VN-Index hồi nhẹ trên nền thanh khoản yếu
Trong phiên sáng, VN-Index chủ yếu giao dịch giằng co nhẹ quanh tham chiếu với thanh khoản èo uột. Chỉ nhờ một số mã lớn hỗ trợ, VN-Index tạm kết phiên sắc xanh nhạt.
Bước vào phiên chiều, VN-Index tiếp tục lình xình trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, với sự khởi sắc kịp thời của VIC cùng một số mã lớn khác, VN-Index tăng trở lại ngưỡng trrn 985 điểm khi đóng cửa.
VIC bất ngờ tăng mạnh 2,86% lên 115.000 đồng. Phụ giúp với còn có VHM tăng 1,08% lên 93.500 đồng, MSN tăng 1,15% lên 87.700 đồng.
Trong khi đó, sắc xanh nhạt tại VNM, SAB, CTG, VJC, NVL, MBB, FPT, còn GAS, VCB, BID, VRE, PLX, BVH… chỉ giảm nhẹ.
Hôm nay cũng ghi nhận vài con sóng đơn lẻ tại QCG, GTN, KSH, VHG khi đồng loạt tăng trần.
Đúng như đánh giá của Đầu tư Chứng khoán trong phiên hôm qua, những con sóng
TDG cũng quay đầu giảm 2,08% xuống 3.300 đồng với chỉ hơn 0,6 triệu đơn vị được khớp.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 11/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,69 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 44,77 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua mua ròng 1,14 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 100,31 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/4: VN-Index tăng 4,04 điểm (+0,41%), lên 985,95 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,14 điểm (+0,13%), lên 107,57 điểm; UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,13%), xuống 56,49 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau phiên giảm điểm hôm thứ Ba do lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU, cũng như báo cáo của IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, phố Wall đã trở lại trong phiên thứ Tư nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ.
Tuy nhiên, Dow Jones chỉ giằng co nhẹ và đóng cửa gần như không đổi do chịu tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghiệp. Trong khi S&P 500 và nhất là Nasdaq tăng tốt nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ tăng tốt.
Về thông tin kinh tế, dữ liệu vừa công bố cho thấy, lạm phát cơ bản của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 3 so với tháng 2 và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, dù cao hơn mức dự báo là tăng 0,3% và 1,8%, nhưng đây cũng là tốc độ tăng chậm nhất trong hơn 1 năm, càng củng cố thêm về khả năng Fed không tăng lãi suất trong năm nay.
Trong khi đó, biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed được công bố đúng như dự báo khi cơ quan này cho biết, với dữ liệu kinh tế yếu của toàn cầu không thấy lý do để tăng lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên 10/4, chỉ số Dow Jones tăng 6,58 điểm (+0,03%), lên 26.157,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,01 điểm (+0,35%), lên 2.888,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 54,97 điểm (+0,69%), lên 7.964,24 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng trở lại, khi đồng USD tăng giá so với đồng yên đã kéo nhóm cổ phiếu xuất khẩu lớn đi lên, tuy nhiên, đà tăng bị chặn lại bởi các cổ phiếu tài chính yếu đi, sau khi Fed hướng về chính sách tài chính ôn hòa.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,11% lên 21.711,38 điểm. Nhưng Topix giảm 0,1% xuống còn 1.606,52 điểm.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh của Yaskawa Electric, một nhà sản xuất có tiếp xúc lớn với thị trường Trung Quốc. Kết quả kinh doanh của Yaskawa, được nhà đầu tư coi là thước đo hàng đầu về nhu cầu của Trung Quốc, một số nhà môi giới cho biết.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tài chính mất điểm, sau khi lãi suất của Kho bạc Mỹ suy yếu, bởi những tín hiệu khá rõ ràng rằng Fed sẽ giữ lãi suất ổn định hoặc cắt giảm một lần vào cuối năm, sau khi biên bản cuộc họp tháng 3 của cơ này được công bố mới đây.
Theo đó, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 1,4%, bảo hiểm T & D Holdings giảm 2,7% và Dai-ichi Life Holdings giảm 2,2%.
Đáng chú ý, Ryohin Keikaku giảm 9,8% sau khi công ty bán lẻ này dự kiến lợi nhuận ròng giảm 6% trong năm tài chính tới.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong 3 tuần, do tâm lý nhà đầu tư trở nên lo ngại bởi những phát ngôn áp thuế của ông Trump đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,6% xuống 3.189,96 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,2%, xuống 3.997,58 điểm. Cả hai chỉ số đều ghi nhận mức giảm trong một phiên lớn nhất kể từ ngày 25/3.
Trong một sự leo thang căng thẳng thương mại mới, Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã đe dọa áp thuế quan mới đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu ngay cả khi tranh chấp thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa được giải quyết.
Thông tin tích cực là đã có sự phục hồi tăng trưởng trong khu vực nhà máycủa Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện sau chín tháng vào tháng 3 vừa qua.
Nhưng các nhà phân tích vẫn khá thận trọng và nói rằng, sẽ mất thêm vài tháng để quan sát xem liệu sự phục hồi có thể được duy trì hay không.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tiêu dùng vẫn là điểm sáng nhất với chỉ số theo dõi tăng 3,6%, và tính từ đầu năm đã tăng tới 50%.
Chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường Đại lục giảm điểm, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã gây thêm lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,9%, xuống 29.839,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,2%, xuống 11.618,04 điểm.
Phiên hôm nay, đã có khoảng 1,96 tỷ cổ phiếu được giao dịch, bằng 102,7% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 11/4: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 23,81 điểm (+0,11%), lên 21.711,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 51,97 điểm (-1,60%), xuống 3.189,96 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 280,11 điểm (-0,93%), xuống 29.839,45 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC đảo chiều giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 40.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,59 triệu đồng/lượng, giảm trở lại 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.991 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Vi phạm công bố thông tin, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế gọi vốn
Nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ được bổ sung các chế tài nghiêm khắc..>> Chi tiết
- Sẽ phạt doanh nghiệp không đủ thành viên HĐQT độc lập
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, sẽ xử phạt các doanh nghiệp không tuân thủ quy định tối thiểu 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) là thành viên không độc lập..>> Chi tiết
- Cổ phần hóa cần có giải pháp quyết liệt
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận định, nếu không có biện pháp quyết liệt thì kế hoạch cổ phần hóa (CPH) năm nay sẽ khó có thể hoàn thành..>> Chi tiết
- Mỹ công bố mức thuế 0% với 31 doanh nghiệp tôm của Việt Nam
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố thuế bán phá giá mới với tôm xuất khẩu từ Việt Nam về 0% cho hai bị đơn bắt buộc và 29 đơn vị có liên quan..>> Chi tiết
- Các thành viên của Fed 'chia rẽ' về chính sách lãi suất của Mỹ
Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã đưa ra những quan điểm trái chiều..>> Chi tiết