Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 26/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 81,50 – 83,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 0,3 USD xuống 2.657 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lấy lại đà tăng và lên gần 2.680 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 100,86 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.105 đồng/USD, giảm 29 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.410 – 24.750 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua gần như không đổi quanh 63.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã tăng tốc và lên 64.300 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,56 USD (-2,24%), xuống 68,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,62 USD (-2,21%), xuống 71,84 USD/thùng.
VN-Index tiếp tục tăng
VN-Index duy trì sắc xanh trong phiên sáng với thanh khoản sụt giảm đáng kể bởi tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn.
Sau giờ nghỉ trưa, các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt khởi sắc giúp VN-Index thẳng tiến đến vùng giá 1.300 điểm.
Tuy nhiên, thị trường lại một lần nữa gặp thất bại khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh này. Áp lực bán dần gia tăng, đáng kể là nhiều cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là mã lớn VCB đảo chiều giảm, đã khiến VN-Index dần thu hẹp biên độ.
Kết thúc phiên giao dịch 25/9: VN-Index tăng 4,01 điểm (+0,31%), lên 1.291,49 điểm; HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,03%), lên 235,92 điểm; UPCoM-Index không có biến động và đứng ở mốc 93,5 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chính của Phố Wall diễn biến trái chiều trong phiên thứ Tư (25/9), với Dow Jones điều chỉnh khá mạnh, trong khi Nasdaq Composite vẫn được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.
Theo đó, những tên tuổi lớn đã góp phần chính nhấn chìm Dow Jones là General Motors và Ford, khi đều giảm hơn 4% sau khi bị Morgan Stanley hạ bậc tín nhiệm.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu công nghệ ngược dòng, với HP tăng hơn 5% nhờ Barclays nâng bậc tín nhiệm, do nhu cầu mạnh mẽ về trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo là yếu tố tác động tích cực. Cổ phiếu liên quan đến AI khác là Nvidia tăng 2,2%.
Kết thúc phiên 25/9: Chỉ số Dow Jones giảm 293,47 điểm (-0,70%), xuống 41.914,75 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,67 điểm (-0,19%), xuống 5.722,26 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 7,68 điểm (+0,04%), lên 18.082,20 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt, khi những gã khổng lồ chip nhận ảnh hưởng tích cực các công ty cùng ngành ở Mỹ và đồng yên yếu hơn đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,789% lên 38.925,63 điểm. Chỉ số tăng 2,66% lên 2.721,12 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của nước này tuyên bố hỗ trợ chính sách tài khóa để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội hàng năm.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 3,57% lên 2.999,81 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 4,2% lên 3.544,42 điểm.
Động lực tăng lên trong phiên giao dịch chiều sau khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, dẫn đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình, tuyên bố sẽ cứu trợ nền kinh tế tư nhân, ổn định lĩnh vực bất động sản và đảm bảo chi tiêu tài khóa cần thiết, Tân Hoa Xã đưa tin.
Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 14 tháng khi giới đầu tư vẫn đang hưng phấn với các biện pháp kích thích kinh tế từ Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,57% lên 19.812,75 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 4,22% lên 7.051,23 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ, với kỳ vọng từ các công ty cùng ngành trên Phố Wall sẽ bứt phá nhờ động thái giảm lãi suất từ Fed.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,70%, tương đương 70,07 điểm, lên 2.666,37 điểm.
Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng, với hai gã khổng lồ Samsung Electronics tăng 4,02%, nhà sản xuất chip SK hynix tăng 9,44%.
Kết thúc phiên 26/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.055,37 điểm (+2,79%), lên 38.925,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 104,65 điểm (+3,61%), lên 3.000,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 795,48 điểm (+4,16%), lên 19.924,58 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 75,25 điểm (+2,90%), lên 2.671,57 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thêm cung tiền chi phí thấp
Rất nhiều ngân hàng đã công bố chính sách giảm lãi vay 0,5-2%/năm cho cá nhân, hộ kinh doanh ở khu vực phía Bắc do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhưng mong muốn của khách hàng thì nhiều hơn thế…>> Chi tiết
- Báo chí và chuyện minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán
Thông tin là đầu vào quan trọng cho các quyết định đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, trong đó báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng cho nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Công ty chứng khoán chạy đua hạ lãi suất margin
Nguồn lực tài chính cải thiện sau các đợt tăng vốn, cộng thêm câu chuyện thanh khoản sụt giảm, các công ty chứng khoán tích cực đẩy vốn margin bằng ưu đãi lãi suất thấp, đồng thời thu hút các team môi giới có sẵn khách hàng về công ty..>> Chi tiết
- OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 đạt 3,2%
Ngày 25/9/2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 và 2025 sẽ ổn định ở mức 3,2% trong bối cảnh lạm phát đang tiếp tục hạ nhiệt và các ngân hàng trung ương từng bước cắt giảm lãi suất..>> Chi tiết