Thu nhập triệu đô từ dạy làm giàu trên mạng xã hội

0:00 / 0:00
0:00
Các “finfluencer” (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội trong lĩnh vực tài chính) kiếm tiền nhờ những đoạn video ngắn nhưng tác động tới quyết định đầu tư của vô số người trẻ trên thế giới.
Tư vấn tài chính qua mạng xã hội đang là nghề “hái ra tiền” Tư vấn tài chính qua mạng xã hội đang là nghề “hái ra tiền”

Các finfluencer toàn thời gian đang kiếm nhiều tiền hơn những người làm ngân hàng đầu tư ở Wall Street nhờ những đoạn video chỉ dài một phút, nhưng tác động tới quyết định đầu tư của hàng chục, hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu, hàng tỷ người trẻ trên thế giới.

Thời của những người dạy làm giàu trong một phút trên mạng xã hội

Đa số công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ đều không dễ dàng tìm được vài ngàn khách hàng mới trong một tuần. Vậy mà, Betterment (một công ty công nghệ dùng robot để lập kế hoạch tài chính cho những người trẻ mới tham gia thị trường) lại kiếm được hơn 10.000 khách hàng mới một ngày.

Bí quyết của họ ở đâu? Đơn giản là vì, một chàng trai có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đã đăng một video giải thích cách mà người ta có thể đầu tư để nghỉ hưu với vị thế của một triệu phú USD bằng cách sử dụng nền tảng của Betterment để tích lũy và đầu tư. Austin Hankwitz, 25 tuổi, chính là chàng trai đó.

Trong khi các kênh marketing truyền thống gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng tuổi đôi mươi để mời tham gia đầu tư, tiết kiệm và sử dụng sản phẩm tài chính cá nhân, những TikToker trẻ như Austin Hankwitz có thể dễ dàng “chốt đơn” hàng chục ngàn khách cho các ứng dụng tài chính công nghệ mới thành lập như Betterment, hay ngay cả các ngân hàng truyền thống.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính truyền thống cũng đang gặp thách thức trong việc tiếp cận và bán sản phẩm cho các khách hàng trẻ tiềm năng - lực lượng đang thừa kế một lượng lớn tiền từ nay đến năm 2030.

Rất nhiều người thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến năm 1996) hoặc trẻ hơn nữa là thế hệ Gen Z (những người sinh từ sau năm 1996 trở đi) đang bắt đầu đi những bước đầu tiên trong quá trình tích lũy và đầu tư tài chính của mình. Người lớn tuổi nhất trong thế hệ Gen Z chỉ mới 25 tuổi, trong khi một lượng lớn người thuộc thế hệ Millennials đang ở độ tuổi 25 - 34, bắt đầu có kế hoạch tích lũy tài chính nghiêm túc. Thế hệ Millennials được cho là sẽ nhận thừa kế đến vài chục ngàn tỷ USD trong thập niên sắp tới, thậm chí lên đến 68. 000 tỷ USD, chỉ mới tính riêng ở Mỹ.

Một mỏ vàng khổng lồ đang chờ khai phá. Nhưng giờ đây, người có thể khai phá mỏ vàng đó lại không phải là một chuyên gia ngân hàng mẫn cán ngồi trước quầy giao dịch, mà có thể là những bạn trẻ biết sử dụng những mạng xã hội phổ biến như TikTok, YouTube, Facebook, những người có thể “chốt đơn” với hàng ngàn, thậm chí chục ngàn khách chỉ sau một đoạn livestream.

Mỗi thế hệ lại có những lựa chọn mạng xã hội khác nhau. Một bạn trẻ thế hệ Gen Z sẽ không kiên nhẫn ngồi lắng nghe một video dài vài chục phút của những cố vấn tài chính - những người chưa bao giờ dùng TikTok. Trên thực tế, những “finfluencer” của giới trẻ như Austin Hankwitz có thể kết nối với vài trăm ngàn, thậm chí vài triệu người chỉ trong hơn 1 phút trên TikTok. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những “finfluencer” lớn tuổi hơn đã có sẵn vài trăm ngàn “khách quen” qua kênh YouTube hay Facebook của mình.

Cây viết Misyrlena Egkolfopoulou phản ánh trong một bài phân tích trên Bloomberg rằng, thị trường đang rất thiếu những người có thể tạo ra các nội dung về tài chính trên các nền tảng mạng xã hội có chất lượng và thu hút đông người tương tác. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trên 100%/năm trong giai đoạn 2020 - 2021 của lượng người sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động để mua bán cổ phiếu, tiền mã hóa… đang tạo ra rất nhiều cơ hội mới.
Cây viết Misyrlena Egkolfopoulou phản ánh trong một bài phân tích trên Bloomberg rằng, thị trường đang rất thiếu những người có thể tạo ra các nội dung về tài chính trên các nền tảng mạng xã hội có chất lượng và thu hút đông người tương tác. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng trên 100%/năm trong giai đoạn 2020 - 2021 của lượng người sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động để mua bán cổ phiếu, tiền mã hóa… đang tạo ra rất nhiều cơ hội mới.

Trước đó, chúng ta đã quen thuộc với những câu chuyện người nổi tiếng “chốt deal” bán mỹ phẩm, quần áo... qua mạng xã hội và giờ đây là bán sản phẩm tài chính, kể cả bất động sản.

Những ứng dụng công nghệ tài chính được kỳ vọng trở thành “kỳ lân” của châu Âu như Monzo và Revolut đang hợp tác với những “finfluencer” như vậy để có thể tiếp cận phân khúc khách hàng tiềm năng chính của họ một cách hiệu quả nhất.

Đương nhiên, những “finfluencer” như Austin Hankwitz đang tính phí không rẻ chút nào. Mỗi bài đăng của Hankwitz trên trang TikTok của anh có giá từ 4.500 đến 8.000 USD. Một bài báo trên Bloomberg cho rằng, một “finfluencer” như Hankwitz có thể thu nhập khoảng 500.000 USD/năm.

Gần đây nổi lên trào lưu một số bạn trẻ bỏ công việc có thu nhập cao tại các định chế đầu tư lớn của Wall Street để trở thành những “finfluencer” vì mức thu nhập triệu đô từ những hợp đồng của công việc “finfluencer” toàn thời gian.

Vàng thau lẫn lộn những lời khuyên về “tài chính online”

Khi người người, nhà nhà đi tìm kiếm lời khuyên, học làm giàu trên mạng xã hội, cũng là lúc cần đặt câu hỏi về chất lượng và độ tin cậy của những lời tư vấn từ các “finfluencer”.

Một mỏ vàng khổng lồ đang chờ khai phá. Nhưng giờ đây, người có thể khai phá mỏ vàng đó lại không phải là một chuyên gia ngân hàng mẫn cán ngồi trước quầy giao dịch, mà có thể là những bạn trẻ biết sử dụng những mạng xã hội phổ biến như TikTok, YouTube, Facebook.

Đến thời điểm này, chưa có quy định, chế tài cụ thể về các hoạt động cung cấp lời khuyên, dạy về tài chính cá nhân, quảng bá cho các sản phẩm tài chính qua mạng xã hội. Do đó, các “finfluencer” có thể đưa ra những lời khuyên mua bán cổ phiếu, tiền mã hóa đầy rủi ro, hay quảng bá cho những nền tảng công nghệ tài chính mờ ám, lừa đảo.

Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Anh - Financial Conduct Authority (FCA) - đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng, họ quan ngại về sự mọc lên như nấm sau mưa của các nội dung độc hại, sai lầm về tài chính và đầu tư trên mạng xã hội. FCA cũng thừa nhận, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quy định nào về việc các ngân hàng hay công ty fintech sử dụng các “finfluencer” để quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của họ.

Đó cũng là một vấn đề rất lớn ở Việt Nam khi thời gian gần đây, các “room” chứng khoán bắt đầu bùng nổ, đâu đâu cũng thấy xuất hiện “thầy” dạy về tài chính cá nhân, chuyên gia nói về “tự do tài chính”… Bao nhiêu người trong số đó thực sự đã đạt được “tự do tài chính” để có thể truyền đạt cho người khác và bao nhiêu người đã quảng bá về những điều mà họ không biết rõ?

Xã hội đang chuyển dần sang một giai đoạn mới mà sự lên ngôi của những người có ảnh hưởng (KOL) đang chiếm lĩnh không gian mạng xã hội với vài trăm triệu đến vài tỷ người xem một đoạn video. Vượt qua cả việc những người nổi tiếng có thể gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của số đông về quyết định mua sắm quần áo, món ăn hay bộ phim hấp dẫn, giờ đây, những “finfluencer” có thể tác động đến quyết định đầu tư, tiết kiệm hay mua bán tài sản tài chính của một bộ phận người dân. Đáng lưu ý là, khi bộ phận đó đủ lớn, có thể tạo ra rủi ro cho sự ổn định của hệ thống tài chính.

Điều cảnh báo trên không hề trầm trọng hóa, nếu chúng ta biết rằng, chỉ riêng hashtag #MoneyTok đã có hơn 8,5 tỷ lượt xem; hay chỉ tính trên nền tảng TikTok, số hashtag về chủ đề tài chính luôn có vài triệu đến vài tỷ lượt xem.

Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol (Anh))
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục