VN-Index tiếp tục giảm
Thị trường mở cửa trong sắc đỏ, sau đó đó bị đẩy mạnh xuống tiếp do áp lực cung gia tăng tại nhiều mã lớn và chỉ bị chặn lại nhờ lực cầu bắt đáy tại 980 điểm.
Sang đến phiên chiều, lực cầu bắt đáy tiếp tục hoạt động, kéo VN-Index lên 985 điểm, nhưng sau đó lượng cung gia tăng tại các mã lớn đã đẩy chỉ số trở lại và may mắn mới giữ được ngưỡng hỗ trợ 980 điểm khi đóng cửa.
Nhóm bluechip đa số giảm, trong nhóm VN30, chỉ có 5 mã tăng, 2 mã đứng giá.
Sắc đỏ còn có nhiều mã lớn khác như PLX, HPG, BVH, VPB, MBB, MWG, FPT, POW, HBD, STB, EIB…
Trong khi đó, ROS lại bất ngờ đảo chiều tăng 2,56% lên 32.100 đồng, với 7,18 triệu đơn vị được khớp, chỉ đứng sau AAA với 7,74 triệu đơn vị, nhưng AAA chỉ đứng tham chiếu 18.500 đồng.
VJC sau khi công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 với hoạt động kinh doanh chính tiếp tục tăng trưởng gần 50%, đã đảo chiều tăng 0,36% lên 112.900 đồng.
CTD không có nhiều biến động, giảm sàn xuống 121.800 đồng.
Tâm điểm đến từ nhóm cổ phiếu nhỏ, từ sắc tím lẻ tẻ tại VHG, PPI trong phiên sáng, đã lan rộng ra nhiều mã khác như VHG, PXS, AGF, PIT, NAV và lan sang cả nhiều cổ phiếu vừa như FMC, CMX, SRC, cùng với ACL có sắc tím từ phiên sáng…
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 9/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,01 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 313,46 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua mua ròng 4,35 triệu đơn vị, tổng giá trị 180,33 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/4: VN-Index giảm 6,57 điểm (-0,66%), xuống 981,91 điểm; HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,25%), xuống 107,43 điểm; UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%), xuống 56,56 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau khi thoát khỏi sắc đỏ trong phiên đầu tuần mới, phố Wall đã đồng loạt giảm điểm trong phiên thứ Ba (9/4), khiến S&P chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng điểm liên tiếp khi những nỗi lo mới đến với nhà đầu tư.
Theo đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại do cuộc chiến thương mại và rắc rối trong tiến trình Brexit.
Trung Quốc, Đức và các nền kinh tế lớn khác có thể cần phải thực hiện các hành động ngắn hạn để hỗ trợ tăng trưởng.
Trong khi cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài 9 tháng chưa ngã ngũ chính thức, thì một cuộc chiến mới nhăm nhe bùng nổ.
Theo đó, ông Trump hôm thứ Ba đe dọa sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ EU trị giá 11 tỷ USD, gồm máy bay thương mại và các bộ phận, cũng như một số sản phẩm sữa, rượu vàng để trả đũa các khoản trợ cấp cho Airbus.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh nhẹ, khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Châu Âu và cùng lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã khiến niềm tin của giới đầu tư sụt giảm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,5% xuống 21.687,57 điểm. Topix giảm 0,69% xuống 1.607,66 điểm, với tất cả 33 chỉ số phụ chìm trong sắc đỏ, trong đó, mất mát lớn nhất thuộc về nhóm cổ phiếu máy móc và công nghệ.
Trong phát biểu mới nhất, ông Donald Trump cho biết sẽ áp thuế đối với 11 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu, làm dấy lên lo ngại rằng sự khác biệt về trợ cấp cho ngành máy bay giữa 2 Mỹ và EU có thể biến thành một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.
Không giúp ích gì cho tâm trạng nhà đầu tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IM) cũng đã thông báo đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 từ 3,5% xuống 3,3%.
Nhóm cổ phiếu xuất khẩu, công nghệ giảm mạnh với Sony Corp giảm 2,5%, Hitachi Ltd và TDK Corp cùng giảm 1,6% và Nintendo Co giảm 1%.
Một số cổ phiếu đáng chú ý, là Japan Display Inc, giảm tới 8,1% sau khi cho biết họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận hợp tác với một đối tác nước ngoài (theo tin đồn thì Japan Display năm tới cũng cung cấp màn hình Oled cho một số sản phẩm của Apple.
Ngược lại, Suruga Bank đã tăng mạnh 16% sau khi tờ Nikkei cho biết, ngân hàng này đang nói chuyện với bốn công ty bao gồm Nojima Corp và SBI Holdings để được hỗ trợ tài chính.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe phục hồi trong phiêu chiều.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,07% lên 3.241,93 điểm. Nhưng chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,3% lên 4.085,85 điểm.
Sự phân hóa mạnh diễn ra với đà tăng của nhóm cổ phiếu tiêu dùngvà chăm sóc sức khỏe đã bù đắp cho những tổn thất trong các lĩnh vực khác.
Chỉ số phụ ngành tiêu dùng tăng 2,4%, trong khi chỉ số chăm sóc sức khỏe tăng 1,5%.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu cổ phiếu cao nhất là Yueyang Forest & Paper Co Ltd, tăng 10,1%; Guizhou Changzheng Tiancheng Holding Co Ltd, tăng 10,09% và Jiangsu Lianhuan Pharmaceutical Co Ltd, tăng 10,06%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Pengqi Technology Development Co Ltd, giảm 10%; Fujian Apex Software Co Ltd và People.cn Co Ltd cùng giảm 8%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, do giới đầu tư cùng chung lo ngại trên toàn cầu về tăng trưởng kinh tế thé giới chậm lại sau dự báo của IMF.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,1% xuống 30.119,56 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,43% xuống còn 11.764,00 điểm.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất là Great Wall Motor Co Ltd tăng 6,41%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd, tăng 3,75% và China National Building Building Co Ltd, tăng 3,15%.
Nhóm cổ phiếu H giảm mạnh nhất gồm GF Securities Co Ltd, giảm 3,48%; China Huarong Asset Management Co Ltd, giảm 3,4% và Huatai Securities Co Ltd, giảm 3,2%.
Kết thúc phiên 10/4: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 115,02 điểm (-0,53%), xuống 21.687,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,27 điểm (+0,07%),lên 3.241,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 37,93 điểm (-0,13%), xuống 30.119,56 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC nới đà tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,41 - 36,58 triệu đồng/lượng, tăng thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.989 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất biến động cuối quý I, NHNN bơm thêm tiền hạ nhiệt
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tiến hành bơm ròng vào thị trường từ cuối tháng 3/2019 một phần là nhằm mục tiêu bù đắp cho sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường, dẫn đến các ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất thời gian qua..>> Chi tiết
- Dòng tiền chuyển dịch sang nhóm midcap
Dù bluechips vẫn là lực đỡ quan trọng giúp chỉ số VN-Index áp sát mốc 1.000 điểm, nhưng dòng tiền cũng ghi nhận hoạt động tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (midcap)..>> Chi tiết
- Vốn ngoại chi phối các doanh nghiệp đầu ngành
Với sự tham gia ngày một sâu của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường tài chính Việt Nam, bóng dáng các “ông lớn” nước ngoài đang dần chi phối các thương hiệu đầu ngành..>> Chi tiết
- Năm 2019, kỳ vọng kết quả kinh doanh doanh nghiệp khả quan ngay từ quý I
Nhà đầu tư đang chờ đợi các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính quý I/2019 khi thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đang đến gần..>> Chi tiết
- Quý II/2019, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng chậm lại
Theo số liệu của Bộ Công thương, tháng 3/2019, Việt Nam xuất siêu ước đạt 600 triệu USD. Tính chung cả quý I/2019, Việt Nam xuất siêu 536 triệu USD, thấp hơn so với mức 2,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2018..>> Chi tiết
- IFC: Thế giới đang có tới 268 nghìn tỷ USD có khả năng huy động để đầu tư
Theo một báo cáo mới được IFC công bố, sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với hoạt động đầu tư tạo tác động - theo đó các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội để tạo ra tác động tích cực lên xã hội bên cạnh lợi nhuận tài chính - được ước tính có thể lên đến 26 ngàn tỷ USD..>> Chi tiết