Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu xấu

(ĐTCK) VN-Index hồi nhẹ trở lại; "Sứ mệnh của FinTech start up sinh ra là để chết", đây không phải là câu nói đùa!; Nhiều công ty chứng khoán lãi lớn; Cổ đông lớn muốn bước nhanh vào HĐQT, được không?; Công ty chứng khoán muốn “thêm đất” phát triển; Chứng khoán thế giới đồng loạt điều chỉnh sau căng thẳng leo thang tại Syria; WB: Tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn mạnh, nhưng cần quan tâm đến rủi ro....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet Ảnh Internet

VN-Index tăng nhẹ trở lại, nhưng thanh khoản lại giảm sâu

Trong phiên sáng, dư âm từ phiên bán tháo trước đó khiến VN-Index tiếp tục giảm mạnh. Sau đó, với sự trở lại của một số mã lớn, nhất là VIC và VRE, giúp VN-Index hãm đà rơi, thậm chí có lúc đã xanh trở lại.

Trong phiên chiều, sau khi giằng co quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên, VN-Index đã bất ngờ lấy lại đà tăng và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Tuy nhiên, do sức cầu cũng hạn chế nên thanh khoản sụt giảm mạnh.

Việc thị trường đảo chiều tăng trở lại với khối lượng giao dịch giảm mạnh lại là tín hiệu xấu về mặt kỹ thuật.

Diễn biến phiên hôm nay cho thấy, thị trường đang ở phiên thăm dò và chỉ cần một số lượng bán lớn là lượng cung sẽ tăng mạnh, ép chỉ số giảm sâu ở các phiên sau.

Việc giá dầu thô tăng mạnh do cuộc khủng hoảng Syria, nhóm dầu khí đã có phiên khởi sắc như GAS, PLX, DPM, NT2 đều tăng tốt, đặc biệt PVD còn tăng trần lên 19.950 đồng.

Nhiều mã lớn khác như MSN, VIC, VRE, HPG, NVL, MWG, BMP... cũng đều tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Đáng chú ý, MSN và MWG đều bật tăng mạnh để lấy lại mức giá 10 chấm đã mất phiên trước đó.

MSN tăng 4,1% lên 102.000 đồng. MWG tăng 3,7% lên 103.500 đồng. VIC tăng 0,8% lên 127.000 đồng. VRE tăng 1,6% lên 51.800 đồng. HPG tăng 2% lên 61.700 đồng...

Nhóm ngân hàng vẫn yếu. Ngoại trừ VPB tăng nhẹ, CTG đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm, song mức giảm không nhiều. VPB tăng 0,5% lên 66.400 đồng.

ROS tiếp tục có phiên giảm mạnh thứ 4 liên tiếp về 100.000 đồng (-6,7%), thậm chí mã này chỉ thoát mức giá sàn trong thời điểm cuối phiên.

Nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế khi các mã như FLC, HAG, HNG, SCR, KBC, ITA, VHG, HAI, DLG, QCG... đồng loạt giảm điểm.

TTF và KSH cùng giảm sàn về tương ứng 5.580 đồng và 2.040 đồng, với KSH là phiên thứ 2 liên tiếp, thanh khoản không cao.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,61 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 61,58 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 388.660 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 3,26 tỷ đồng. 

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 254.634 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 13,2 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/4: VN-Index tăng 5,91 điểm (+0,51%), lên 1.173,02 điểm; HNX-Index tăng 1,89 điểm (+1,41%), lên 135,63 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,31%), xuông 59,67 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau 2 phiên tăng điểm trước đó, chủ yếu nhờ vào sự dịu bớt lo ngại về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì Phố Wall đã suy yếu trong phiên 11/4.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo Nga về hành động quân sự sắp diễn ra tại Syria, tuyên bố tên lửa “sẽ tới” Syria.

Căng thẳng gia tăng đã đẩy giá dầu nhảy vọt, qua đó nhấc bổng nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 1%. Tuy nhiên, tâm lý né tránh rủi ro đã gây áp lực lên lợi suất trái phiếu Chính phủ, kéo lĩnh vực tài chính lùi 1,3%.

Các chỉ số chính trên Phố Wall thậm chí còn suy yếu hơn sau khi biên bản họp của Fed cho thấy một số thành viên của Fed lo ngại rằng lạm phát gia tăng có thể đòi hỏi nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn dự kiến.

Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng chứng khoán. Trong đó các ngân hàng JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo sẽ công bố báo cáo lợi nhuận quý O vào ngày thứ Sáu.

Các nhà phân tích dự báo lợi nhuận quý I của các công ty thuộc S&P 500 sẽ tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 7 năm.

Kết thúc phiên 11/4, chỉ số Dow Jones giảm 218,55 điểm (-0,90%), xuống 24.189,45  điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,68 điểm (-0,55%), xuống 2.642,19 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 25,28 điểm (-0,36%), xuống 7.069,03 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ do lo ngại về khả năng tiến hành chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Syria.

Đóng cửa, Nikkei 255 giảm 0,1% xuống 21.660,28 điểm. Topix giảm 0,4% xuống 1.718,52 điểm.  

Các nhà đầu tư đa số tỏ ra thận trọng khi căng thẳng tăng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Nga về hành động quân sự sắp xảy ra tại Syria.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu lĩnh vực bán lẻ trái chiều sau khi các công ty lớn đưa báo cáo lợi nhuận ra thị trường.

Theo đó, Lawson Inc đã giảm 4,9% sau khi dự báo mức lợi nhuận sẽ giảm 8,8% tính đến tháng 2/2019 khi tiếp tục dùng tiền để đầu tư vào các doanh nghiệp mới.

Mặt khác, Aeon đã tăng hơn 4% sau khi công bố lợi nhuận hoạt động kỷ lục hàng năm và dự đoán sẽ còn tăng.

Ryohin Keikaku đã tăng hơn 5% ty hy vọng lợi nhuận ròng sẽ tăng 10,6% khi kết thúc năm tài chính vào cuối tháng 2/2019.

Những nhóm cổ phiếu tăng điểm khác bao gồm cổ phiếu ngành khai thác mỏ, do giá dầu thô lên cao nhất kể từ cuối năm 2014, với Japan Petroleum Exploration Co tăng 3% và Japan Drilling Co tăng 5,2%

Ngược lại, cổ phiếu các hãng hàng không đã giảm do lo ngại về phí nhiên liệu tăng cao với Japan Airlines mất 1,2% và ANA Holdings giảm 0,7%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ bởi nhóm cổ phiếu tài chính và vận tải suy yếu do các nhà đầu tư đang lo ngại về hành động quân sự của Mỹ có thể xảy ra chống lại Syria. 

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 3.180,16 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1% xuống 3.898,64 điểm.

Nhóm ngành chính đều giảm với cả các công ty chứng khoán và ngân hàng, cùng nhóm vận tải giảm 1,5%. 

Cổ phiếu liên quan đến vàng tăng điểm khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn, với Sơn Đông Humon Smelting, tăng 9,8% sau khi tăng 10% trong phiên giao dịch trước đó.

Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là Datang Telecom Technology Co Ltd, tăng 10,05%, Sunny Loan Top Co Ltd, tăng 10,04% và Tân Cương Youhao Group Co Ltd tăng 10,04%.

Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất có Trịnh Châu Coal Industry & Electric Power Co Ltd, giảm 8,43%, nông nghiệp Tân Cương Sayram, mất 6,85% và Henan Dayou Energy Co Ltd giảm 6,06%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm nhẹ do sự thận trọng xảy ra giữa lúc căng thẳng chính trị liên quan đến Syria tăng cao. 

Đóng cửa, Hang Seng-Indsex giảm 0,2% xuống 30.831,28 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index  giảm 0,3% xuống còn 12.288,86 điểm.

Ngoài yếu tố chính trị tại Syria, thị trường còn tỏ ra lo ngại không kém với áp lực gia tăng từ sự tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cuộc đàm phán thương mại vào thứ năm tới với Hoa Kỳ sẽ khó đạt được kết quả, vì cho rằng Washington không chân thành, và tuyên bố sẽ trả đũa nếu Tổng thống Donald Trump có những hành động khiến leo thang cuộc xung đột thương mại hiện nay.

Cổ phiếu tăng điểm nhiều nhất hôm nay là CNOOC Ltd, tăng 3,66%, trong khi giảm điểm nhiều nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd, giảm 2,88%. 

Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất là  CNOOC Ltd, tăng 3,66%, PetroChina Co Ltd, tăng 2,71% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd tăng 2,03%.

Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất có Air China Ltd, giảm 4,34%, New China Life Insurance Co Ltd giảm 2,2% và Tencent Holdings giảm 2%. 

Kết thúc phiên 12/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 28,82 điểm (-0,12%), xuống 21.660,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 66,43 điểm (-0,22%), xuống 30.831,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 27,92 điểm (-0,87%), xuống 3.180,16 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.825 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 70.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,84 - 37,06 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.477 đồng/USD, không đổi so ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.755 - 22.825 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khá

"Sứ mệnh của FinTech start up sinh ra là để chết", đây không phải là câu nói đùa!

Với nền tảng vững chắc và mức độ tiếp nhân FinTech cao, ASEAN được vı́ như cỗ máy tăng trưởng kinh tế đã và đang thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới..>> Chi tiết

Nhiều công ty chứng khoán lãi lớn

Thị trường chứng khoán tăng điểm và thanh khoản ở mức cao là yếu tố chính giúp nhiều công ty chứng khoán ước tính lãi lớn trong quý I/2018..>> Chi tiết

Cổ đông lớn muốn bước nhanh vào HĐQT, được không?

Chi gần 5 tỷ USD để sở hữu 343.642.587 cổ phiếu SAB vào tháng 12/2017, chiếm 53,59% vốn tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Vietnam Beverage muốn bước chân vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco thật sớm..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán muốn “thêm đất” phát triển

Trong bối cảnh “chiếc áo” pháp lý đối với hoạt động của khối công ty chứng khoán đang trở nên chật chội, việc sửa Luật Chứng khoán lần này nên theo hướng nào để khắc phục tình trạng trên, cũng như mở “thêm đất” phát triển cho các doanh nghiệp?..>> Chi tiết

Các “đại gia” bán lẻ thực phẩm đua tốc độ

Đang có một cuộc đua mới trên thị trường bán lẻ thực phẩm, mà ở đó các ông lớn như Vinmart, Co.op Food, Bách hóa xanh... đang đẩy nhanh tốc độ mở rộng điểm bán, nhằm gia tăng thị phần..>> Chi tiết

WB: Tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn mạnh, nhưng cần quan tâm đến rủi ro

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương dự kiến vẫn mạnh, đạt mức 6,3% trong năm 2018, những rủi ro mới nổi liên quan tới ổn định và tăng trưởng bền vững đòi hỏi các quốc gia phải hết sức lưu tâm..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục