Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền hào hứng đón kết quả kinh doanh quý II

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Nợ xấu sẽ bớt xấu; “Điểm trũng” cổ phiếu xây dựng hạ tầng; Lọc cơ hội khi VN-Index về đỉnh; IMF: Thuế quan không phải là giải pháp cho sự mất cân bằng thương mại toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền hào hứng đón kết quả kinh doanh quý II

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 23/7 tăng 700.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 120,00 – 122 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 34,7 USD lên mức 3.430,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và lùi về 3.420 USD, trước khi bật lên 3.430 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 97,45 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 25.177 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.960 – 26.320 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm tăng từ 118.000 USD lên 118.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã có lúc tăng trở lại ngưỡng trên 120.000 USD, trước khi lùi về gần 118.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,31 USD (-0,47%), xuống 65,00 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,28 USD (-0,41%), xuống 68,31 USD/thùng.

VN-Index rung lắc

Trong phiên giao dịch sáng, “dòng tiền tham lam” đã giúp VN-Index tiếp tục bay cao, vượt qua mốc 1.520 điểm. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã không thành do lực cản của nhóm cổ phiếu họ Vingroup giảm mạnh nhất nhóm VN30.

Bước vào phiên chiều, thị trường có tín hiệu chững lại và VN-Index giằng co hẹp quanh tham chiếu cho đến khi đóng cửa. Điểm tích cực là thanh khoản tiếp tục gia tăng mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch 23/7: VN-Index tăng 2,77 điểm (0,18%), lên 1.512,31 điểm; HNX-Index tăng 1,48 điểm (+0,6%), lên 249,33 điểm; UPCoM-Index tăng 0,78 điểm (+0,75%), lên 104,8 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên thứ Ba (22/7), nhưng S&P 500 đã tạo điểm nhấn khi đóng cửa mức cao kỷ lục, khi thị trường tập trung theo dõi tiến trình các cuộc đàm phán thương mại.

Trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết ông sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về việc gia hạn thời hạn 12/8 được đặt ra cho thuế quan nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các cuộc đàm phán thương mại khác dường như bị đình trệ.

Kết thúc phiên 22/7: Chỉ số Dow Jones tăng 179,37 điểm (+0,40%), lên 44.502,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,02 điểm (+0,06%), lên 6.309,62 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 81,49 điểm (-0,39%), xuống 20.892,69 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố đạt được thỏa thuận thương mại.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 3,51% lên 41.171,32 điểm. Chỉ số Topix tăng 3,18% lên 2.926,38 điểm.

Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận mức thuế chỉ 15% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, và nước này sẽ đầu tư 550 tỷ USD vào Mỹ. Trước đó Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản kể từ ngày 1/8.

Các cổ phiếu ô tô theo đó có phiên bùng nổ, với ông lớn Toyota Motor tăng hơn 14%, Honda Motor tăng hơn 11%, Mitsubishi Motors tăng 13% và Mazda Motor tăng gần 18%.

Chứng khoán Trung Quốc hạ độ cao vào cuối phiên, sau những khởi đầu tích cực nhờ căng thẳng thương mại giảm bớt.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,01% lên 3.582,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,02% lên 4.119,77 điểm.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự hứng khởi của thị trường, giá trị giao dịch của chứng khoán Trung Quốc đã tăng lên gần mức cao nhất trong năm tháng, trong khi margin đã đạt mức cao nhất trong gần bốn tháng.

Trong một dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết rằng các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Stockholm vào tuần tới để thảo luận về việc gia hạn thời hạn đàm phán thương mại.

Lệnh tạm dừng áp thuế quan 90 ngày giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ hết hạn vào ngày 12/8 sau hai vòng đàm phán tại Geneva và London.

Chứng khoán Hồng Kông tăng lên mức cao nhất trong hơn ba năm rưỡi, sau khi Mỹ lên kế hoạch cho một vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc vào tuần tới và thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,50% lên 25.505,82 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,70% lên 9.229,57 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ về cuối phiên, khi nhóm cổ phiếu ô tô nâng đỡ nhờ nhận hiệu ứng lan tỏa cùng ngành từ thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 13,83 điểm, tương đương 0,44% lên 3.183,77 điểm.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc tăng điểm, khi thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật mới được ký kết áp thuế 15% đối với xuất khẩu ô tô Nhật Bản sang Mỹ với Hyundai Motor tăng 7,5% và Kia Corporation tăng 8,5%.

Kết thúc phiên 23/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.396,40 điểm (+3,51%), lên 41.171,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,44 điểm (+0,01%), lên 3.582,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 408,40 điểm (+1,62%), lên 25.538,07 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 13,83 điểm (+0,44%), lên 3.18377 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nợ xấu sẽ bớt xấu

Tín dụng tăng trưởng mạnh, thị trường bất động sản hồi phục, cùng với điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu được tháo gỡ kỳ vọng sẽ giúp chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng cải thiện tích cực trong thời gian tới..>> Chi tiết

- “Điểm trũng” cổ phiếu xây dựng hạ tầng

Với chu kỳ tăng trưởng của ngành và đà tăng tích cực của thị trường chung, các cổ phiếu xây dựng hạ tầng có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng sau nhiều năm trầm lắng..>> Chi tiết

- Lọc cơ hội khi VN-Index về đỉnh

Dòng tiền hào hứng đón kết quả kinh doanh quý II/2025, lựa chọn những ngành tăng trưởng tốt so với cùng kỳ và tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng thị trường chứng khoán tiến gần tới mục tiêu được nâng hạng lên thị trường mới nổi..>> Chi tiết

- IMF: Thuế quan không phải là giải pháp cho sự mất cân bằng thương mại toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu đã mở rộng mạnh mẽ vào năm 2024, đảo ngược xu hướng thu hẹp đang diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục