Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội chiều nay đứng ở mức 61,05 – 61,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,3 USD xuống 1.822,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng có thời điểm hồi phục lên gần 1.830 USD/ounce, trước khi về lại gần 1.820 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,80 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.082 đồng/USD, giảm 14 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.560 – 22.840 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,88 USD (+0,88%), lên 82,86 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,93 USD (+1,10%), lên 85,41 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 42.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã ngừng rơi và đứng tại quanh 42.400 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index đứng tham chiếu, nhiều mã vẫn giảm sàn
Trong bối cảnh không mấy tích cực chung của thị trường, cùng sự đuối sức của nhóm cổ phiếu ngân hàng sau 2 phiên tăng tốc, đã khiến VN-Index dừng chân giảm nhẹ tại phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, nhiều mã ngân hàng hồi phục đã lan tỏa thị trường, giúp VN-Index thử thách lại ngưỡng kháng cự mạnh 1.500 điểm. Tuy nhiên, với tâm lý lên là bán khiến thị trường dần chuyển sắc và chỉ số biến động rung lắc nhẹ trong thời gian còn lại.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sau những phút bừng bừng đi lên khi mở cửa phiên chiều, nhiều mã đã rớt hạng như LDG quay về mức giá sàn, HNG, HQC, SCR, DLG… điều chỉnh giảm.
Trong khi đó, nhiều mã vẫn giữ đà tăng khá tốt như HHS, TTF, TSC, FIT…, đặc biệt là HAG khi tăng trần.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 23,62 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 786,55 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/1: VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,03 điểm về mức 1.496,02 điểm ; HNX-Index tăng 6,04 điểm (+1,31%) lên 466,86 điểm; UPCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,4%), xuống 112,22 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall quay đầu giảm điểm vào ngày thứ Năm (13/1) khi đà phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ mờ nhạt, xóa sạch đà tăng từ hồi đầu tuần.
Các cổ phiếu công nghệ lớn đều suy yếu, bao gồm cổ phiếu Amazon mất 2,4% và cổ phiếu Microsoft sụt 4,2%. Cổ phiếu Snap lao dốc 10%, còn cổ phiếu Virgin Galactic “bốc hơi” gần 19% sau khi báo cáo nợ. Cổ phiếu Tesla giảm hơn 6%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ biến động mạnh từ đầu năm 2022 khi Fed báo hiệu sẽ đối phó lạm phát một cách tích cực trong năm nay, bao gồm hành động nâng lãi suất và có khả năng cắt giảm bảng cân đối kế toán.
Kết thúc phiên 13/1, chỉ số Dow Jones giảm 176,70 điểm (-0,49%), xuống 36.113,62 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 67,32 điểm (-1,42%), xuống 4.659,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 381,58 điểm (-2,51%), xuống 14.806,81 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, với áp lực bán gia tăng tại các cổ phiếu lớn, trong khi lo ngại về tác động của biến thể Omicron cũng hạn chế sức mua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,28% xuống 28.124,28 điểm. Chỉ số Topix mất 1,39% xuống 1.977,66 điểm.
Nhóm cổ phiếu lớn đa số mất điểm như Hãng sản xuất robot Fanuc giảm 5,12% và Daikin Industries giảm 2,77%.
Hitachi đảo chiều giảm 0,36% sau khi truyền thông đưa tin tập đoàn này sẽ bán một phần cổ phần tại Hitachi Construction.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lĩnh vực bất động sản tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, trong khi dịch Covid-19 bùng phát gần đây ở nước này làm tăng thêm lo lắng về ảnh hưởng đối với nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,96% xuống 3.521,26 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,82% xuống 4.726,73 điểm.
Trong tuần, chỉ số CSI300 giảm 2%, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 1,6%.
Cổ phiếu bất động sản giảm phiên thứ tư liên tiếp, giảm 3,5%, khi nhiều nhà phát triển thiếu tiền mặt để trả nợ.
CHứng khoán Hồng Kông giảm, do cổ phiếu của nhiều gã khổng lồ công nghệ thua lỗ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,19% xuống 24.383,32 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,55% xuống 8.554,79 điểm.
Trong tuần, Hang Seng-Index tăng 3,8%, trong khi HSCE tăng 3,9%.
Chỉ số công nghệ đi xuống, với hai ông lớn Alibaba Group và Meituan giảm lần lượt 2,2% và 2,5%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần, do cổ phiếu công nghệ lao dốc.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 40,17 điểm, tương đương 1,36% xuống 2.921,92 điểm.
Cổ phiếu các công ty công nghệ mất 2,5% với Samsung Electronics và SK Hynix mỗi người giảm 0,77%, trong khi LG Chem giảm 5,17%.
Kết thúc phiên 14/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 364,85 điểm (-1,28%), xuống 28.124,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 34,00 điểm (-0,96%), xuống 3.521,26 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 46,45 điểm (-0,19%), xuống 24.382,32 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 40,17 điểm (-1,36%), xuống 2.921,92 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận ngân hàng 2021: Dần rõ mảnh ghép cuối
Tuy phải đối mặt với khó khăn bởi làn sóng dịch Covid-19 thứ tư, song kết quả kinh doanh ngân hàng năm 2021 dần hé lộ mảnh ghép cuối là lợi nhuận quý IV, với gam màu sáng vẫn là chủ đạo..>> Chi tiết
- Nhiều công ty chứng khoán rục rịch lên sàn
Mới chưa đến phân nửa thành viên đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung. Dù vậy, sức hấp dẫn của thị trường và nhu cầu huy động vốn có thể thúc đẩy nhiều đơn vị mới lên sàn..>> Chi tiết
- Kinh tế Mỹ đứng trước phép thử lạm phát năm 2022
Biến động lạm phát Mỹ năm 2022 sẽ phụ thuộc nhiều vào các quyết sách mà Fed đưa ra trong thời gian tới..>> Chi tiết