Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/7 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 68,20 – 68,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua giảm 5,5 USD xuống 1.807,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên trên 1.812 USD trước khi lùi về gần 1.800 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,15 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.144 đồng/USD, tăng 23 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.210 – 23.490 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua nhích lên trên 20.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và có nhịp giảm về gần 19.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,27 USD (+0,25%), lên 108,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,13 USD (-1,00%), xuống 112,37 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm về gần 1.180 điểm
Trong phiên sáng, thị trường được hãm phanh nhờ một số cổ phiếu ngân hàng lớn như BID, TCB, VIB, MBB, CTG khi mà bảng điện tử bị sắc đỏ lấn át.
Ngay khi bước vào phiên chiều, VN-Index trồi nhẹ lên trên tham chiếu, dù vậy, khi gần chạm tới kháng cự mạnh 1.200 điểm, lực bán đã gia tăng và tập trung ở một số bluechip, cổ phiếu đã khiến VN-Index lao dốc đột ngột và về sát 1.180 điểm khi đóng cửa.
Các trụ đỡ chỉ còn tại một số cổ phiếu ngân hàng, với TCB +3,9%, BID +3,6%, MBB +3,5% lên 25.450 đồng, STB +3,1%.
Trong khi đó, Các mã gây áp lực lớn có MSN -5,3%, GAS -5,2%, PNJ -4,2%, POW -3,7%, GVR -3,6%, MWG -3,4%.
Sức ép lớn khác trên bảng điện từ còn hướng đến các cổ phiếu điện như VSH, NT2, REE, GEG’ phân bón, hóa chất với DPM, CSV, DGC; thủy sản có ACL, ANV, VHC, IDI; bán lẻ với DGW, FRT; vận tải với HAH, VOS... khiến tất cả đều giảm về mức giá sàn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,56 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 316,95 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/7: VN-Index giảm 14,24 điểm (-1,19%), xuống 1.181,29 điểm; HNX-Index giảm 3,25 điểm (-1,16%), xuống 277,94 điểm; UpCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,81%), xuống 87,19 điểm
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày Quốc khánh
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi giới đầu tư mua bắt đáy các cổ phiếu công nghệ đã giảm sâu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,03% lên 26.423,47 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,5% lên 1.879,12 điểm.
“Các nhà đầu tư đã có một cái nhìn mới mẻ về công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng khi lợi suất của Mỹ ổn định. Họ đang mua lại những cổ phiếu đã giảm giá quá nhiều”, Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities cho biết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden xem xét dỡ bỏ thuế quan đối với một loạt hàng hóa Trung Quốc để kiềm chế lạm phát cũng nâng cao tâm lý chung, Arisawa nói.
Với việc thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ, chứng khoán châu Âu tăng 0,8% và FTSE của Anh tăng hơn 1%, trong khi chứng khoán châu Á nhích lên khi dữ liệu kinh tế tích cực và dấu hiệu giảm căng thẳng Trung-Mỹ đã cũng giúp tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn.
Trở lại Nhật Bản, cổ phiếu lớn Fast Retailing, đã tăng 4,33% để trở thành cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho chỉ số Nikkei 225, theo sau là SoftBank Group tăng 1,8% và Tokyo Electron tăng 0,38%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, do lo ngại về đợt lây lan mới Covid-19 đã lu mờ dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dịch vụ.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,04% xuống 3.404,33 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,14% xuống 4.489,54 điểm.
Thị trường chịu áp lực bởi các báo cáo cho thấy số người bị nhiễm Covid-19 mới Trung bình trong bảy ngày của nước này đã tăng lên 173 ca từ 27 ca và số thành phố bị đóng cửa hoặc đóng cửa một phần đã tăng gấp đôi.
Dữ liệu làm lu mờ những mặt tích cực cho thấy, chỉ số nhà quản lý thu mua dịch vụ (PMI) đã tăng lên 54,5 điểm trong tháng 6, mức tăng nhanh nhất trong gần một năm kể từ tháng 7 năm ngoái, và là tháng đầu tiên tăng sau đã giảm ba tháng liên tiếp trước đó.
Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, nhờ đà tăng của cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và năng lượng đã bù đắp cho cổ phiếu lĩnh vực tài chính và bất động sản giảm.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,1% lên 21.853,07 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,07% xuống 7.642,45 điểm.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên này là của WuXi Biologics, tăng 6,5% khi có tin công ty Trung Quốc này sắp được loại khỏi danh sách đen thương mại của Mỹ.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi thông tin Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã làm dấy lên sự lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 41,44 điểm, tương đương 1,80% lên 2.341,78 điểm.
Trong một thông tin khác, dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc hôm thứ Ba cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 đã tăng 6% so với một năm trước đó, tăng từ 5,4% trong tháng 5. Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11 năm 1998, khi giá tăng 6,8%. Các nhà kinh tế đã dự đoán CPI sẽ tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Sáu.
Kết thúc phiên 5/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 269,66 điểm (+1,03%), lên 26.423,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,40 điểm (-0,04%), xuống 3.404,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 22,72 điểm (+0,10%), lên 21.853,07 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 41,44 điểm (+1,80%), lên 2.341,78 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất cho vay mua nhà lên cao
Các nhà băng vẫn cho vay mua nhà, song không rộng cửa như trước, lãi suất áp dụng cũng cao hơn..>> Chi tiết
- Mất tiền tỷ vì sập bẫy lừa đảo “giao dịch T+0”
Lợi dụng tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn gỡ lỗ trên thị trường chứng khoán cơ sở, một số đối tượng lừa đảo đã dựng lên sàn giao dịch ảo, dụ dỗ họ “giao dịch T+0” với cam kết lãi suất hấp dẫn để chiếm đoạt hàng tỷ đồng..>> Chi tiết
- Cổ phiếu bất động sản chưa hết cơ hội
Theo giới phân tích, dù ngành bất động sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành này vẫn hiện hữu..>> Chi tiết
- Chi phí nhiên liệu tăng cao đang gây ra sự phá hủy nhu cầu
Theo nhà kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới Vitol Group, sự gia tăng về chi phí nhiên liệu trên toàn cầu đang bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu..>> Chi tiết