Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chứng khoán ngóng chờ T+0

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index leo lên gần 880 điểm; Biên lãi ròng của ngân hàng thu hẹp dần; Bán khống, T+0, cuộc chơi sẽ thú vị hơn; Cẩn trọng với tín hiệu “Break out” trên sàn chứng khoán Việt; Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua chiến lược; Chứng khoán châu Á tiếp tục phân hóa;  Fed thay đổi chính sách, phố Wall sẽ tác động như thế nào...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chứng khoán ngóng chờ T+0

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 28/8 tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 300.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,80 – 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 26,1 USD xuống 1.928,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dần hồi phục và leo lên gần ngưỡng 1.960 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 27 USD lên 1.952 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,65% xuống 92,40 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.205 đồng, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,02 USD (-0,05%), xuống 43,02 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,05 USD (-0,11%), xuống 45,04 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thu hẹp đà tăng

Trong phiên sáng, sắc xanh lan rộng toàn thị trường, kéo VN-Index lên 880 điểm và đã đứng vững trên mốc này.

Lực cầu tiếp tục gia tăng trong phiên chiều giúp VN-Index nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, áp lực bán đã gia tăng sau đó đã khiến chỉ số lùi về dưới mốc 880 điểm khi đóng cửa.

Nhóm bluechip đáng kể có VNM +1,8%, BID +3,7%, CTG +1,4%, GAS +1,6%, TCB +2,1%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sự phân hóa khi nhiều mã quay đầu mất điểm như HQC, OGC, DXG, HAG, HHS, DRH…

Trong khi JVC, HAR, SJF, TTF, ELC, HID, kết phiên trong sắc tím, trong đó TTF vẫn là mã dư mua trần lớn nhất, đạt 5,68 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 44,89 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 1.240,15 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/8: VN-Index tăng 4,27 điểm (+0,49%), lên 878,98 điểm; HNX-Index tăng 1,03 điểm (+0,83%), lên 124,92 điểm; UpCoM-Index tăng 0,28 điểm (+0,47%), lên 59,33 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Hầu hết chỉ số trên Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm (27/8), sau khi Fed tiết lộ có thể giữ lãi suất thấp trong khoảng thời gian dài.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, Fed nhất trí chính sách áp mục tiêu lạm phát trung bình. Nói cách khác, Fed sẽ để lạm phát cao hơn mục tiêu 2% một chút trong một khoảng thời gian.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng được hưởng lợi rõ ràng nhất với thông tin trên với Citigroup tiến 1,7%, Cổ phiếu JPMorgan Chase, Bank of America và Wells Fargo đều tăng ít nhất 1,9%.

Trái lại, Nasdaq Composite giảm nhẹ do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ đi xuống với Facebook và Netflix lần lượt sụt 3,5% và 3,9%. Cổ phiếu Amazon, Alphabet và Apple đều giảm hơn 0,9%. Ngoại trừ, Cổ phiếu Microsoft tăng gần 2,5%.

Kết thúc phiên 26/8, chỉ số Dow Jones tăng 160,35 điểm (+0,57%), lên 28.492,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,82 điểm (+0,17%), lên 3.484,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 39,72 điểm (-0,34%), xuống 11.625,34 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm sâu sau khi có tin Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ từ chức do vấn đề sức khỏe.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,41% ở mức 22.882,65 điểm. Chỉ số này có thời điểm giảm 2,65%.

Chỉ số Topix mất 0,68% xuống 1.604,87 điểm, với thanh khoản leo lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng ở mức 2,825 nghìn tỷ yên (26,6 tỷ USD).

Takatoshi Itoshima, chiến lược gia tại Pictet Asset Management cho biết: “Chứng khoán Nhật Bản có xu hướng hoạt động tốt dưới một chính phủ lâu dài, ổn định và đó là trường hợp đặc biệt của ông Abe, do đó, nếu Thủ tướng từ nhiệm có thể dẫn đến sự chấm dứt cho chính sách Abenomics”.

Các chương trình kinh tế và sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng trung ương đã giúp hồi sinh thị trường chứng khoán Nhật Bản, với chỉ số Nikkei 225 đã từng đạt mức cao nhất trong 27 năm vào năm 2018.

Shingo Ide, Giám đốc chiến lược vốn cổ phần tại Viện nghiên cứu NLI cho biết: "Bất cứ ai kế nhiệm ông Abe sẽ rất khó để có được sự ủng hộ mạnh mẽ và những bất ổn chính trị có thể sẽ đè nặng lên thị trường".

Chứng khoán Trung Quốc tăng, do tâm lý thị trường được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế cải thiện và hàng loạt danh sách mới nới lỏng niêm yết trên thị trường Star tập trung nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Shanghai Composite đóng cửa tăng 1,6% lên 3.403,81 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,39% 4.844,26 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông đã tăng do kỳ vọng rằng các chính sách tiền tệ nới lỏng toàn cầu sẽ tiếp tục được thực thi.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,6%  lên 25.422,06 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,19% xuống 10.182,83 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhờ ảnh hưởng tích cực của phiên đêm qua trên phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,40% lên 2.353,80 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng 2,14%.

Thông tin tích cực còn đến từ việc các nhà chức trách Hàn Quốc đã dừng việc nâng cấp độ giãn cách xã hội do dịch Covid-19, và thay vào đó chỉ là mở rộng Giai đoạn 2 hiện tại.

Kết thúc phiên 28/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 326,21 điểm (-1,41%), xuống 22.882,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 53,69 điểm (+1,60%), lên 3.403,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 140,91 điểm (+0,56%), lên 25.442,06 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 9,35 điểm (+0,40%), lên 2.353,80 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Biên lãi ròng của ngân hàng thu hẹp dần

Mặt bằng lãi suất huy động trong xu hướng giảm, nên lãi suất cho vay cũng giảm theo. Vì thế, biên lãi ròng (NIM) giữa huy động và cho vay của ngân hàng giảm dần..>> Chi tiết

Bán khống, T+0, cuộc chơi sẽ thú vị hơn

Nhà đầu tư dành nhiều sự chú ý tới hai điều khoản là bán khống và giao dịch trong ngày (T+0) sau khi Bộ Tài chính công khai lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch chứng khoán vào ngày 25/8 vừa qua..>> Chi tiết

Cẩn trọng với tín hiệu “Break out” trên sàn chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua giai đoạn tăng giá mạnh kể từ đầu tháng 4 tới nay, nhưng sự tăng giá không diễn ra trên diện rộng. Chứng khoán trong nước cũng theo quy luật tương tự..>> Chi tiết

Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua chiến lược

Bỏ vốn mạnh vào các ngành sản xuất, chế biến với mục đích tiếp cận thị trường có tiềm năng lớn đang là xu hướng nổi lên khá rõ qua giao dịch của khối ngoại gần đây..>> Chi tiết

Fed thay đổi chính sách, phố Wall sẽ tác động như thế nào

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ giữ lãi suất gần 0% thậm chí lâu hơn dự kiến trước đó..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục