Thị trường tài chính 24h: 'Mở hàng' không như ý

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index mất hơn 9 điểm trong ngày hệ thống mới bắt đầu chạy; Tăng trưởng chóng mặt, lợi nhuận nhiều ngân hàng gần về đích; Thị trường chứng khoán: Bệ đỡ tháng 7; Chưa nhìn thấy nhân tố tác động xấu đến thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á phân hóa; Nguy cơ giá năng lượng tiếp tục tăng cao nếu OPEC ''chệch nhịp''… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: 'Mở hàng' không như ý

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/7 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,75 – 57,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 10,6 USD lên 1.787,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nới đà tăng và leo lên trên 1.790 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,04% xuống 92,19 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.190 đồng, tăng 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.900 - 23.100 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,29 USD (+0,39%), lên 75,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,27 USD (+0,35%), lên 76,44 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua có thời điểm tăng mạnh chạm gần 36.000 USD, nhưng yếu dần sau đó về quanh 34.000 USD/BTC và tiếp tục diễn biến đi ngang quanh ngưỡng này trong ngày hôm nay.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm mạnh trong phiên hệ thống mới "chào hàng"

Việc lao dốc mạnh ngay từ đầu phiên đã tạo viễn cảnh về một phiên "rũ bỏ", nhưng lực bán chưa thực sự lớn khiến VN-Index khi chạm vào mốc tâm lý 1.400 điểm đã phục hồi.

Tuy nhiên, tâm lý thiếu lạc quan vẫn tồn tại. Diễn biến phiên chiều cho thấy điều này, VN-Index thêm một lần kiểm định lại ngưỡng 1.400 điểm, thậm chí đã xuyên qua để chạm ngưỡng 1.395 điểm, rồi mới thực sự phục hồi.

Điểm nhấn thuộc về TCB, tăng 6,8% nhờ "tin đồn" chia cổ tức 56%, khớp lệnh đứng thứ 2 thị trường với 47,55 triệu đơn vị.

Các mã ngân hàng khác cũng tăng tốt như STB +3,5%, TPB +4,1%, ACB +5,1%, nhóm EIB, OCB và LPB đều tăng hơn 1%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã nới rộng đà giảm, như FLC -5,7%, ROS -3,5%, HNG -2,5%, HQC -3,7%, DLG -4,9%, SCR -5,5%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 912.070 đơn vị với tổng giá trị bán ròng 76,78 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/7: VN-Index giảm 9,14 điểm (-0,64%), xuống 1.411,13 điểm; HNX-Index giảm 0,25 điểm (-0,08%), xuống 327,76 điểm; UpCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,18%) xuống 90,47 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall thăng hoa trong phiên thứ Sáu (2/7), sau khi đón nhận báo cáo việc làm hàng tháng tốt hơn dự kiến.

Nước Mỹ có thêm 850.000 việc làm trong tháng 6, cao hơn con số ước tính 706.000 của các chuyên gia kinh tế và cũng cao hơn nhiều so với mức 583.000 trong tháng 5. Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 3/2021.

Với 850.000 việc làm mới trong tháng 6, nước Mỹ đã tạo ra tổng cộng 3,3 triệu việc làm trong 6 tháng đầu năm 2021.

Kết thúc tuần, Dow Jones tăng 1,02%, S&P 500 tăng 1,67%, Nasdaq Composite tăng 1,94%.

Kết thúc phiên 2/7, chỉ số Dow Jones tăng 152,82 điểm (+0,44%), lên 34.786,35 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,40 điểm (+0,75%), lên 4.352,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 116,95 điểm (+0,81%), lên 14.639,33 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, do tốc độ lây nhiễm Covid-19 gia tăng ở trong nước làm tổn thương nhóm cổ phiếu chu kỳ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,64% xuống 28.598,19 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,37% xuống 1.948,99 điểm.

Nhiều cổ phiếu chu kỳ giảm sâu, dẫn đầu là các nhà sản xuất thép, một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất với nền kinh tế toàn cầu, với JFE Holdings mất 4%, trong khi Nippon Steel giảm 3,5%.

Các ca nhiễm Covid-19 ở Tokyo đã gia tăng trong hai tuần qua, đạt mức cao nhất trong 5 tuần và làm dấy lên lo ngại Chính phủ có thể ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba trong năm nay.

Trong một diễn biến khác, Softbank Group giảm 5,4%, sau Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho các cửa hàng ứng dụng ngừng cung cấp ứng dụng dịch vụ gọi xe Didi Chuxing vô thời hạn, cho đến khi được phê duyệt lại trong tương lai.

Softbank là công ty hỗ trợ chính cho công ty khởi nghiệp dịch vụ gọi xe Didi tại Trung Quốc.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ sức mạnh mạnh mẽ của các công ty công nghệ, khi Bắc Kinh cam kết tiếp tục hỗ trợ chính sách cho lĩnh vực này.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,44% lên 3.534,32 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,09% lên 5.085,79 điểm.

Chỉ số khởi nghiệp Chinext tăng 0,54%, trong khi chỉ số STAR50 chiếm phần lớn là nhóm cổ phiếu công nghệ tăng 2,5%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ được thúc đẩy nhờ thông tin, sáu trong số các bộ của Trung Quố, trong đó có Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã cam kết sẽ hỗ trợ các công ty công nghệ tiềm năng nhận được các nguồn tài chính từ thị trường vốn.

Đáng chú ý, cổ phiếu Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China có thời điểm tăng tới 12%, trước khi đóng cửa tăng 7,4%, sau khi một quỹ nhà nước tham gia vào đợt phát hành riêng lẻ của công ty này.

Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm, do các công ty công nghệ lao dốc sau các biện pháp mới nhất của Bắc Kinh chống lại các công ty nền tảng trực tuyến và công ty gọi xe Didi.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,59% xuống 28.143,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,36% xuống 10.274,18 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ đã giảm 2,3% xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5.

Nhóm cổ phiếu lớn trong ngành công nghệ như Tencent giảm 3,6%, Alibaba giảm 2,8%, trong khi JD.com, Baidu và Meituan giảm từ 2,9% đến 5,6%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ vào kỳ vọng việc tăng lãi suất của Fed sẽ chậm lại khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng nhẹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,35% lên 3.293,21 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics tăng 0,5% và SK Hynix tăng 0,41%. Nhà sản xuất pin LG Chem tăng 2,47%.

Kết thúc phiên 5/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 185,09 điểm (-0,64%), xuống 28.598,19 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 15,56 điểm (+0,44%), lên 3.534,32 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 166,92 điểm (+0,59%), lên 28.143,50 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 11,43 điểm (+0,35%), lên 3.293,11 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tăng trưởng chóng mặt, lợi nhuận nhiều ngân hàng gần về đích

Với mức tăng trưởng ít nhất 70% trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận của VietinBank, MSB, LienVietPostBank… đã tiến gần đích kế hoạch cả năm..>> Chi tiết

- Chưa nhìn thấy nhân tố tác động xấu đến thị trường chứng khoán

Chưa nhìn thấy nhân tố tác động xấu đến thị trường chứng khoán và kỳ vọng hệ thống giao dịch mới đi vào vận hành đúng hẹn có thể giúp dòng tiền đầu tư dồi dào hơn trong tháng 7..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Bệ đỡ tháng 7

Triển vọng kết quả kinh doanh quý II có thể đã được phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu, nhưng mùa công bố báo cáo tài chính bán niên được nhìn nhận sẽ là bệ đỡ cho thị trường không điều chỉnh giảm..>> Chi tiết

- Nguy cơ giá năng lượng tiếp tục tăng cao nếu OPEC ''chệch nhịp''

Các nhà phân tích cho rằng chỉ có OPEC+ mới có thể giải cứu thị trường bằng cách bơm thêm dầu để đáp ứng nhu cầu tăng cao, song nhóm này hiện chưa thể thống nhất các điều khoản để thực hiện điều đó..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,204.61 -0.36 -0.03% 120,216 tỷ
HNX 226.57 -1.01 -0.44% 1,123 tỷ
UPCOM 88.5 0.17 0.19% 352 tỷ