VN-Index lao dốc mạnh
Ảnh hưởng từ làn sóng bán tháo từ chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Á cũng đồng loạt lao dốc khi mở cửa phiên sáng nay và Việt Nam không là ngoại lệ.
Có thời điểm VN-Index mất tới hơn 6%. Nhờ cầu bắt đáy hoạt động tích cực nên đà giảm thị trường đã hạn chế phần nào.
Dù vậy, với mức giảm 4,84%, đây là phiên "đen tối" thứ 3, sau phiên ngày 24/8/2015 với mức giảm 5,28% và 5/2/2018 với mức giảm 5,1%.
sàn HOSE, số mã giảm là 300 mã, trong đó 94 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng là 30 mã.
Toàn bộ cổ phiếu trong rổ VN30 giảm điểm, trong đó có tới 10 mã giảm sàn là STB, HSG, CTG, VPB, SSI, GMD, MSN, REE, GAS và BMP. NVL là mã có mức giảm nhẹ nhất với 0,3% về 63.800 đồng.
3 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là VIC giảm 3,7% về 93.000 đồng, VHM giảm 4,5% về 76.500 đồng, VNM giảm 2,3% về 127.000 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, hầu hết các mã có thanh khoản đều giảm sàn như FLC, HAG, OGC, SCR, DIG, DXG, HBC, ASM, ITA, KBC, HHS, GTN..., trong đó FLC khớp 22,3 triệu đơn vị, HAG và OGC cùng khớp trên 9 triệu đơn vị...
Trong khi đó, những mã tăng có thanh khoản thấp. Khớp lệnh mạnh nhất là APG với 390.000 đơn vị, tăng 2,9% lên 7.200 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 3 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 267,66 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 833.015 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,23 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 983.705 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng 24,62 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/10: VN-Index giảm 48,07 điểm (-4,84%), xuống 945,89 điểm; HNX-Index giảm 6,59 điểm (-5,79%), xuống 107,17 điểm; UpCoM-Index giảm 1,78 điểm (-3,31%), xuống 52,4 điểm.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sau khi lên mức cao nhất 7 năm hồi đầu tuần, đã dần hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao đạt 3,1931% với kỳ hạn 10 năm và 3% với kỳ hạn 3 năm.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu được củng cố bởi dữ liệu kinh tế Mỹ lạc quan và kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12.
Ngoài lo ngại về việc lợi suất trái phiếu tăng, phố Wall phiên thứ Tư còn chứng kiến làn sóng bán tháo ồ ạt nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là nhóm bán dẫn khi xuất hiệu dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong lĩnh vực này sụt giảm.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng thêm phần lo sợ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang lên một tầng mức mới khi Tổng thổng Mỹ Donald Trump lặp lại lời đe dọa sẽ áp thuế tiếp với 267 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Đà bán tháo khiến phố Wall có phiên giảm mạnh xuống mức thấp nhất 3 tháng, trong đó S&P 500 có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 2.
Kết thúc phiên 10/10, chỉ số Dow Jones giảm 831,83 điểm (-3,15%), xuống 25.598,74 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 94,66 điểm (-3,29%), xuống 2.785,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giả 315,97 điểm (-4,08%), xuống 7.422,05 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, và chịu mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 3/2018 do ảnh hưởng từ việc bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 3,9% xuống 22.590,86 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 10/9. Topix giảm 3,5% xuống 1.701,86 điểm.
Tuy nhiên, Masahiro Fukuda, Giám đốc đầu tư của Fidelity Investments tại Nhật Bản cho biết: “Các công ty sẽ sớm bắt đầu báo cáo kết quả kinh doanh quý III và dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh, qua đó hỗ trợ cho thị trường phục hồi”.
Các cổ phiếu liên quan đến thị trường Trung Quốc giảm mạnh với Yaskawa Electric mất hơn 6%, sau khi dự báo lợi nhuần trong năm nay giảm 12,6% do nhu suy yếu đối với các bộ điều khiển chuyển động, ảnh hưởng từ tranh chấp thương mại Trung-Mỹ kéo dài.
Các nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp, Nabtesco Corp và Mitsubishi Electric Corp theo đó lần lượt giảm 6,8%, 6% và 5,1%.
Các nhà sản xuất thiết bị vi mạch cũng lao dốc với với Tokyo Electron trượt 3,9%, Advantest Corp giảm 4,5% và Silicon Shin-Etsu Chemical giảm 4,3%.
Ông lớn SoftBank Corp tiếp tục giảm 5,8%, phản ánh sự yếu kém của các cổ phiếu công nghệ toàn cầu.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất mỹ phẩm cũng bị bán mạnh với Shiseido Co và Kose Corp giảm 6,7%.
Ngược lại, nhà bán lẻ Don Quijote Holdings Co đã chạm mức kỷ lục 6.800 yên/cổ phiếu, và đóng cửa tăng 10%.
Bước nhảy vọt này bắt nguồn từ đề nghị của FamilyMart Uny Holdings Co bán cổ phần của đơn vị bán hàng tổng hợp Uny cho Don Quijote với giá 1,9 tỷ USD.
Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng quay cuồng trong cơn lũ bán tháo, tất cả các chỉ số chính đều giảm sâu từ sớm và nới đà đi xuống khi đóng cửa.
Trong đó, tại Trung Quốc, với hơn 1.000 mã giảm sàn, chỉ số Shanghai Composite giảm 5,22% xuống 2.583,46 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 2/2016. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 4,8% xuống 3.124,11điểm.
Dẫn đầu sự giảm điểm là cổ phiếu các công ty viễn thông và công nghệ. Trong đó, cổ phiếu ZTE và 360 Security cùng mất hơn 9%.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 3,54% xuống 25.266,37 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 3,35% xuống 10.092,52 điểm.
Cổ phiếu Tencent sụt 6,8%, đánh dấu chuỗi kỷ lục 10 phiên giảm liên tiếp.
Các nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã bán ròng 520 triệu USD cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục thông qua kết nối giữa thị trường đại lục với Hồng Kông.
“Các thị trường chứng khoán đang rơi vào một đợt bán tháo mạnh, với lo ngại xung quanh việc lợi suất còn tăng đến đâu, những cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về rủi ro mất ổn định tài chính, và căng thẳng thương mại tiếp diễn. Tất cả những yếu tố này đang gây ra sự bấp bênh”, các nhà phân tích thuộc ngân hàng ANZ tóm lược.
Các thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á cũng không nằm ngoài xu thế với chỉ số Straits Times Index của Singapore "bốc hơi" 2,75%, Indonesia mất 1,7%, còn chỉ số chính của chứng khoán Malaysia sụt 2,49%.
Kết thúc phiên 11/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 915,18 điểm (-3,89%), xuống 23.590,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 142,38 điểm (-5,22%), lên 2.583,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 926,70 điểm (-3,54%), xuống 25.266,37 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.385 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,39 - 36,55 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.719 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.305 - 23.385 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận ngân hàng quý III: Bức tranh sáng màu
Báo cáo chiến lược đầu tư của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đưa ra nhận định, bức tranh tổng thể của ngành ngân hàng đã bớt màu tiêu cực. Trên nền tảng đó, các thông tin kết quả kinh doanh quý III sẽ giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng duy trì xu hướng tăng..>> Chi tiết
- Cổ phiếu cảng biển “rục rịch” chuyển động
Nhờ tác động của việc thay đổi chính sách, các doanh nghiệp ngành cảng biển có cơ hội cải thiện hiệu quả hoạt động, theo đó, cổ phiếu của ngành này cũng đang rục rịch chuyển động..>> Chi tiết
- Chiến lược đầu tư quyết định sự tăng trưởng của các quỹ
Trong số 18 quỹ mở cổ phiếu đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, có 11 quỹ đạt mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) trên chứng chỉ quỹ (CCQ) dương trong 9 tháng đầu năm 2018, 7 quỹ còn lại có mức tăng trưởng âm..>> Chi tiết
- Ông Andy Hồ: Thị trường giảm, cơ hội mua vào cổ phiếu có P/E dưới 18 lần
Trước diễn biến giảm mạnh trong phiên giao dịch 11.10, ông Andy Hồ giám đốc điều hành, quản lý bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital cho rằng, đây là thời điểm mua vào những công ty tốt có giá hấp dẫn hơn, lưu ý các mã cổ phiếu có PE dưới 18 lần, có tiềm năng tăng trưởng tốt..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp khai thác “vàng trắng” sụt giảm tăng trưởng
Cao su từng được ví như “vàng trắng”, một thời đem lại những khoản lợi nhuận khủng cho các doanh nghiệp cao su thiên nhiên. Nhưng đà giảm kéo dài của giá cao su trên thị trường thế giới kéo lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành ngày giảm sâu, thậm chí rơi vào thua lỗ..>> Chi tiết
- Đà giảm nối dài, chứng khoán châu Âu chuẩn bị nhập cuộc
Nửa đầu phiên giao dịch ngày hôm nay (11/10), các thị trường chứng khoán châu Á đã chao đảo bởi đà giảm trước sức ảnh hưởng lan tỏa từ phiên Mỹ. Sang buổi chiều, đà lao dốc chưa dừng lại và thị trường châu Âu có dấu hiệu nhập cuộc..>> Chi tiết