Trong hiên sáng, dư âm từ phiên bán tháo trước đó khiến VN-Index tiếp tục giảm mạnh, rơi thẳng về mốc 1.150 điểm.
Sau đó, với sự trở lại của một số mã lớn, nhất là VIC và VRE, giúp VN-Index hãm đà rơi, thậm chí có lúc đã vượt qua tham chiếu trước khi đóng cửa giảm nhẹ.
Trong phiên giao dịch chiều, sau khi giằng co quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên, VN-Index đã bất ngờ lấy lại đà tăng trong nửa cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Tuy nhiên, do sức cầu cũng hạn chế nên thanh khoản sụt giảm mạnh.
Cụ thể, đóng cửa, với 157 mã tăng và 131 mã giảm, VN-Index tăng 5,91 điểm (+0,51%) lên 1.173,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 180 triệu đơn vị, giá trị 5.956,65 tỷ đồng, cùng giảm hơn 36% về khối lượng và giá trị so với phiên 11/4.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 11 triệu đơn vị, giá trị gần 739 tỷ đồng. Đáng chú ý có các thỏa thuận của 0,88 triệu cổ phiếu VJC ở mức giá trần 227.900 đồng, giá trị gần 201 tỷ đồng; 0,79 triệu cổ phiếu VIC, giá trị gần 101 tỷ đồng; 0,79 triệu cổ phiếu VIC, giá trị gần 101 tỷ đồng; 1,069 triệu cổ phiếu NVL, giá trị hơn 79 tỷ đồng và 1,72 triệu cổ phiếu HDB, giá trị gần 85 tỷ đồng.
Về các nhóm cổ phiếu, với việc giá dầu thô tăng mạnh do cuộc khủng hoảng Syria, nhóm cổ phiếu dầu khí đã có phiên khởi sắc. Các mã lớn như GAS, PLX, DPM, NT2 đều tăng tốt, đặc biệt PVD còn tăng trần lên 19.950 đồng (+7%).
Ngoài ra, nhiều mã lớn khác như MSN, VIC, VRE, HPG, NVL, MWG, BMP... cũng đều tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Đáng chú ý, MSN và MWG đều bật tăng mạnh để lấy lại mức giá 10 chấm đã mất phiên trước đó.
MSN tăng 4,1% lên 102.000 đồng. MWG tăng 3,7% lên 103.500 đồng. VIC tăng 0,8% lên 127.000 đồng. VRE tăng 1,6% lên 51.800 đồng. HPG tăng 2% lên 61.700 đồng...
Ngược lại, nhóm ngân hàng vẫn yếu. Ngoại trừ VPB tăng nhẹ, CTG đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm, song mức giảm không nhiều. VPB tăng 0,5% lên 66.400 đồng.
Về thanh khoản của các mã lớn, STB khớp 10,1 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Tiếp đó là MBB với 7,9 triệu, CTG và SSI đều hơn 6,15 triệu. Các mã HPG, VIC, VCB, VPB, BID, NVL, HSG, FPT, GMD, SBT khớp từ 1-4 triệu đơn vị.
ROS tiếp tục có phiên giảm mạnh thứ 4 liên tiếp về 100.000 đồng (-6,7%), thậm chí mã này chỉ thoát mức giá sàn trong thời điểm cuối phiên. ROS khớp 1,25 triệu đơn vị.
Về phía các cổ phiếu thị trường, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế khi các mã như FLC, HAG, HNG, SCR, KBC, ITA, VHG, HAI, DLG, QCG... đồng loạt giảm điểm. Trong đó, thanh khoản cao từ 4-8 triệu đơn vị chỉ có vài mã là HAG, FLC, SCR và KBC.
TTF và KSH cùng giảm sàn về tương ứng 5.580 đồng và 2.040 đồng, với KSH là phiên thứ 2 liên tiếp, thanh khoản không cao.
Trên sàn HNX, diễn biến giằng co không quá mạnh như trên HOSE, thậm chí sàn này còn bứt phá ngoạn mục trong phiên chiều với mức tăng hơn 1,4%. Tuy nhiên, thanh khoản cũng giảm mạnh so với phiên trước đó.
Đóng cửa, với 86 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index tăng 1,89 điểm (+1,41%) lên 135,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,35 triệu đơn vị, giá trị 883,05 tỷ đồng, giảm 30,8% về khối lượng và 36,2% về giá trị so với 11/4. Giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn với 2,77 triệu đơn vị, giá trị 29,65 tỷ đồng.
Tương tự như HOSE, nhóm cổ phiếu trên HNX cũng đồng loạt tăng điểm. Trong đó, PVS bứt phá với mức tăng 7,2% lên 22.400 đồng.
Nhiều mã lớn khác cũng tăng tốt để hỗ trợ chỉ số. ACB tăng 2,3% lên 49.900 đồng, VCS tăng 1,2% lên 121.500 đồng, VCG tăng 1,4% lên 21.800 đồng... Sắc xanh cũng phủ lên các mã chứng khoán như SHS, MBS, APS...
SHB khớp 13,78 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, song kết phiên đứng giá tham chiếu. PVS khớp 7,14 triệu đơn vị, đứng thứ 2. ACB khớp 3,6 triệu đơn vị, xếp thứ 3.
Các mã DST, DPS, SDG tăng trần, trong đó DST khớp hơn 3 triệu đơn vị mà vẫn còn dư mua giá trần (3.300 đồng) và ATC khá lớn.
Ngược lại HVA và SJC giảm sàn về tương ứng 3.000 đồng và 9.500 đồng. Với HVA, đây đã phiên thứ 7 liên tục không tăng điểm. Chuỗi không tăng của SJC là con số 8, trong đó 2 phiên giảm sàn.
Trên sàn UPCoM, sàn này chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa. Đà giảm chỉ được thu hẹp hơn trong những thời điểm cuối phiên, thanh khoản giảm mạnh.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,31%) về 59,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14,39 triệu đơn vị, giá trị 302,75 tỷ đồng, giảm 45,18% về khối lượng và 36,93% về giá trị so với phiên 11/4.
Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,856 triệu đơn vị, giá trị hơn 161 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 6,07 triệu cổ phiếu KLB ở mức giá trần 12.100 đồng, giá trị 73,4 tỷ đồng; hơn 1 triệu cổ phiếu TBD, giá trị gần 56 tỷ đồng; 1 triệu cổ phiếu OIL, giá trị 16,6 tỷ đồng và 1,2 triệu cổ phiếu DDV, giá trị 7,09 tỷ đồng.
Trong số 10 mã thanh khoản cao nhất sàn này, chỉ có 2 mã tăng điểm là TBD và DVN, trong đó TBD tăng trần lên 67.900 đồng (14,9%) qua đó ngắt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. TBD khớp 1,178 triệu đơn vị, đứng thứ 3 sàn UPCoM.
Hai mã dẫn đầu thanh khoản là LPB và BSR với lượng khớp lần lượt là 5,82 triệu và 1,28 triệu đơn vị, nhưng đều giảm điểm. LPB giảm 2,3% về 16.900 đồng. BSR giảm 1,7% về 23.100 đồng.