Không nằm ngoài dự đoán, áp lực đã trở lại với thị trường trong phiên giao dịch hôm nay. Sắc đỏ bao trùm ngay khi mở cửa, thị trường dần suy yếu cả về điểm số và thanh khoản khi sức cầu tỏ ra quá thận trọng.
Trong phiên chiều, diễn biến thị trường thậm chí còn tiêu cực hơn. Sức ép tăng mạnh khiến VN-Index có thời điểm đã lao về mốc 760 điểm.
Thị trường giảm sâu, song vì sức cầu vẫn rất yếu nên chỉ số hồi phục hết sức khó nhọc, kết phiên với mức giảm gần 8 điểm. Thanh khoản tiếp tục suy yếu.
Ở top 10 cổ phiếu vốn hóa có tới 8 mã giảm điểm. SAB là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số khi giảm tới 4,2%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ VPB, STB kịp về tham chiếu, còn lại đều giảm. Thanh khoản của nhóm cũng suy yếu đáng kể. VPB, MBB, BID và CTG là các mã khớp nhiều nhất, song cũng chỉ từ 1-1,8 triệu đơn vị. VPB tăng 0,4%.
Tương tự, nhóm chứng khoán cũng đều giảm, cá biệt VND còn giảm sàn về 21.350 đồng/CP (-7%) sau thông tin bán ra 6 triệu cổ phiếu quỹ.
HPG, HSG, ROS, SBT, KDC, CTD là các mã tăng hiếm hoi. Thanh khoản cũng không thực cao. HPG và HSG cùng khớp trên 3 triệu đơn vị, ROS khớp 2,5 triệu và SBT khớp 1,04 triệu.
Một số mã đầu cơ đã đi ngược thị trường như ROS, FLC, HQC, ASM, VHG, GTN, BCG, LCG, NVT… QCG thậm chí tăng trần. FLC dẫn đầu thanh khoản với 16,7 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 0,4%.
Trong khi đó, HAI, HAR, EVG, TNT… giảm sàn. HAI khớp 5,17 triệu đơn vị, HAR khớp 1,17 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 3,5 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 66,77 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 2,94 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 23,28 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 54.500 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 1,93 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/8: VN-Index giảm 7,53 điểm (-0,98%), xuống 761,26 điểm; HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,26%), xuống 100,87 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,24%), xuống 54,13 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3.520 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ lình xình trong phiên giao dịch đầu tuần mới và đóng cửa gần như không thay đổi nhiều so với phiên cuối tuần trước, trong đó Dow Jones và S&P 500 hồi phục tăng nhẹ, còn Nasdaq tiếp tục giảm nhẹ trong phiên này.
Hiện giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của lãnh đạo các ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming (Mỹ) vào cuối tuần này, trong đó có Chủ tịch Fed Janet Yellen và Chủ tịch ECB Mario Draghi.
Kết thúc phiên 21/8, chỉ số Dow Jones tăng 29,24 điểm (+0,13%), lên 21.703,75 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,82 điểm (+0,12%), lên 2.428,37 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 3,40 điểm (-0,05%), xuống 6.213,13 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán của Nhật Bản giảm nhẹ, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, sự tăng điểm mạnh mẽ của các cổ phiếu liên quan đến kim loại đã giúp ổn định thị trường ổn định hơn.
Các nhà đầu tư thận trọng khi Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận quân sự kéo dài. Bắc Triều Tiên, gọi đây là một bước đi "liều lĩnh" đối với xung đột hạt nhân.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch xuống thấp trong 3 tháng, chỉ đạt 1,315 tỷ cổ phiếu, trong khi thanh khoản giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng ở mức 1,714 nghìn tỷ yên.
Isao Kubo, nhà chiến lược vốn của Nissay Asset Management, cho biết: "Các nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, tôi không nghĩ thị trường sẽ có một đợt bán tháo mạnh."
Ngành kim loại màu của Tokyo tăng 1,1% với giá đồng đã chạm đỉnh cao gần 3 năm và các kim loại công nghiệp khác như kẽm và niken cũng tăng lên.
Các nhà máy luyện kim Mitsubishi Materials Corp và DOWA Holdings Co lần lượt tăng 1,6% và 2,5%. Toho Titanium tăng 2%, Sumitomo Metal Mining tăng 4%
Với giá quặng sắt tăng vọt lên mức cao trong nhiều tháng, ngành sản xuất sắt và thép tăng 1,5%.
Nhà sản xuất hợp kim ferro chính Nippon Denko Co tăng 4,3%. Kogi Corp tăng 2,3%. Komatsu Ltd, tăng 1,1%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục được hỗ trợ bởi China Unicom và các công ty tài chính.
Chỉ số CSI300- Blue chips tăng 0,3% lên 3.752,57 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1%.
Cổ phiếu của China Union tăng tối đa 10%. Cổ phiếu này đã tăng nhanh sau tuyên bố của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc hôm Chủ nhật rằng họ sẽ xem kế hoạch cải cách sở hữu của 11,7 tỷ USD của China Unicom như là một trường hợp ngoại lệ.
China Molybdenum Co Ltd, một nhà sản xuất kim loại màu lớn, đã tăng 6,6%. Mặc dù vậy, trong tháng cổ phiếu này giảm 7,8% sau khi tăng gần 43% trong tháng 7 vừa qua. Vào ngày 28/8 tới, China Molybdenum dự kiến sẽ công bố lợi nhuận quý II.
Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của Trung Quốc Ltd dẫn đầu trong số các công ty tài chính, tăng 4,1%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, được hỗ trợ bởi lợi nhuận lạc quan tại một số nhà phát triển Trung Quốc và phố Wall tăng điểm.
Chỉ số Hang Seng tăng 0,9%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 1,9%, lên 10.954,92 điểm.
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản ở nước ngoài của Trung Quốc là một trong những người chiến thắng hàng đầu trên thị trường.
Cổ phiếu của họ đã tăng 3,73% sau khi cho biết sẽ tăng chỉ tiêu doanh thu cả năm lên 10%,và báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng 26% vào ngày hôm qua.
Cổ phiếu của Công ty Country Garden Holdings, nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc, tăng 1,67% sau khi báo cáo lợi nhuận ròng tăng gần 35% trong sáu tháng đầu năm, nhờ sự bùng nổ của bất động sản.
Các nhà phân tích cho hay Hang Seng cũng nhận được sự hỗ trợ Wall Street phục hồi với chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng nhẹ.
Kết thúc phiên 22/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 9,29 điểm (-0,05%), xuống 19.383,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 246,99 điểm (+0,91%), lên 27.401,67 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,32 điểm (+0,10%), lên 3.290,23 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm quua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,25 - 36,47 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.448 đồng/USD, giảm 2 đống so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng đối mặt rủi ro từ hệ thống văn bản nội bộ
Ngân hàng là doanh nghiệp đặc thù khi chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và phải tuân thủ cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động của ngân hàng cũng rất đa dạng, phức tạp khi liên quan đến yếu tố tiền bạc..>> Chi tiết
- Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn tạo “sóng“
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã phục hồi khá ấn tượng kể từ đầu năm 2017 do nhà đầu tư kỳ vọng vào nỗ lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ.
Cùng với việc lên sàn của VP bank, liệu nhóm cổ phiếu này có tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong thời gian tới?.>> Chi tiết
- Siết quản trị công ty: Đừng để doanh nghiệp “nhờn” quy định
Cái gì đã là quy định pháp lý, đừng bao giờ để doanh nghiệp vi phạm. Đừng để doanh nghiệp cho rằng, nếu chưa tuân thủ cũng chưa bị phạt đâu”, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chia sẻ..>> Chi tiết
- Tiếp nối ý tưởng, gọi vốn chiến lược vào Việt Nam
Năm 2017, Việt Nam phải hoàn thành cổ phần hóa 44 DNNN; năm 2018 là 64 DNNN và năm 2019 là 18 DNNN. Cùng với đó, hàng trăm DN đang cần thoái vốn Nhà nước và nhiều DN niêm yết đang cần tìm đối tác chiến lược xứng tầm..>> Chi tiết
- Ngành than, thép lạc quan cuối năm
Chỉ số kinh doanh và đầu tư của các khu vực doanh nghiệp có nhiều tín hiệu khởi sắc cùng với sự phục hồi ổn định của sản xuất công nghiệp, thương mại là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế 7 tháng năm nay..>> Chi tiết
- Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: “Thắp lửa” hành động
Chính phủ đang rất quyết liệt hành động để thực hiện đúng thông điệp là Nhà nước sẽ về ngồi đúng vị trí bằng cách phân bổ lại nguồn lực và cơ hội đầu tư chuyển sang khu vực tư nhân..>> Chi tiết
- Nga đã trả hết món nợ hơn 100 tỷ USD từ thời Liên Xô
Ngày 21/8, Bộ Tài chính Nga công bố đã hoàn tất việc thanh toán nợ cho Bosnia và Herzegovina mà Nga thừa kế từ Liên Xô..>> Chi tiết