Thị trường tài chính 24h: Không kịp trở tay

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 26 điểm; Hạ lãi suất, giãn nợ vay, cần đi đúng địa chỉ; Chứng khoán lao dốc: Trong nguy có cơ; Dòng tiền không bị “cách ly”; Khởi động Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020; Chứng khoán châu Á đổ đèo;  Covid-19 có thể gây tổn thất 2,7 nghìn tỷ USD, tương đương GDP nước Anh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Không kịp trở tay

Thị trường vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 11/3 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 46,85 – 47,47 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 30,7 USD xuống 1.648,9 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã hồi phục và về gần 1.663 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,21% xuống 96,21 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.198 đồng, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.250 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,05 USD (-3,06%), xuống 33,31 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,12 USD (-3,01%), xuống 36,10 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index có thời điểm giảm gần 41 điểm

Trong phiên sáng, sau ít phút le lói sắc xanh, lực cung gia tăng trên diện rộng, đã khiến chỉ số chính quay đầu giảm giá.

Bước vào phiên chiều, khi các thị trường trong khu vực bị nhộm đỏ với nỗ lo dịch Covid-19 lan rộng khiến lực bán tháo ồ ạt diễn, chỉ trong 5 phút, VN-Index mất gần 41 điểm, khiến nhà đầu tư không kip trở tay, mặc dù lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc, xong tâm lý bán tháo vẫn lấn át, VN-Index theo đó vẫn mất hơn 26 điểm về gần 810 điểm khi đóng cửa.

Hàng loạt mã lớn giảm sàn với BID, TCB, VPB, STB, GAS, MWG, PNJ, VJC... và nhiều mã giảm sâu.

Trong khi đó, sóng lại nổi lên ở các mã nhỏ như HAI, HQC, AMD, QCG, HID. Trong đó, HQC, HAI và AMD là 3 mã có thanh khoản cao với 17,37 triệu đơn vị, 14,58 triệu đơn vị và 12,34 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 18,09 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 282,57tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/3: VN-Index giảm 26,15 điểm (-3,12%), xuống 811,35 điểm; HNX-Index giảm 0,67 điểm (-0,64%), xuống 105,52 điểm; UPCoM-Index giảm 0,94 điểm (-1,75%), xuống 52,48 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đã quay 180 độ trong phiên giao dịch thứ Ba nhờ một câu Tweet của Tổng thống Donald Trump.

Theo đó, ông Trump cho biết, sẽ thực hiện các bước quan trọng để giảm bớt nỗi sợ hãi của thị trường bằng cách đề nghị Quốc hội thông qua gói kích thích tài khóa, trong đó bao gồm cắt giảm thuế.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng mong đợi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất lần thứ hai trong tháng này.

Kết thúc phiên 10/3, chỉ số Dow Jones tăng 1.167,14 điểm (+4,89%), lên 25.018,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 135,67 điểm (+4,94%), xuống 2.882,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 393,58 điểm (+4,95%), lên 8.344,25 điểm.

Chứng khoán châu Á đồng loạt quay đầu giảm khá sâu

Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh trở lại, khi giới đầu tư gia tăng lo ngại về tác động kinh tế toàn cầu do Covid-19 gây ra, vốn đang lây lan nhanh tại Mỹ và châu Âu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 2,27% xuống 19.416,06 điểm, mức thấp nhất trong gần 15 tháng qua.

Chỉ số Topix giảm 1,53% xuống 1.385,12 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2018, mặc dù có thời điểm đã tăng 1,1% trong phiên sáng.

Thị trường Tokyo trở nên lo ngại sâu sắc sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thông báo đã có 696 trường hợp nhiễm Covid-19, tăng 224 so với trước đây và cho biết số ca tử vong đã tăng từ 6 lên 25.

Takashi Maruyama, nhà phân tích tại Fidelity International (FIL) Nhật Bản cho biết, giới đầu tư vẫn rất nhạy cảm với các vấn liên quan đến Covid-19 từ Mỹ và châu Âu trong những ngày tới.

Chứng khoán Trung Quốc cũng mất điểm, khi sự kỳ vọng vào các biện pháp kích thích đã không đủ bù đắp cho tác động của dịch bệnh kéo dài đến nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,94% xuống 2.968,52 điểm, sau khi tăng điểm trong phiên sáng. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,33% xuống 4.028,43 điểm.

Sự đảo ngược trong phiên chiều diễn ra cùng các thị trường châu Á khác và chỉ số tương lai ở Phố Wall giảm, khi sự hoài nghi ngày càng tăng về gói kích thích của Washington để chống lại sự bùng phát của virus corona.

Tin tức giúp thị trường không giảm sâu là tại nhiều nơi ở Trung Quốc đã hạ thấp mức độ ứng phó khẩn cấp và hạn chế đi lại do dịch Covid-19, một ngày sau khi ông Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán, báo hiệu chính quyền đang xoay chuyển tình thế.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo chân các thị trường châu Á khác, do sự không chắc chắn ngày càng tăng đối với các nỗ lực chính sách toàn cầu để chống lại tác động từ Covid-19 đối với nền kinh tế.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,63% xuống 25.231,61 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,82% xuống 10.070,47 điểm.

Dẫn đầu sự sụt giảm là chỉ số năng lượng và CNTT, khi mất lần lượt 3% và 1,6%.

Thị trường Hồng Kông giảm không quá sâu nhờ dòng tiền ròng mua 6,5 tỷ nhân dân tệ (935,48 triệu USD) cổ phiếu Hồng Kông thông qua chương trình kết nối chứng khoán với Đại lục, do nhiều người mua bắt đây do thấy chỉ số Hang Seng đã ở mức thấp nhất trong 7 tháng qua vào ngày thứ Hai.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên lao dốc, về mức thấp trong 4 năm các trường hợp nhiễm mới virus corona tị nước này tăng vọt, và giới đầu tư nghi ngờ liệu thị trường châu Á có được hưởng lợi từ gói kích thích của Washington hay không để giảm tác động của dịch bệnh.

Lee Won, nhà phân tích tại Bookook Securities cho biết, đợt bán tháo lớn cổ phiếu công nghệ lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đã gây áp lực lớn đối với KOSPI, đồng thời cho biết chính quyền Seoul thắt chặt các quy định về bán khống cổ phiếu khó có thể kiềm chế biến động thị trường.

Bắt đầu từ thứ Tư, các cổ phiếu có sự gia tăng đột ngột và bất thường trong các giao dịch bán khống sẽ bị đình chỉ tiếp tục bán khống trong 10 ngày. Quy tắc trước đó chỉ bị đình chỉ trong 1 ngày.

Kết thúc phiên 11/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 451,06 điểm (-2,27%), xuống 19.416,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 28,24 điểm (-0,94%), xuống 2.968,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 160,90 điểm (-0,63%), xuống 25.231,61 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 54,66 điểm (-2,78%), xuống 1.908,27 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Hạ lãi suất, giãn nợ vay, cần đi đúng địa chỉ

Trao đổi với Báo Ðầu tư Chứng khoán, ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ sản Việt Ân cho biết, doanh thu tháng 1, 2 đã giảm xuống 50% so với cùng kỳ..>> Chi tiết

Chứng khoán lao dốc: Trong nguy có cơ

Ngày 9/3/2020, áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ, đẩy chỉ số VN-Index rơi xuống 835 điểm, mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây..>> Chi tiết

Dòng tiền không bị “cách ly”

Hàng loạt công ty chứng khoán theo đó đã triển khai phương án giao dịch trực tuyến để không bị gián đoạn hoạt động mùa đại dịch..>> Chi tiết

Khởi động Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020

Để giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các thành viên thị trường đều nắm đủ thông tin, Báo Đầu tư Chứng khoán xin giới thiệu sơ bộ nội dung thông báo về Cuộc bình chọn năm nay..>> Chi tiết

Covid-19 có thể gây tổn thất 2,7 nghìn tỷ USD, tương đương GDP nước Anh

Bloomberg Economics đưa ra 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế choáng váng..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ