VN-Index hồi nhẹ trở lại
Chỉ số thiếu tích cực ngay khi mở cửa bởi nhóm cổ phiếu bluechip giật cục, VN-Index theo đó đánh mất ngưỡng 965 điểm khi nghỉ giờ trưa.
Bước vào phiên chiều, sức cầu bất ngờ gia tăng, tập trung vào nhóm bluechip giúp, qua đó, kéo VN-Index vọt qua 970 điểm.
Lên nhanh, xuống cũng nhanh, áp lực bán giá cao một lần nữa đẩy VN-Index rơi trở lại tham chiếu.
Trước vào trong đợt khớp lệnh ATC, lực cầu gia tăng đã kéo chỉ số trở lại, và sắc xanh của VN-Index được giữ đến khi kết phiên.
Mặc dù phân hóa, nhưng nhiều mã trụ như VCB, VHM, VRE, GAS, VNM hay MWG, FPT, HDB, HVN, BVH... tăng điểm đã tạo bệ đỡ tốt cho VN-Index.
Ngược lại, các mã gây áp lực lên chỉ số có TCB -1%, HPG -1,8% POW -1%.
Đối với nhóm cổ phiếu thị trường, áp lực chốt lời khiến đa phần nhóm này giảm điểm như ROS FLC, SCR, ASM, KBC, HNG. Một số mã tăng như HAG, AAA, HQC, DLG.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,99 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 131,12 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/7: VN-Index tăng 2,7 điểm (+0,28%), lên 969,5 điểm; HNX-Index tăng 1,29 điểm (+1,24%), lên 105,1 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+1,36%), lên 55,88 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên đầu tuần mới khi cổ phiếu Apple giảm mạnh 2,2% sau khi nhà môi giới Rosenblatt Securities hạ mức đánh giá với cổ phiếu của “táo khuyết” xuống mức BÁN từ mức TRUNG LẬP trước đó.
Ngoài ảnh hưởng từ cổ phiếu Apple, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng chịu ảnh hưởng bởi khả năng Fed giảm lãi suất sớm trong tháng 7 này đã ít đi sau dữ liệu việc làm khả quan được công bố cuối tuần trước.
Kết thúc phiên 8/7, chỉ số Dow Jones giảm 115,98 điểm (-0,43%), xuống 26.806,14 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,46 điểm (-0,48%), xuống 2.975,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 63,41 điểm (-0,78%), xuống 8.098,38 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu phòng thủ, tuy nhiên, Topix lại suy yếu bởi áp lực từ nhóm cổ phiếu của các nhà cung câp linh kiện cho Apple.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,14% lên 21.565,15 điểm. Topix giảm 0,22% xuống 1.574,89 điểm.
Nikkei 255 được hỗ trợ bởi một số cổ phiếu lớn như Fast Retailing và FamilyMart Uny, tăng lần lượt 1,5% và 4,1%.
Các cổ phiếu phòng thủ, bao gồm FamilyMart, đang được quan tâm được coi là ít chịu rủi ro nhất.
Các cổ phiếu dược phẩm, một nhóm cổ phiếu phòng thủ khác cũng tích cực Welcia Holdings tăng 4,3%, Tsuruha Holdings 3,2%.
Các công ty viễn thông tương tự, với KDDI tăng 2,3% và Softbank Corp 0,4%.
Ngược lại, các nhà sản xuất linh kiện điện tử và liên quan đến bán dẫn suy yếu, sau khi Apple dẫn đầu đà đi xuống của nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ bởi khuyến nghị mới của Rosenblatt Securities, hạ cấp cổ phiếu xuống mức "bán".
Theo đó, Murata Manufacturing giảm 2% và Taiyo Yuden giảm 4% và TDK Corp giảm 1,5%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, và vẫn bởi một phần nguyên nhân là sự thận trọng đối với nhóm cổ phiếu công nghệ sẽ được niêm yết trên bảng mới theo phong cách Nasdaq của Mỹ.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,18% xuống 2.928,23 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,25% xuống 3.793,13 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,44%, ngành tiêu dùng giảm 0,01%, bất động sản giảm 0,37% và y tế giảm 0,28%.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp, bởi ảnh hưởng từ đà đi xuống của nhiều thị trường lớn trên toàn cầu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,76% xuống 28.116,28 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,7% xuống 10.650,63 điểm.
Các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi hàng loạt dữ liệu để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Trong tuần tới, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu lạm phát, cung ứng tiền tệ, cho vay và thương mại.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,5%, ngành CNTT giảm 0,38%, tài chính giảm 0,73% và bất động sản giảm 1,45%.
Cổ phiếu có mức tăng cao nhất là Sandy China Ltd, tăng 1,67%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Geely Automobile Holdings Ltd, giảm 3,78%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có PICC Property và Casualty Co Ltd tăng 3,01%; BYD Co Ltd, tăng 1,17% và China National Building Co Ltd, tăng 0,96%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất China Vanke Co Ltd, giảm 3,19%; Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 3,12% và China Resources Beer Holdings Co Ltd, giảm 2,93%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,59% xuống 2.052,03 điểm, bởi áp lực từ nhóm cổ phiếu dược phẩm và Nhật Bản từ chối xem xét việc hạn chế xuất khẩu một số các sản phẩm công nghệ cao sang Seoul.
Các công ty dược phẩm hàng đầu Celltrion và Samsung BioLogics lần lượt mất 6,6% và 4,1%, khiến chỉ số y tế trở thành nhóm giảm sâu nhất trên sàn khi mất 4,4%.
Kết thúc phiên 9/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 30,80 điểm (+0,14%), lên 21.565,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,13 điểm (-0,18%), xuống 2.928,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 215,41 điểm (-0,76%), xuống 28.116,28 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.275 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 200.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 38,55 - 38,77 triệu đồng/lượng, giảm thêm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.078 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.275 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng “bày kế” cho SME tiếp cận nguồn vốn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) muốn mở rộng kinh doanh nhưng không có đủ vốn, trong khi đó, các ngân hàng vẫn thận trọng trong việc “mở hầu bao” cho doanh nghiệp nhóm này. Các SME cần làm gì để ngân hàng tin tưởng cho vay?..>> Chi tiết
- Soi một số thủ thuật làm đẹp dòng tiềnVới việc các nguyên tắc dồn tích trong kế toán đã bị lợi dụng qua nhiều thế hệ, tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhà đầu tư dần có cái nhìn thận trọng hơn về chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp và tập trung hơn vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFFO)...>> Chi tiết
- Lợi nhuận bán niên, một nửa buồn
Nhiều doanh nghiệp đã lường trước khả năng lợi nhuận trong nửa đầu năm nay sụt giảm so với cùng kỳ, thậm chí bức tranh thua lỗ sớm được dự báo..>> Chi tiết
- Triển vọng sáng của doanh nghiệp ngành xi măng
Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước và thị trường xuất khẩu đều tăng trưởng tích cực, ngành xi măng đang có triển vọng sáng..>> Chi tiết
- Nguy cơ làn sóng vỡ nợ tại Trung Quốc
Nửa đầu năm, quy mô số vụ vỡ nợ trái phiếu diễn ra tại Trung Quốc đã lên tới hơn 55 triệu NDT (8 tỷ USD)..>> Chi tiết