VN-Index thủng mốc 1.000 điểm
Sau phiên sáng lao dốc thủng mốc 1.000 điểm với hầu hết nhóm ngành cùng nhiều bluechip tiếp nối đà giảm như VIC cùng nhóm VCB, BID, CTG và 25 mã đỏ trong VN30.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán tháo dồn mạnh hơn và diễn ra trên diện rộng, với đà giảm được nới rộng của nhiều cổ phiếu lớn và bluechip. Lực cầu bắt đáy nhẹ xuất hiện trước khi bước vào đợt khớp ATC, đã kéo chỉ số leo lên 985 điểm.
Tuy nhiên, trong đợt khớp ATC, lực mua đã đuối dần và không có bất ngờ nào xảy ra, chỉ số chỉ đi ngang và chốt ở mất gần 30 điểm
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chỉ có VHM tăng trần, nhưng khối lượng khớp lệnh vẫn dừng lại ở con số 20 đơn vị.
Còn lại đều nới rộng đà giảm mạnh nhưVIC giảm sàn -7% xuống 106.400 đồng; VNM -2,4% xuống 162.000 đồng; GAS -2,4% xuống 105.900 đồng; SAB -1,2% xuống 247.900 đồng; MSN giảm4,5% xuống 85.000 đồng; VRE giảm 3,6% xuống 43.000 đồng.
Nhóm 3 cổ phiếu ngân hàng lớn thì BID giảm sàn 7% xuống 29.300 đồng; VCB giảm 4,1% xuống 53.400 đồng; CTG giảm 5,9% xuống 27.100 đồng.
Các mã ngân hàng khác cũng bị đẩy lùi xuống như MBB giảm 2,7% xuống 28.800 đồng; STB giảm 4,8% xuống 12.000 đồng; VPB giảm 4,3% xuống 45.000 đồng; HDB giảm 5,1% xuống 39.000 đồng; TPB giảm 0,8% xuống 29.300 đồng; IEB giảm 1,7% xuống 14.500 đồng.
Nhóm cổ phiếu các công ty chứng khoán cũng bị bán ồ ạt, khi SSI -6,1% xuống 30.050 đồng; HCM mất 6,1% xuống 61.100 đồng; VND giảm sàn -7% xuống 20.000 đồng, chịu chung ‘số phận’ như VND còn có CTS, VDS, AGR.
Chỉ số VN30-Index mất hơn 38 điểm khi có thêm HSG và BVH gia nhập nhóm cổ phiếu giảm sàn, cùng nhiều mã khác giảm mạnh như HPG -5,1%; REE -5%; NT2 -4,3%; ROS -4,1%; VJC -3,9%; NVL -3%...
Mã tăng điểm duy nhất là BMP +2,3% lên 58.900 đồng, và CTD đứng tham chiếu tại 144.600 đồng.
Đà bán tháo không chỉ diễn ra mạnh ở nhóm bluechip mà còn lan sang nhiều mã nhỏ và vừa khác như DXG, LDG, C32 khiến các mã này đóng cửa tại mức giá sàn.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 9,01 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 611,98 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,05 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 26,43 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 678.172 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 3,08 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/5: VN-Index giảm 29,07 điểm (-2,86%), xuống 985,91 điểm; HNX-Index giảm 2,94 điểm (-2,46%), xuống 116,72 điểm; UpCoM-Index giảm 1,05 điểm (-1,9%), xuống 53,73 điểm.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong cuộc đàm phán thương mại lần 2 vừa diễn ra tại Washington (Mỹ), Mỹ - Trung đã đồng ý một thỏa thuận để ngăn chặn cuộc chiến thương mại.
Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin hôm Chủ nhật cho biết, hai nước đã đưa ra triển vọng về một cuộc chiến thương mại "tạm dừng" và đồng ý tổ chức nhiều cuộc đàm phán để đẩy mạnh xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.
Theo ông Mnuchin, đã đồng ý giảm các mối đe dọa thuế quan của mình và Trung Quốc hôm thứ Hai đã ca ngợi những kết quả của cuộc đàm phán.
Thông tin trên, cùng với việc giá dầu thô tăng mạnh đã đem lại niềm hứng khởi cho giới đầu tư phố Wall trong phiên giao địch dầu tuần mới sau phiên thận trọng cuối tuần trước.
Trong phiên này, Dow Jones lên mức cao nhất 2 tháng, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng hồi mạnh trong phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên 21/5, chỉ số Dow Jones tăng 298,20 điểm (+1,21%), lên 25.013,29 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 20,04 điểm (+0,74%), lên 2.733,01 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 39,70 điểm (+0,54%), lên 7.394,04 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh giảm, với các cổ phiếu tài chính bị chốt lời khi lãi suất Trái phiếu Mỹ đã hạ nhiệt.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,2% xuống 22.960,34 điểm. Topix giảm 0,2% xuống 1.809,57 điểm.
Thanh khoản tiếp tục suy giame khi chỉ có 1,28 tỷ cổ phiếu được trao tay, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4.
Chỉ số theo dõi nhóm các công ty bảo hiểm của Nhật Bản đã giảm 4% trong tuần này, do lãi suất Trái phiếu của Mỹ đã giảm từ mức cao gần 7 năm, với T & D Holdings giảm 2,7% và Bảo hiểm MS & AD giảm 2,8%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm 0,3%, với MUFG giảm 0,2%.
Nhóm cổ phiếu phòng thủ, bền cững cao như thực phẩm giảm 0,4%, bán lẻ giảm 0,6%.
Chứng khoán Trung Quốc kịp vươn lên trên tham chiếu đôi chút khi đóng cửa, trong bối cảnh có dấu hiệu căng thẳng thương mại với Mỹ hạ nhiệt, khi Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với ZTE Corp.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng nhẹ lên 3.214,35 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,4% xuống 3.906,21 điểm.
Washington và Bắc Kinh đang tiến gần tới một thỏa thuận để loại bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE Corp.
Điều này đã khuyến khích nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu viễn thông khi chỉ số theo dõi nhóm này đóng cửa tăng 1%.
Các công ty chăm sóc sức khỏe dẫn đầu đà tăng, đặc biệt là các công ty tham gia vào ngành chăm sóc trẻ em và thai sản, sau khi có báo cáo rằng Trung Quốc đang xem xét loại bỏ giới hạn sinh con vào năm 2019.
Mặt khác, nhóm các công ty bất động sản đã giảm 2%, sau khi một loạt các thành phố nhỏ đã tung ra các biện pháp thắt chặt mới chống lại đầu cơ trong lĩnh vực nhà ở.
Nhóm cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Suzhou Douson Drilling & Production Equipment Co Ltd tăng 10,02%, Tây Tạng Weixinkang Medicine Co Ltd tăng 10,02% và Shanghai Aiyingshi Co Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Qian Jiang Water Resources Development Co Ltd giảm 5,63%, Shandong Tyan Home Co Ltd giảm 5,03% và Future Land Holdings Co Ltd giảm 4,78%.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Lễ Phật đản
Kết thúc phiên 22/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 42,03 điểm (-0,18%), xuống 22.960,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,51 điểm (+0,016%), lên 3.214,35 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.810 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,50 - 36,72 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.595 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.740 - 22.810 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Fintech Việt Nam có thể đạt 8 tỷ USD vào năm 2020
Dân số trẻ, sự phổ biến của smartphone, ít người có tài khoản ngân hàng... là những yếu tố sẽ đưa Fintech Việt Nam đạt quy mô 8 tỷ USD..>> Chi tiết
- Bom tấn thị trường vốn Đông Nam Á
Với tổng giá trị giao dịch đạt 1,35 tỷ USD ngay sau khi chào sàn, Bloomberg cho rằng Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán VHM), Tập đoàn Vingroup đã đạt kỷ lục Đông Nam Á về giao dịch cổ phần lần đầu tiên..>> Chi tiết
- Phía sau 32 doanh nghiệp chậm công bố báo cáo tài chính 2017 là gì?
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định cảnh cáo trên toàn thị trường đối với 32 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM do chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 (quá 30 ngày so với quy định pháp luật). Điều gì thực sự phía sau sự chậm trễ này?..>> Chi tiết
- Làm mới điều kiện kinh doanh lĩnh vực kế toán
Bộ Tài chính đề xuất đơn giản hóa, cắt giảm một số điều kiện kinh doanh áp dụng với lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nên xem xét đưa lĩnh vực này ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện..>> Chi tiết
- Tác động tăng giá kép từ xăng dầu
Đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu cùng với giá dầu thế giới đang tăng nhanh từ đầu năm tới nay có thể tạo ra tác động kép cho người dân và doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Apple rớt xuống thứ 4 trong bảng xếp hạng các công ty lớn nhất ở Mỹ
Sau khi tụt xuống hạng 3 vào năm 2016, Apple tiếp tục giảm thêm một bậc vào trong bảng xếp hạng Fortune 500 năm 2018. Những "ông lớn" công nghệ khác như Amazon, Microsoft, Alphabet,... cũng đứng ở vị trí khá thấp so với các thương hiệu thuộc lĩnh vực khác tại Mỹ..>> Chi tiết