Thị trường tài chính 24h: Nỗi sợ lấn át

(ĐTCK) VN-Index giảm mạnh xuống sát 950 điểm; Tỷ giá và bài toán cho các doanh nghiệp cuối năm; Nội lực thị trường có vững?;  Vì sao kênh đầu tư chứng khoán trở nên nhạy cảm trên phạm vi toàn cầu?; Nhà đầu tư nên tham lam hay sợ hãi?; Chứng khoán châu Á lại bị bán mạnh; Chứng khoán Mỹ đảo chiều, tín hiệu tốt cho các thị trường mới nổi...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

VN-Index lại giảm mạnh

Sau phiên lao dốc mạnh và hồi phục. Nỗi lo sợ bulltrap khiến thị trường khá ảm đạm trong phiên sáng. Áp lực bán lại dần dâng cao hơn về cuối phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Bước sang phiên chiều, áp lực bán gia tăng khiến thị trường tiếp tục nới rộng biên độ giảm. Trong đợt khớp ATC, lực cung giá thấp tiếp tục dâng cao đã nhấn chìm VN-Index.

Nhóm ngân hàng giao dịch khá tiêu cực với VCB -1,3% xuống 59.100 đồng, VPB -2,3% xuống 23.700 đồng, STB -0,8% xuống 12.950 đồng, MBB -2,3% xuống 21.300 đồng, TCB -1,7% xuống 28.200 đồng, CTG -2,6% xuống 24.750đồng, BID -3,6% xuống 32.600đồng, STB -2,4% xuống 8.100 đồng.

Tuy nhiên, dòng bank vẫn thu hút thị trường với STB dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với 7,83 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Họ dầu khí cũng nới rộng biên độ giảm với GAS -4,1% xuống 115.000 đồng, PLX -2,3% xuống 62.700 đồng, PVD -2,5% xuống 17.800 đồng, PXS -2,6% xuống 5.700 đồng…

Nhiều mã lớn khác cũng giảm khá sâu như VHM giảm 5,1% xuống 73.100 đồng; MSN giảm 3,4% xuống 78.500 đồng, VNM giảm 2,18% xuống 125.700 đồng…

Trái lại, trong nhóm VN30, ROS bất ngờ đảo chiều nhưng cũng chỉ 0,1% lên 40.000 đồng, SAB nhích nhẹ 0,2% lên 223.000 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã quen thuộc như FLC, SCR, DLG, HQC, ASM, HAG, QCG… đều đứng dưới mốc tham chiếu.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 3,55 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 70,13 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 444.635 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 11,65 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,3 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng 15,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/10: VN-Index giảm 18,44 điểm (-1,9%), xuống 951,64 điểm điểm; HNX-Index giảm 1,82 điểm (-1,66%), xuống 107,94 điểm; UpCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,65%), xuống 52,41 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau 2 phiên bị bán tháo mạnh hôm thứ Tư và thứ Năm, phố Wall đã hồi phục khá tốt trở lại trong phiên cuối tuần qua và cũng chấm dứt chỗi 6 phiên giảm liên tiếp nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ sau 1 tuần giảm giá.

Không chỉ nhóm cổ phiếu công nghệ, nhóm cổ phiếu tài chính, năng lượng cũng góp phần giúp sức cho phố Wall hồi phục trong phiên cuối tuần.

Dù hồi phục trở lại, nhưng giới phân tích cho rằng, cho đến khi Mỹ và Trung Quốc đạt được 1 thỏa thuận về thương mại, sự phục hồi của thị trường rất dễ bị tổn thương khi các nhà đầu tư lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Dù hồi phục tốt trong phiên cuối tuần, nhưng với chuỗi giảm liên tiếp trước đó, đặc biệt là 2 phiên lao dốc thứ Tư và thứ Năm, tuần qua phố Wall tiếp tục giảm điểm với mức giảm mạnh hơn nhiều tuần 2 tuần trước đó.

Cụ thể, Dow Jones giảm 4,19%, S&P 500 giảm 4,1% và Nasdaq giảm 3,74%.

Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Dow Jones tăng 287,16 điểm (+1,15%), lên 25.339,99 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 38,76 điểm (+1,42%), lên 2.767,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 167,83 điểm (+2,29%), lên 7.496,89 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản bất ngờ có phiên giảm điểm mạnh khi những thông tin không mấy tốt lành về thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,87% xuống 22.271,30 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 21/8. Topix giảm 1,6% xuống 1.675,44 điểm, mức thấp nhất trong gần bảy tháng.

“Chúng tôi chú ý đến vấn đề tiền tệ, tương tự như NAFTA mới đạt được với Mexico và Canada, và muốn các thỏa thuận thương mại trong tương lai với các nước khác lấy đó làm chuẩn, và tôi không loại bỏ Nhật Bản trong vấn đề này”, Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói, khi được hỏi liệu Mỹ có thảo luận về vấn đề tiền tệ trong đàm phán thương mại với Nhật Bản hay không.

"Bình luận của Mỹ đã khiến tâm lý thị trường đầy lo ngại", Mutsumi Kagawa, nhà chiến lược toàn cầu của Rakuten Securities cho biết.

Điều này đã khiên đồng yên tăng mạnh lên 112,07 yên/USD, qua đó, đẩy các cổ phiếu xuất khẩu, như các công ty sản xuất ô tô đi xuống với Toyota Motor Corp giảm 2,4% và Honda Motor Co giảm 2,6%.

Ông lớn SoftBank Corp giảm 7,3% do lo ngại về mối quan hệ với Saudi Arabia, nơi cung cấp nhiều nguồn tài trợ cho Quỹ SoftBank Visio, đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ thế giới bởi vụ việc một nhà báo nổi tiếng của Ảrập Xê-út bị sát hại có liên quan đến nước này.

Các nhà xuất khẩu khác cũng bị bán với với Olympus Corp giảm 1,7% và Daikin Industries giảm 2,3%.

Ono Pharmaceutical giảm 2% sau khi cho biết loại thuốc trị ung thư tiềm năng Opdivo, được phát triển với Bristol-Myers Squibb đã thất bại trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng cho bệnh ung thư phổi.

Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh khi các nhà đầu tư đang chờ đợi những động thái cụ thể hơn của chính quyền để hỗ trợ nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,49% xuống 2.568,10 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,4% xuống 3.126,45 điểm.

Sau phiên này, Shanghai Composite đã lùi xuống vùng thấp nhất kể từ năm 2014.

“Thông điệp từ ngân hàng trung ương cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rất tích cực. Tuy nhiên, thị trường đang hy vọng vào những hành động cụ thể, không phải lời nói, để hỗ trợ doanh nghiệp”, một nhà đầu tư cho biết.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Yunnan Metropolitan Real Estate Development Co Ltd, tăng 10,16%, YanTai Yuancheng Gold Co Ltd, răng 10,09% và Antong Holdings Co Ltd, tăng 10,08%>

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Pengqi Technology Development Co Ltd, giảm 10,07%, Zhejiang XinAn Chemical Industrial Group, giảm 10,03% và Kaile Science and Technology Co Ltd, giảm 10,02%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm khá mạnh, do ảnh hưởng từ đà lao dốc của thị trường đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,38% xuống 25.445,06 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,5% xuống mức 10.144,34 điểm.

“Chúng tôi nghe nói sẽ có cuộc đàm phán giữa Tập Cận Bình và Donald Trump, nhưng chúng tôi không có thông tin cập nhật từ đó. Tôi nghĩ mọi người sẽ rất cẩn thận, ít nhất là cho đến khi chúng tôi biết liệu Mỹ có chính thức tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ hay không”, một môi giới chứng khoán hàng đầu tại Hồng Kông cho biết.

Hầu hết các ngành đều giảm, trong đó, ngành CNTT giảm sâu nhất khi mất 3%.

Thất bại lớn nhất trên Hang Seng là AAC Technologies Holdings, một nhà cung cấp linh kiện cho Apple giảm 7,85%.,

Cổ phiếu tăng giá hàng đầu là Sino Biopharmaceutical Ltd, tăng 3,38%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất là Bảo hiểm P&C ZhongAn Online tăng 2,19%, Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc, tăng 1,43% và PetroChina Co Ltd, tăng 0,67%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Guangdong Investment Ltd, giảm 5,45%, China Huarong Asset Management Co Ltd, giảm 4,14% và Dongfeng Motor Group Co Ltd, giảm 3,76%.

Kết thúc phiên 15/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 423,36 điểm (-1,87%), xuống 23.271,30 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,81 điểm (-1,49%), xuống 2.568,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 356,43 điểm (-1,38%), xuống 25.445,06 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.375 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,53 - 36,69 triệu đồng/lượng,tăng thêm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.719 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.295 - 23.375 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tỷ giá và bài toán cho các doanh nghiệp cuối năm

Diễn biến từ thị trường quốc tế như chiến tranh thương mại, Fed nâng lãi suất và yếu tố cung – cầu trong nước được dự báo sẽ gây áp lực lên tỷ giá USD/VND những tháng cuối năm. Bài toán đặt ra với các doanh nghiệp là phải quản trị tốt rủi ro biến động tỷ giá..>> Chi tiết

Nội lực thị trường có vững?

Chịu tác động của đà bán tháo trên TTCK quốc tế, chứng khoán Việt Nam cũng giảm sốc trong phiên 11/10. Tuy nhiên, ngay sau đó, VN-Index đã hồi phục mạnh mẽ trở lại. Phải chăng nội lực thị trường hiện tại đang vững?..>> Chi tiết

 Vì sao kênh đầu tư chứng khoán trở nên nhạy cảm trên phạm vi toàn cầu?

Ngay trong ngày 11/10/2018, trước hiện trạng chỉ số chứng khoán trên 2 sàn đỏ lửa, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ về tình hình thị trường..>> Chi tiết

Nhà đầu tư nên tham lam hay sợ hãi?

Biến động giật cục của TTCK Việt Nam trong 2 phiên vừa qua có thể thấy, sân chơi này đang không dành cho nhà đầu tư chứng khoán “yếu tim”. Nhà đầu tư nên tham lam hay sợ hãi ở thời điểm này?..>> Chi tiết

9 tháng, tổng thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội đạt 161.456 tỷ đồng

Kho bạc Nhà nước TP. Hà Nội cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước theo dự toán qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội là 161.456 tỷ đồng, đạt 67,7% dự toán, trong đó nguồn thu nội địa 148.783 tỷ đồng, đạt 68,2% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 12.674 tỷ đồng..>> Chi tiết

Chứng khoán Mỹ đảo chiều, tín hiệu tốt cho các thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi đang sống lại cơn ác mộng năm 2015 trong thời gian vừa qua. Và theo các chuyên gia kinh tế, việc chứng khoán Mỹ vừa đột ngột đảo chiều trong tuần trước có thể là “liều thuốc” giúp các thị trường này hồi sinh..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục