trường nhập khẩu ôtô không chính thức, tạo điều kiện thu hút thêm các nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng như bảo hộ người sản xuất ôtô trong nước.
Ngoài ra, phía VIVA cũng khẳng định, thông qua việc thực hiện Thông tư 20, Chính phủ có thể thu được nguồn thuế lớn hơn từ các nhà nhập khấu ôtô chính hãng, thay vì thất thu thuế vào thị truờng ôtô nhập khẩu không chính thức.
Với những lý do này, VAMA và VIVA đề nghị Thủ tướng Chính phủ khẩn cấp ban hành Nghị định Chính phủ thay thế cho Thông tư 20 để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và ngành công nghiệp ôtô cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.