Thị trường tài chính 24h: Hàng nào nóng tháng 9?

(ĐTCK) VN-Index lên sát 1.000 điểm; Khó nới room tín dụng: Ngân hàng không lo hụt lợi nhuận cuối năm; Quỹ mạo hiểm có giúp doanh nghiệp dễ vay hơn?; Vàng, chứng khoán hay bất động sản: Hàng nào nóng tháng 9?; Giới đầu tư hoài nghi về chứng khoán châu Á;  Morgan Stanley: Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index phục hồi khá tốt

Lực bán mạnh, cộng với sự thận trọng của dòng tiền khiến VN-Index sớm giảm điểm ngay khi thị trường mở cử. Tuy nhiên, khi VN-Index lùi về 983 điểm, lực cầu bất ngờ gia tăng giúp VN-Index hồi phục.

Đà hưng phấn tiếp tục thể hiện trong phiên chiều. Dòng tiền chảy mạnh và tập trung tại nhóm bluechip giúp nhóm này đồng loạt tăng điểm, từ đó lan sang những nhóm cổ phiếu khác. VN-Index tăng xấp xỉ 10 điểm khi đóng cửa.

Ngân hàng tiếp tục là nhóm cổ phiếu đóng góp tích cực nhất với BID +3,7% lên 34.900 đồng; CTG +2,2% lên 27.600 đồng; VCB +1,1% lên 34.900 đồng...

Nhóm dầu khí cũng đồng loạt tăng với GAS +4,1% lên 105.000 đồng, PVD +3,3% lên 15.750 đồng, PVT +1,4% lên 17.500 đồng

Nhiều mã đầu ngành khác cũng tăng mạnh như MSN +6,6% lên 97.000 đồng, CTD +3,9% lên 168.500 đồng; PLX+2,2% lên 68.800 đồng; PNJ +1,8% lên 106.000 đồng; VJC+1% lên 156.900 đồng...

Ngay cả HPG, dù bị khối ngoại bán ròng gần 2,8 triệu cổ phiếu, nhưng vẫn tăng điểm nhờ sức cầu nội tích cực với 6,44 triệu đơn vị được khớp.

Ở chiều ngược lại, VHM và VNM. VHM giảm 0,8% về 107.400 đồng và VNM giảm 0,7% về 156.500 đồng.

Nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cũng chiếm ưu thế với FLC, IDI, HNG, OGC, SCR, LDG, GTN...  

APG, HCD và TDG tăng trần lên tương ứng 5.120 đồng, 11.100 đồng và 7.440 đồng.

Trong khi đó, chuỗi nằm sàn của HTT kéo dài sang phiên thứ 4 liên tục, giảm về 2.790 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 4,95 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 52,6 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 571.014 đơn vị, giá trị mua ròng 21,41 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 227.501 đơn vị, giá trị mua ròng 8,34 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/8:  VN-Index tăng 9,9 điểm (+1%), lên 998,07 điểm;  HNX-Index tăng 0,8 điểm (+0,71%), lên 113,59 điểm; UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,88%), lên 51,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.594 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau khi giằng co nhẹ trong phiên thứ Ba, phố Wall đã tiếp tục có phiên tăng tốt trong phiên thứ Tư nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ và các tin tức tích cực liên tiếp được công bố.

Sau khi Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận thương mại về những điều khoản mới trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) hôm đầu tuần, Canada đã có những động thái mềm mỏng hơn trong cuộc đàm phán tại Washington nhằm cứu vãn NAFTA.

Trong khi đó, theo công bố điều chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng GDP trong quý II/2018 của Mỹ được điều chỉnh lên mức 4,2%, mức tăng tốt nhất trong gần 4 năm qua.

Trong nhóm cổ phiếu công nghệ, nhóm cổ phiếu FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Google - Alphabet) tăng tốt sau khi Morgan Stanley tăng giá mục tiêu đối với Amazon và Alphabet).

Trong đó, cổ phiếu Apple tăng lên mức kỷ lục mới 222,98 USD/cổ phiếu, còn Amazon cũng đang hướng tới công ty thứ hai của Mỹ có mức vốn hóa 1.000 tỷ USD sau Apple.

Kết thúc phiên 29/8, chỉ số Dow Jones tăng 60,55 điểm (+0,23%), lên 26.124,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,52 điểm (+0,57%), lên 2.914,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 79,65 điểm (+0,99%), lên 8.109,69 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản lại thất bại khi cố gắng chinh phục mức 23.000 điểm, nhưng đóng cửa vẫn tăng nhẹ với tâm lý tích cực từ các đàm phán thương mại của Mỹ.

Đóng cử, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,1% lên mức 22.869,50 điểm, sau khi leo lên mức 23.032,17 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/5. Topix gần như không đổi ở mức 1.739,14 điểm.

Hôm thứ Tư, Mỹ và Canada bày tỏ sự lạc quan rằng họ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ NAFTA mới trước hạn chót vào thứ Sáu, mặc dù Canada cảnh báo rằng một số vấn đề phức tạp vẫn còn.

Các nhà phân tích cho biết các cuộc đàm phán của NAFTA đã thúc đẩy dòng tiền tham lam ở tài sản rủi ro, bao gồm cả các cổ phiếu của Nhật Bản. Tuy nhiên, với việc chỉ số Nikkei đang tiến gần ngưỡng tâm lý quan trọng 23.000 trong tuần này, thì việc chốt lời có thể sẽ xảy ra.

Chỉ số phụ lớn như ngành tiêu dùng dẫn đầu thị trường với Fast Retailing tăng 0,8% và SoftBank tăng 0,9%. Hai cổ phiếu đã đóng góp 25 điểm tích cực cho Nikkei 255.

Ngành khai thác mỏ cũng vọt lên với Inpex Corp tăng 1,5%, sau khi giá dầu tăng do lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và các gián đoạn nguồn cung dự kiến từ Iran và Venezuela.

Chứng khoán Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, do lo ngại về sức khỏe nền kinh tế nội tại trong bối cảnh thương mại với Hoa Kỳ chưa thấy lối thoát.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 2.737,74 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1% xuống 3.351,09 điểm,

Các chỉ số phụ theo dõi các ngành lớn như tài chính, bất động sản và y tế đều giảm, ngoại trừ ngành tiêu dùn tăng nhẹ 0,1%.

Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của Trung Quốc có thể chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8 do nhu cầu trong nước vẫn yếu và các nhà xuất khẩu phải đối mặt với những bất ổn từ cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ.

“Các nhà đầu tư khá bi quan và thận trọng trong giai đoạn hiện nay, khiến khối ngoại giao dịch cổ phiếu trên thị trường rất thấp”, Yan Kaiwen, một nhà phân tích của China Fortune Securities cho biết.

Nhóm cổ phiếu tăng cao nhất hôm nay có Delixi Xinjiang Transportation Co Ltd tăng 10%; Dynagreen Environmental Protection Group Co Ltd tăng 9,98% và Zhonglu Co Ltd tăng 9,97%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Xinjiang Tianye Co Ltd giảm 9,98%; Shenzhen Hopewind Electric Co Ltd mất 9,81% và inewell Software Co Ltd down giảm 8,9%.

Chứng khoán Hồng Kông mất điểm theo sau thị trường đại lục, khi lo ngại về tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9% xuống 28.164,05 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1% xuống 10.967,61 điểm.

Tương tự như tại đại lục, giới đầu tư tỏ ra không mặn mà với thị trường khi thanh khoản suy giảm,

Bên cạnh đó, liên kết chứng khoán Thượng Hải – Hồng Kông đã chứng kiến lượng bán ròng 26,9 tỷ UKD từ các nhà đầu tư đại lục chỉ trong tháng 8 này.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,3%, ngành CNTT giảm 0,92%, tài chính giảm 0,86% bất động sản giảm 0,82%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là  Bank of East Asia Ltd tăng 1,55%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Hang Lung Properties Ltd giảm 2,49%.

Kết thúc phiên 30/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 21,28 điểm (+0,09%), lên 22.869,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 252,39 điểm (-0,89%), xuống 28.164,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 31,56 điểm (-1,14%), xuống 2.737,74 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.340đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,57 - 36,76 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.683 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 - 23.340 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Khó nới room tín dụng: Ngân hàng không lo hụt lợi nhuận cuối năm

Mặc dù tín dụng khó có thể được nới thêm hạn mức (room) trong nửa cuối năm 2018, song không ít nhà băng vẫn tự tin sẽ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng đầu năm..>> Chi tiết

Quỹ mạo hiểm có giúp doanh nghiệp dễ vay hơn?

Chia sẻ trên báo chí mới đây về lý do thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, ông Nguyễn Việt Quang cho rằng, nền kinh tế muốn có nhiều doanh nghiệp lớn thì phải có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ..>> Chi tiết

Vàng, chứng khoán hay bất động sản: Hàng nào nóng tháng 9?

Chứng khoán, vàng, bất động sản hay bất cứ công cụ đầu tư tài chính nào cũng có tính chu kỳ, trong khi dòng tiền luôn vận động để tìm kênh sinh lời hiệu quả nhất. Vậy ở giai đoạn này, nhà đầu tư tìm đến kênh nào?..>> Chi tiết

Xuất khẩu tháng 8 tiếp tục đạt kỷ lục trên 20 tỷ USD

Với 20,9 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2018 tiếp tục đạt mức kỷ lục, cao hơn 2,9% so với tháng trước. Kết quả này đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng qua lên 155,41 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ..>> Chi tiết

Morgan Stanley: Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thương mại

Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều chính sách để bảo vệ nền kinh tế khỏi ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Mỹ..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ