VN-Index hồi nhẹ
Trong phiên sáng, áp lực bán xuất hiện trên diện rộng và tập trung tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi sức cầu tại nhóm cổ phiếu lớn hạn chế khiến VN-Index nhanh chóng giảm điểm.
Mặc dù cũng đã nỗ lực để hồi phục, nhưng do thiếu sự hỗ trợ của dòng tiền, nên chỉ số bị đẩy lui trở lại.
Trong phiên chiều, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian giao dịch khi áp lực chốt lời được duy trì. Trong đợt khớp lệnh ATC, dòng tiền dồn mạnh vào nhóm bluechips, giúp nhiều mã hồi phục, kéo VN-Index tăng điểm trở lại.
Đóng góp tích cực nhất vào đà tăng của VN-Index phải kể VCB tăng 2,5% lên 56.700 đồng, VIC tăng 1,5% lên 106.000 đồng, VNM tăng 1% lên 171.500 đồng.
Cùng với đó là VJC (+0,7%), CTG (+0,9%), BID (+2,1%), MBB (+2,3%), HPG (+2,8%), SSI (+4,5%), NVL (+4,2%)...
Tâm điểm vẫn là diễn biến của cặp đôi HAG-HNG. Phiên hôm nay, 2 mã này cùng bị chốt lời mạnh và đều giảm sàn. Từ phiên 23/7 đến trước phiên hôm nay, HAG có 3 phiên tăng liên tiếp, trong đó 2 phiên tăng trần, còn HNG cũng tăng mạnh 2 phiên.
FLC cũng là cái tên gây chú ý khi có thanh khoản mạnh, khớp lệnh 24,9 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE, giảm 3,8% về 5.750 đồng.
Ngoài các mã trên, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu thanh khoản khá, trong đó các mã CII, GTN, FTM giảm sàn. YEG sau phiên trần trước đó, cũng đã giảm sàn ở phiên này về 233.900 đồng (-7%).
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,41 triệu đơn vị, nhưng giá trị là mua ròng 35,99 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 245.691 đơn vị, giá trị mua ròng 4,2 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 27.416 đơn vị, nhưng giá trị là mua ròng 10,99 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 26/7: VN-Index tăng 2,58 điểm (+0,28%), lên 930,16 điểm; HNX-Index tăng 1 điểm (+0,96%), lên 104,58 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,2%), xuống 49,83 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.330 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Đang giao dịch lình xình trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch hôm thứ Tư, phố Wall đã tăng vọt trong ít phút cuối phiên khi thông tin Mỹ và EU có được những nhượng bộ để giảm bớt căng thẳng thương mại.
Cụ thể, sau cuộc gặp với Chủ tịch EU Jean-Claude Juncker, Tổng thống Mỹ Trump cho biết, Mỹ và EUđã đồng ý làm việc để loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và tăng xuất khẩu khí đốt hoá lỏng và đậu tương của Mỹ sang châu Âu.
Thông tin trên kéo S&P 500 lên mức cao nhất kể từ ngày 29/1, Nasdaq lên mức cao kỷ lục mới. Tuy nhiên, sau giờ giao dịch, cổ phiếu Facebook đã giảm đến 23% sau khi cảnh báo về việc tăng trưởng chậm và chi phí leo thang.
Đà lao dốc của cổ phiếu Facebook cũng kéo các cổ phiếu công nghệ Amazon và Alphabet giảm theo, khiến chỉ số Nasdaq tương lai giảm tới 0,85%, báo hiệu thị trường sẽ sụt giảm khi bước vào phiên giao dịch thứ Năm.
Kết thúc phiên 25/7, chỉ số Dow Jones tăng 172,16 điểm (+0,68%), lên 25.414,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,67 điểm (+0,91%), lên 2.846,07 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 91,47 điểm (+1,17%), lên 7.932,24 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, nhưng nhìn chung tâm lý giới đầu tư vẫn lạc quan nhờ lợi nhuận của các công ty khả quan trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang bắt đầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,12% xuống 22.586,87 điểm. Topix tăng 0,7% lên 1.765,78 điểm, với hơn 1.700 trong số 2.100 niêm yết cổ phiếu niêm yết tăng điểm.
Advantest tăng 6,28% sau khi thông báo lợi nhuận quý I năm tài chính 2017 (từ tháng 4 đến hết tháng 6) gấp 7 lần so với quý trước đó. Shin-etsu tăng 1,57% với lợi nhuận hoạt động tăng 28,7% trong quý I vừa qua.
Tâm lý thị trường lạc quan bởi những tín hiệu tích cực để giải quyết vấn đề thương mại từ cuộc gặp của ông Donald Trump với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Tuy nhiên, ngành bán lẻ nhanh lại đang là mảng xám với Fast Retailing tiếp tục mất 1,82%, kéo dài chuỗi mất điểm lên 8,3% trong tuần này.
2 gã khổng lồ khác là Softbank giảm 3,3% và Fanuc 3,65% là nhân tố chính khiến chỉ số Nikkei 255 mất điểm, bất chấp 30 trên 33 chỉ số phụ theo dõi các ngành tăng.
Nhà sản xuất dược phẩm Eisai bất ngờ giảm 10,09%, sau khi trình dữ liệu chi tiết về loại thuốc mới chữ bệnh Alzheimer.
Chứng khoán Trung Quốc đi xuống do tâm lý giới đầu tư thận trọng trở lại với tuyên bố mới của ông Trump về thương mại.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,7% xuống 2.882,23 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,2% xuống 3.536,25 điểm.
Ông Donald Trump hôm thứ Tư đã cáo buộc Trung Quốc nhắm vào nông dân Mỹ theo cách "xấu xa" và sử dụng họ như đòn bẩy để được nhượng bộ thương mại, sau khi Mỹ công bố gói viện trợ nông nghiệp trị giá 12 tỷ USD.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất phiên hôm nay Lotus Health Group Co tăng 10,24%; Tianjin Songjiang Co Ltd tăng 10,18% và Heilongjiang Interchina Water Treatment Co Ltd tăng 10,1%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Shanghai Tianyong Engineering Co Ltd giảm 9,99%; Great-Sun Foods Co Ltd giảm 9,93% và Jiangsu New Energy Development Ltd giảm 9,19%.
Kể từ đầu năm, chỉ số Shanghai Composite giảm 12,8%, CSI300 giảm 12,3% trong khi chỉ số H niêm yết tại Hồng Kông giảm 6,1%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng mất điểm nhẹ khi vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng căng thẳng đã khiến giới đầu tư thận trọng sau chuỗi 4 phiên liên tiếp tăng trước đó.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5% xuống 28.781,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterpries cũng mất 0,5% xuống 11.021,35 điểm.
Triển vọng tăng trưởng yếu đi đã thúc đẩy việc nới lỏng chính sách tài khóa ở Trung Quốc sau khi các nhà chức trách tìm cách giảm tốc độ suy thoái.
Động thái mới nhất gần đây là Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thông báo cho một số ngân hàng trong nước rằng có thể sẽ giảm bớt một yêu cầu về vốn để hỗ trợ cho vay.
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất phiên hôm nay là China Gas Holdings Ltd tăng 1,61%; Sinopharm Group Co Ltd tăng 1,53% và Guangdong Investment Ltd tăng 1,2%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 3,84%; Huatai Securities Co Ltd giảm 2,8% và Great Wall Motor Co Ltd giảm 2,5%.
Kết thúc phiên 26/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 27,38 điểm (-0,12%), xuống 22.586,87 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 139,76 điểm (-0,48%), xuống 28.787,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,42 điểm (-0,74%), xuống 2.882,23 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm khá mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.235 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,70 - 36,90 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.649 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.235 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hồ hởi báo lãi, ngân hàng vẫn lo trích lập dự phòng
Các ngân hàng đua nhau báo lợi nhuận ở mức cao trong 6 tháng đầu năm, nhưng việc trích dự phòng rủi ro nợ xấu cũng là vấn đề không thể xem nhẹ..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt Nam: Đừng để nhà đầu tư giá trị quay đi
Một thị trường mà thông tin không minh bạch thì sản phẩm chứng khoán sẽ dễ bị làm giá, đầu cơ, bởi vì chính môi trường đầu tư đã đẩy những nhà đầu tư giá trị đi và thu hút những người lướt sóng trên tin đồn đến..>> Chi tiết
- Cận cảnh các doanh nghiệp chây ì minh bạch trên UPCOM
Từ ngày 24/7 đến 26/7, 13 cổ phiếu trên UPCoM bị tạm dừng giao dịch với lý do vi phạm quy định về thời hạn tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc công bố thông tin về đại hội. Đây cũng là những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh bết bát..>> Chi tiết
- Chu kỳ tài chính và thị trường chứng khoán
Lạm phát toàn cầu có dấu hiệu tăng tốc, các trung tâm quyền lực tài chính Mỹ, châu Âu bắt đầu tăng dần tăng lãi suất, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể tác động khó lường và tiêu cực đến các vấn đề mang tính chu kỳ tài chính nội địa của Việt Nam..>> Chi tiết
- Thị trường tiêu thụ khả quan, nhiều doanh nghiệp xi măng báo lãi
Thị trường tiêu thụ thuận lợi cả trong nước lẫn xuất khẩu đã tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xi măng..>> Chi tiết
- Kinh doanh không đạt kỳ vọng, cổ phiếu Facebook giảm sốc 20%
Tài sản của Mark Zuckerberg chỉ còn chưa tới 70 tỷ USD, sau khi cổ phiếu mất gần 20% giá trị trong phiên giao dịch 25/7, do ảnh hưởng từ báo cáo kết quả kinh doanh đáng thất vọng..>> Chi tiết