Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán vẫn chưa cho dấu hiệu mua an toàn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index hồi lên gần 1.220 điểm; Lựa chọn khó khăn của chính sách tiền tệ; “Cân đong” cơ hội - rủi ro trên thị trường chứng khoán; Đặt cược vào cổ phiếu “gạo, thịt”; Kiểm tra 9 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, 8 doanh nghiệp vi phạm; Các quỹ toàn cầu tháo chạy khỏi các cổ phiếu châu Á... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán vẫn chưa cho dấu hiệu mua an toàn

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 20/9 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,85 – 66,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 1 USD lên mức 1.676,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về gần 1.667 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 109,88 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.301 đồng/USD, tăng 6 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.530 – 23.810 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua nhích nhẹ lên 19.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt nhẹ về gần 19.300 USD/BTC.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,05 USD (+0,06%), lên 85,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,29 USD (+0,32%), lên 92,29 USD/thùng.

VN-Index hồi phục gần 14 điểm

Sau phiên sáng ảm đạm, thị trường đã lùi bước trong phiên chiều và khi ngay khi VN-Index chớm thủng 1.200 điểm, lực mua bắt đáy xuất hiện đã kéo thị trường hồi phục và tăng gần 14 điểm lên gần 1.220 điểm khi đóng cửa.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhóm công ty chứng khoán khởi sắc với VDS +5,7%, VND +5,3%, SSI +4%, APG +3,7%, BSI +3,4%, CTS +3,3%, VIX +3,1%, HCM +2,4%, FTS, VCI, AGR, TVB nhích trên dưới 2%.

Trong đó, VND vươn lên dẫn đầu thanh khoản toàn sàn HOSE với hơn 16,3 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 18,71 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 575,43 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/9: VN-Index tăng 13,50 điểm (+1,12%), lên 1.218,93 điểm; HNX-Index tăng 2,65 điểm (+1,00%), lên 266,91 điểm; UpCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,20%), lên 88,51 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của Phố Wall nhích lên trong phiên ngày thứ Hai (19/9), khi các nhà đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách sắp diễn ra của Fed trong hai ngày tới.

Dù vậy, phản ánh sự thận trọng đối với các cược mới trước cuộc họp của Fed, chỉ có khoảng 958 triệu cổ phiếu được giao dịch, đứng thứ 6 trong số những ngày giao dịch thưa thớt nhất kể từ đầu năm.

Kết thúc phiên 19/9, chỉ số Dow Jones tăng 197,26 điểm (+0,64%), lên 31.019,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 26,56 điểm (+0,69%), lên 3.899,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 86,62 điểm (+0,76%), lên 11.535,02 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư thận trọng quan sát cuộc họp của Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,44% lên 27.688,42 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,45% lên 1.947,27 điểm.

Hideyuki Suzuki của SBI Securities cho biết: “Rất nhiều nhà đầu tư muốn xem kết quả cuộc họp của FOMC, vì vậy họ có thể sẽ áp dụng trạng thái đứng ngoài, chờ đợi trong ngày hôm nay và ngày mai”.

Tại Nhật Bản, mặc dù chỉ số lạm phát tiêu dùng lõi mới nhất là 2,8%, thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhưng đánh dấu tháng thứ năm liên tiếp vượt mục tiêu 2% của BOJ, ảnh hưởng lớn bởi sự trượt giá mạnh mẽ của đồng yên.

Phiên này, cổ phiếu các công ty hoạt động công nghệ Tokyo Electron và SoftBank Group đã đóng góp lớn cho Nikkei 225.

Trong khi đó, nhà sản xuất vật liệu Unitika Ltd có mức tăng tốt nhất trên chỉ số Nikkei 225, tăng 7,33%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi phục nhẹ, chấm dứt chuỗi bốn phiên giảm liên tiếp,

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,22% lên 3.122,41 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,12% lên 3.932,84 điểm.

Phiên này, tích cực nhất là cổ phiếu năng lượng mới và kim loại màu tăng hơn 3% mỗi nhóm. Theo đó, Tianqi Lithium Corp tăng gần 9%, Chengxin Lithium Group tăng 6,2% và hãng pin khổng lồ CATL tăng 2,1%.

Tuy nhiên, lĩnh vực năng lượng mới vẫn giảm khoảng 15% so với mức đỉnh gần đây, do kỳ vọng về việc tăng lãi suất mạnh mẽ ở nước ngoài.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi cho phép mở cửa rộng hơn với chính sách nới lỏng việc cách ly tại khách sạn để chống Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,16% lên 18.781,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,06% lên 6.405,38 điểm.

Lãnh đạo Hong Kong John Lee hôm thứ Ba cho biết chính quyền thành phố có mục tiêu sớm đưa ra thông báo nới lỏng chính sách cách ly tại khách sạn chống Covid-19.

Hỗ trợ lớn nhất thị trường là cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ, khi tăng 2,5%, với các cổ phiếu lớn như Alibaba và Meituan đều tăng hơn 3%.

Chứng khoán Hàn Quốc phục hồi nhờ nhóm cổ phiếu các nhà sản xuất pin.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 12,19 điểm, tương đương 0,52% lên 2.367,85 điểm.

Mức tăng đã được dẫn đầu bởi các nhà sản xuất pin xe điện, với LG Energy Solution, Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 1,26%, 4,28% và 1,42%.

Trong khi các cổ phiếu lớn như gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 1,06% và SK Hynix mất 2,22%. Tuy nhiên, hơn 2/3 cổ phiếu tăng giá trong số 931 mã được giao dịch.

Kết thúc phiên 20/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 120,77 điểm (+0,44%), lên 27.688,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,80 điểm (+0,22%), lên 3.122,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 215,45 điểm (+1,16%), lên 18.781,42 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 12,19 điểm (+0,52%), lên 2.367,85 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lựa chọn khó khăn của chính sách tiền tệ

Theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể chọn hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá, mà không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ..>> Chi tiết

- “Cân đong” cơ hội - rủi ro trên thị trường chứng khoán

Xét về mặt kỹ thuật, thị trường vẫn chưa cho dấu hiệu mua an toàn suốt hơn 1 tháng qua..>> Chi tiết

- Đặt cược vào cổ phiếu “gạo, thịt”

Nhờ tác động từ các chính sách vĩ mô quốc tế, nhóm cổ phiếu lương thực, thực phẩm đã có sắc xanh trong tuần giao dịch đầy sóng gió vừa qua và dự báo sẽ còn diễn biến tích cực..>> Chi tiết

- Kiểm tra 9 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, 8 doanh nghiệp vi phạm

Đây là thông tin được ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ tại buổi họp báo của Bộ Tài chính chiều 19/9..>> Chi tiết

- Rủi ro từ Fed đang thúc đẩy các quỹ toàn cầu tháo chạy khỏi các cổ phiếu châu Á một lần nữa

Một đợt tăng lãi suất khổng lồ khác của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này có thể đẩy nhanh “cuộc di cư” của các quỹ toàn cầu khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi châu Á vốn đang quay cuồng vì tác động của đồng đô la mạnh hơn..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục