Thị trường tài chính 24h: Dòng vốn mới kỳ vọng chấm dứt hoạt động bán ròng của khối ngoại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.055 điểm; Tỷ giá tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút mạnh tiền về; Cổ phiếu dầu khí kỳ vọng vào siêu dự án; Khoảng 6.100 tỷ đồng vốn mới từ ETF ngoại có thể vào Việt Nam vài tuần tới; Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn trước phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Dòng vốn mới kỳ vọng chấm dứt hoạt động bán ròng của khối ngoại

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 9/3 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm trở lại đúng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,85 – 66,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,5 USD lên 1.813,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ và lên trên 1.815 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,45 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.640 đồng/USD, tăng 8 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.535 – 23.875 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về sát 22.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã để mất mốc này và về gần 21.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,11 USD (-0,14%), xuống 76,55 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,06 USD (-0,07%), xuống 82,60 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng

Dòng tiền sôi động, cũng như lực cung được tiết giảm đã tiếp sức cho thị trường, đặc biệt một số bluechip đảo chiều đã giúp VN-Index có thời điểm nhích dần lên 1.060 điểm.

Dù vậy, ảnh hưởng của nhóm bluechip là tương đối lớn, khi một số ít hạ độ cao cũng đã ngay lập tức khiến VN-Index lùi bước ở những phút cuối.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 13,26 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 185,37 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/3: VN-Index tăng 6,77 điểm (+0,65%), lên 1.055,95 điểm; HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,17%), lên 209,03 điểm; UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,15%), lên 76,6 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite nhích nhẹ, trong khi Dow Jones giảm vào thứ Tư (8/3), khi các nhà đầu tư vật lộn với các thông điệp trái chiều từ Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Trong ngày điều trần thứ hai trước Quốc hội vào thứ Tư, Chủ tịch Powell đã tái khẳng định thông điệp của mình từ thứ Ba, về việc tăng lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng quyết định tăng lãi suất tiếp theo phụ thuộc vào dữ liệu được công bố trước cuộc họp tháng 3 của Fed.

Kết thúc phiên 8/3, chỉ số Dow Jones giảm 58,06 điểm (-0,18%), xuống 32.798,40 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,64 điểm (+0,14%), lên 3.992,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 45,67 điểm (+0,40%), lên 11.576,00 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 6 tháng rưỡi, nhờ triển vọng của Fedbang ít diều hâu hơn và kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ không có thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,63% lên 28.623,15 điểm. Trong phiên, chỉ số này đạt 28.734,79 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 26/8/2022.

Chỉ số Topix tăng 0,97% lên 2.071,09 điểm, không xa mức cao nhất trong ngày là 2.071,60 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 9/2021.

Trước các sự kiện rủi ro lớn vào thứ Sáu, bao gồm bảng lương phi nông nghiệp quan trọng của Mỹ và quyết định chính sách cuối cùng của Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda trước khi nghỉ hưu, một số nhà đầu tư muốn bắt đầu chốt lời.

Nhưng đà tăng vẫn còn rộng mở, với 186 trong số 225 thành phần của Nikkei 225 tăng.

Trong đó, cổ phiếu của nhà điều hành cửa hàng tiện lợi Seven & i Holdings đứng đầu với mức tăng 4,09%, sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng họ đang đóng cửa một số địa điểm siêu thị Ito Yokado.

Cổ phiếu Lender Resona Holdings tăng gần 4%. Gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron là lực đỡ lớn nhất của chỉ số, đóng góp 20,5 điểm với mức tăng 1,25%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại cho thấy sự phục hồi kinh tế yếu kém, trong khi căng thẳng địa chính trị kéo dài đã hạn chế khẩu vị rủi ro của giới đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,22% xuống 3.276,09 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,35% xuống 4.019,85 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 2 tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng chậm nhất trong một năm. Dữ liệu giảm khá bất ngờ so với mức tăng 2,1% trong tháng Giêng.

Nomura cho biết, tốc độ tăng CPI thấp phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu, doanh số bán đất và thị trường bất động sản giảm mạnh và sự phục hồi chậm của ngành du lịch.

Cũng làm giảm tâm lý thị trường là Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết rằng Trung Quốc cần cải thiện việc sử dụng các nguồn lực quốc phòng như công nghệ, chuỗi cung ứng và dự trữ quốc gia “để củng cố quân đội và giành chiến thắng trong các cuộc chiến”.

Cổ phiếu chất bán dẫn Trung Quốc mở rộng đà tăng nhờ thông tin một công ty Trung Quốc bắt đầu thương mại hóa chất cản quang - một vật liệu quan trọng, nhạy cảm với ánh sáng được sử dụng để sản xuất chip.

Công ty Công nghệ & Cảm quang Ronda Thâm Quyến, công ty đưa ra thông báo, đã tăng tới 20% trong ngày thứ hai liên tiếp.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu viễn thông đã không bù đắp được cho đà giảm ở các nhóm chủ chốt khác.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,63% xuống 19.925,74 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,15% xuống 6.649,63 điểm.

Phiên này, nhóm cổ phiếu viễn thông tăng 2,2%, trong khi bất động sản và hàng tiêu dùng thiết yếu lần lượt giảm 1,5% và 1,3%. Chỉ số công nghệ giảm 1,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc đã giảm ngày thứ hai liên tiếp, do các nhà sản xuất pin suy yếu và sự thận trọng trước dữ liệu việc làm của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 12,82 điểm, tương đương 0,53% xuống 2.419,09, điểm.

Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 2,31%, trong khi các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation lần lượt mất 2,92% và 3,51%.

Kết thúc phiên 9/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 178,96 điểm (+0,63%), lên 28.623,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,15 điểm (-0,22%), xuống 3.276,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 125,51 (-0,63%), xuống 19.925,74 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 12,84 điểm (-0,53%), xuống 2.419,09 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tỷ giá tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút mạnh tiền về

Tỷ giá trung tâm sáng nay được NHNN điều chỉnh tăng 8 đồng lên mức 23.640 đồng/USD, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng sáng nay cũng tăng khoảng 10 đồng..>> Chi tiết

- Cổ phiếu dầu khí kỳ vọng vào siêu dự án

Giá dầu dự kiến ổn định và dự án Lô B - Ô Môn được thúc đẩy đã mang lại kỳ vọng tích cực đối với cổ phiếu ngành dầu khí..>> Chi tiết

- VNDirect: Khoảng 6.100 tỷ đồng vốn mới từ ETF ngoại có thể vào Việt Nam vài tuần tới

Dòng vốn mới từ Fubon FTSE Việt Nam được VNDirect dự báo có thể chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong tháng 3 này và chấm dứt hoạt động bán ròng của khối ngoại..>> Chi tiết

- Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn trước phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed

Trái phiếu châu Á có diễn biến tốt hơn so với các trái phiếu ở thị trường mới nổi sau những nhận xét diều hâu đáng ngạc nhiên của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)..>> Chi tiết

- ECB cam kết "làm bất cứ điều gì" để kiểm soát lạm phát

Chủ tịch ECB khẳng định ECB sẽ nỗ lực hết sức để kiềm chế lạm phát tăng cao tại hầu hết quốc gia trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục