Thị trường tài chính 24h: "Đánh theo tin đồn" giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh; Tiền rẻ vẫn ào ạt chảy vào ngân hàng; Chứng khoán Việt Nam đứng trước vận hội mới 2021; Chiến lược theo dấu tin đồn giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng tăng; Thị trường chứng khoán trong cơn say và tiếng chuông cảnh báo; Chứng khoán châu Á phân hóa nhẹ; Giá dầu chạm mức cao nhất 11 tháng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  
Thị trường tài chính 24h: "Đánh theo tin đồn" giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/1 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,90 – 56,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 11,6 USD lên 1.855 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và leo lên 1.860 USD/ounce trước khi về gần quanh 1.855 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,21% lên 90,28 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.134 đồng, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,21 USD (+0,39%), lên 53,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 014 USD (+0,25%), lên 56,72 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index điều chỉnh sau 8 phiên liên tiếp tăng

Trong phiên sáng, VN-Index nhảy lên ngưỡng 1.200 điểm sau 3 năm, Tuy nhiên, áp lực bán đã diễn ra mạnh sau đó, nhất là tại nhóm cổ phiếu dẫn dắt khiến VN-Index bị đẩy lùi trở lại gần tham chiếu.

Bước vào phiên chiều, áp lực bán tỏ ra mạnh và dứt khoát đẩy VN-Index xuống dưới sắc đỏ, trước khi hồi nhẹ trở lại, nhưng không đủ sức để giúp thị trường tránh khỏi phiên điều chỉnh sau 8 phiên tăng điểm liên tiếp.

Trong nhóm các mã lớn, nhiều cổ phiếu giảm đáng kể như VIC -2,88%, VHM -2,42%, VNM -1,55%; VRE -1,36%. Ở chiều ngược lại, GVR giữ mức giá trần 31.850 đồng, khớp 15,85 triệu đơn vị.

Trong các mã nhỏ, ROS, HQC và DLG vẫn giữ được sức nóng khi đều đóng cửa ở mức trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,07 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 349,86 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/1: VN-Index giảm 6,23 điểm (-0,52%), xuống 1.186,05 điểm; HNX-Index tăng 0,52 điểm (+0,23%), lên 222,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,06%), lên 77,93 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall phục hồi trong ngày thứ Ba (12/1) sau phiên giảm điểm đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng trong tháng này.

Thị trường trái phiếu chứng kiến một đợt bán tháo trên diện rộng khi ​lợi suất ​trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 6/2020 trong tuần qua, đồng thời mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2017.

Kết thúc phiên 12/1, chỉ số Dow Jones tăng 60 điểm (+0,19%), lên 31.068,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,58 điểm (+0,04%), lên 3.801,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,00 điểm (+0,28%), lên 13.072,43 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á phân hóa trong phiên 13/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm động lực mới trong lúc lực đẩy từ phố Wall yếu, với hy vọng rằng một gói kích thích lớn khác tại Mỹ có thể bù lại các yếu tố bất lợi như biến động chính trị tại nước này và số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh.

Peter Essele, trưởng bộ phận quản lý danh mục đầu tư của Commonwealth Financial Network ở Boston, cho biết các nhà đầu tư đang đặt cược rằng chính quyền Biden sắp tới sẽ tăng cường phân phối vắc-xin Covid-19 cho Mỹ, giúp cho khu vực rộng lớn của nền kinh tế Mỹ sớm khôi phục.

Essele cho biết: “Số lượng nhu cầu bị dồn nén đang dần được giải phóng và trong năm tới, nó có thể sẽ dẫn đến một mức tăng trưởng mạnh nhất trong 20 năm và các thị trường đang định giá như vậy”.

Kết thúc phiên 13/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 292,25 điểm (+1,04%), lên 28.456,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,69 điểm (--0,27%), xuống 3.598,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 41,15 điểm (-0,15%), xuống 28.235,60 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 22,34 điểm (+0,71%), lên 3.148,29 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiền rẻ vẫn ào ạt chảy vào ngân hàng

Doanh số huy động vốn của các ngân hàng vẫn tăng rất mạnh, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, bất chấp mặt bằng lãi suất liên tục giảm từ năm ngoái đến nay..>> Chi tiết

- Chứng khoán Việt Nam đứng trước vận hội mới 2021

Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước vận hội mới..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán trong cơn say và tiếng chuông cảnh báo

Thị trường chứng khoán thời gian gần đây không thực sự phản ánh sự thịnh vượng của nền kinh tế và doanh nghiệp. Đã đến lúc nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trong quyết định đầu tư của mình..>> Chi tiết

- Chiến lược theo dấu tin đồn giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng tăng

Bên cạnh thông tin thật hỗ trợ thì theo dấu tin đồn và phân tích, dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trước khi hành động đã giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng tăng mạnh..>> Chi tiết

- Giá dầu chạm mức cao nhất 11 tháng khi Ả Rập Xê Út cắt giảm sản lượng

Giá dầu đã đạt mức cao nhất trong 11 tháng quanh mức 57 USD/thùng vào thứ Ba (12/1) khi nguồn cung dầu thắt chặt hơn và kỳ vọng giảm hàng tồn kho của Mỹ đã bù đắp cho những lo ngại về các ca nhiễm Covid-19 gia tăng trên toàn cầu..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ