Thị trường tài chính 24h: Doanh nghiệp chuẩn bị cho kế hoạch bứt phá khi dịch bệnh qua đi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ trở lại; Chuyện đại gia bất động sản góp vốn tại ngân hàng; Vốn lại đổ vào trái phiếu địa ốc; Doanh nghiệp niêm yết thích ứng và chờ cơ hội; Chứng khoán châu Á thêm một phiên đồng loạt giảm; OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Doanh nghiệp chuẩn bị cho kế hoạch bứt phá khi dịch bệnh qua đi

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tiếp tục chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,40 – 57,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 2,1 USD lên 1.753,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục nhích lên và tăng lên trên 1.760 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,13% xuống 92,91 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.145 đồng/USD, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.730 – 22.930 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,15 USD (-0,22%), xuống 68,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,14 USD (-0,20%), xuống 71,17 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua bị đẩy về quanh 44.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã tăng dần và leo dốc lên trên 46.300 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tìm lại sắc xanh về cuối phiên

Thị trường phiên thêm một phiên gần như tương tự hai phiên trước đó, khi giằng co nhẹ trong phiên sáng và chịu áp lực chốt lời trong phiên chiều, nhưng may mắn hơn hai phiên vừa qua là đã có nhịp nảy lên trên tham chiếu về cuối ngày.

Hết phiên hôm nay, VN-Index có tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp, kết thúc tuần điểm số vẫn nằm trên đường trung bình giá 5 tuần cho thấy dấu hiệu tăng điểm vẫn còn.

Phiên này, nhóm cổ phiếu chứng khoán tích cực nhất với FTS và APG cùng tăng trần, SSI +2,3%, HCM +4,1%, VCI +3,3%, AGR và CTS tăng trên dưới 2%.

Bên cạnh đó là tín hiệu đảo chiều của các nhóm phân bón, vận tải biển sau 1-2 phiên rung lắc trước đó. Đáng chú ý, ở nhóm phân bón, các mã DPM, DCM tăng trần và sát trần. Hay ở nhóm cảng biển, STG và VOS cùng lấy lại sắc tím.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,37 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 766,13 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/8: VN-Index tăng 4 điểm (+0,3%) lên 1.357,05 điểm; HNX-Index tăng 2,64 điểm (+0,79%) lên 336,96 điểm; UpCoM-Index tăng nhẹ 0,2 điểm (+0,21%) lên 92,17 điểm

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nối dài đà tăng điểm sang phiên ngày thứ Năm (12/8), tuy nhiên mức tăng không đáng kể khi động lực trên thị trường đã hết.

Các cổ phiếu công nghệ lớn là động lực chính trên thị trường đêm qua hơn khi các nhà đầu tư an tâm với dữ liệu việc làm cho thấy kinh tế Mỹ phục hồi ổn định.

Apple, Microsoft, Amazon.com, Alphabet Inc và Facebook đến Tesla, Nvidia và Moderna đều ghi nhận sắc xanh.

Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về tình hình dịch bệnh lan nhanh có thể làm chậm quá trình phục hồi việc làm trong bối cảnh thiếu lao động.

Kết thúc phiên 12/8, chỉ số Dow Jones tăng 14,88 điểm (+0,04%), lên 35.499,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,13 điểm (+0,30%), lên 4.460,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 51,13 điểm (+0,35%), lên 14.816,26 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do nhóm cổ phiếu liên quan đến chip kéo lùi, nhưng đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu lớn Recruit Holdings đã hạn chế những tổn thất đến thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,14% xuống 27,977,15 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,15% lên 1.956,39 điểm.

Recruit Holdings, một trong số các cổ phiếu phòng thủ lớn đã tăng vọt 10,01%, sau khi dự báo lợi nhuận trong năm vượt trội so với con số của các nhà phân tích.

Ngoài ra là JFE Holdings, tăng 9,32%, khi nhà sản xuất thép này cũng dự báo tăng gần gấp đôi lợi nhuận trong năm nay.

Trái lại, các nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip như Tokyo Electron và Advantest lần lượt mất 1,85% và 4,73%, khi chỉ số chất bán dẫn Philadelphia giảm phiên thứ sáu liên tiếp vào phiên ngày thứ Năm.

Ngoài ra, cổ phiếu các công ty lọc dầu cũng đồng loạt giảm do giá dầu thô đi xuống và cùng với đó, các lĩnh vực vận tải hàng không và mặt đất cũng giảm do lo ngại đại dịch ở Nhật Bản ngày càng lan rộng.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm, khi nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC kéo lùi.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,24% xuống 3.516,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,55% xuống 4.945,98 điểm.

Trong tuần, SSEC tăng 1,68%, trong khi CSI300 tăng 0,5%.

Các nhà sản xuất chip dẫn đầu sự sụt giảm, với chỉ số phụ theo dõi ngành bán dẫn giảm 4,1%. Chỉ số này đã tăng khoảng 29% cho đến nay trong năm nay.

Trong đó, cổ phiếu của SMIC giảm 6%, sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải cho biết, rằng họ sẽ loại bỏ cổ phiếu của công ty này khỏi một bộ chỉ số bao gồm các cổ phiếu đủ điều kiện theo chương trình Kết nối chứng khoán Thượng Hải-Hồng Kông.

Chứng khoán Hồng Kông giảm và cũng chịu áp lớn từ nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,48% xuống 26.391,62 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,93% xuống 9.377,79 điểm.

Trong tuần, HSI tăng 0,8%, còn HSCE tăng 1,1%.

“Rủi ro về quy định và địa chính trị gia tăng đang đè nặng lên triển vọng tăng trưởng trung hạn, đặc biệt là trong các phân khúc được nhắm mục tiêu bởi nỗ lực cải cách hoặc an ninh quốc gia,” Union Bancaire Privée viết trong một ghi chú.

Chứng khoán Hàn Quốc lùi bước, do nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh cổ phiếu bán dẫn và các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,16% xuống 3.171,29 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 3,03%.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 3,38% và SK Hynix tăng 1%. LG Chem tăng 2,05% và Naver giảm 0,91%.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã bán ròng mạnh 2.693,1 tỷ won cổ phiếu trên thị trường chính.

Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 37,87 điểm (-0,14%), xuống 27.977,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,44 điểm (-0,24%), xuống 3.51630 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 126,20 điểm (-0,48%), xuống 26.391,62 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 37,09 điểm (-1,16%), xuống 3.171,29 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chuyện đại gia bất động sản góp vốn tại ngân hàng

“Đại gia” bất động sản hay các ngành nghề khác tham gia tái cơ cấu ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng được nhìn nhận là yếu tố tích cực, dù một số trường hợp trong quá khứ cho thấy nguy cơ rủi ro..>> Chi tiết

- Vốn lại đổ vào trái phiếu địa ốc

Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng tiếp tục tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng rủi ro cũng được dự báo sẽ tăng do tác động của Covid-19 lên hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết thích ứng và chờ cơ hội

Khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại là rõ ràng, song nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thay đổi để thích nghi với tình hình mới và chuẩn bị cho kế hoạch bứt phá khi dịch bệnh qua đi..>> Chi tiết

- OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ

OPEC giữ nguyên dự đoán về sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu dầu thế giới năm 2021 và sẽ tăng trưởng trong năm tới bất chấp những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục