Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đầu tư cổ phiếu trở nên khó khăn hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index rơi hơn 30 điểm; Ngân hàng nhọc nhằn lập hệ sinh thái tài chính; Thêm áp lực cho doanh nghiệp địa ốc huy động vốn; Thép hết thời lợi nhuận khủng; Chọn cổ phiếu thời lạm phát; Giá lương thực toàn cầu tiếp tục giữ gần mức kỷ lục…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đầu tư cổ phiếu trở nên khó khăn hơn

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/5 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 69,75 – 70,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,4 USD/ounce xuống 1.876,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên trên 1.880 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,31 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.128 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.810 – 23.090 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lao dốc nhanh 36.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại sau đó, nhưng bất ngờ có nhịp giảm nhanh về gần 35.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,27 USD (+2,10%), lên 110,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng2,40 USD (+2,16%), lên 113,30 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm hơn 31 điểm

Thị trường thế giới bị bán tháo đêm qua đã tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Các chỉ số chính rơi mạnh từ sớm và dù có những thời điểm bật lên nhờ lực mua bắt đáy. Tuy nhiên, áp lực bán là quá lớn khiến VN-Index để mất hơn 31 điểm khi đóng cửa,

Nhóm các công ty chứng khoán là đáng chú ý nhất, với SSI, VND, HCM, VIX, VCI, CTS, APG, VDS, AGR, TVB; BSI cũng nằm sát sàn khi giảm 6,6%...

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng đua nhau giảm sâu với hàng loạt mã như DIG, DXG, HDG, KHG, HDC, FCN, FLC, ROS, LDG… nằm sàn, hay các mã VCG, KBC, BCM… giảm mạnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,67 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 47,19 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/5: VN-Index giảm 31,42 điểm (-2,31%) xuống 1.329,26 điểm; HNX-Index giảm 15,29 điểm (-4,26%), xuống 343,46 điểm; UPCoM-Index giảm 1,94 điểm (-1,87%) xuống 101,88 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall có phiên lao dốc trong ngày thứ Năm (5/5), do giới đầu tư lo ngại việc Fed tăng lãi suất vào ngày hôm qua sẽ không đủ để kiềm chế lạm phát gia tăng.

Phiên này, các cổ phiếu tăng trưởng dẫn đầu đà lao dốc, với Alphabet (Google), Apple, Microsoft, Meta Platforms (Facebook), Tesla và Amazon.com đều giảm từ 4,3% đến 8,3%.

Thị trường trái phiếu kho bạc chứng kiến sự đảo chiều đầy kịch tính so với đà phục hồi trong ngày thứ Tư. Theo đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, vốn đi ngược với giá trái phiếu, nhảy vọt hơn 3% trong ngày thứ Năm và chạm mức cao nhất kể từ năm 2018.

Lãi suất cao có thể gia tăng áp lực đối với các cổ phiếu công nghệ thiên về tăng trưởng vì khiến cho lợi nhuận từ nước ngoài kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 5/5, chỉ số Dow Jones giảm 1.063,09 điểm (-3,12%), xuống 32.997,97 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 153,30 điểm (-3,56%), xuống 4.146,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 647,16 điểm (-4,99%), xuống 12.317,69 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích lên, khi các nhà đầu tư chọn mua nhóm cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh ổn định.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,69% lên 27.003,56 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,93% lên 1.915,91 điểm.

Jun Morita, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Chibagin Asset Management cho biết: “Thị trường mạnh hơn tôi mong đợi. Triển vọng doanh nghiệp Nhật Bản được công bố trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng tốt hơn dự kiến ​​và các nhà đầu tư coi đây là một yếu tố tích cực.”

Các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu có khả năng phục hồi trong bối cảnh lạm phát, chẳng hạn như cổ phiếu liên quan đến hàng hóa và ngân hàng.

Theo đó, cổ phiếu các nhà khai thác dầu đã tăng 4,56% khi giá dầu thô tăng, trong khi các ngân hàng tăng 2,52% trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.

Đáng chú ý, cổ phiếu Tokyo Electric Power Holdings tăng 16,23%, sau khi Thủ tướng Fumio Kishida phát biểu tại chuyến thăm tại London rằng, Nhật Bản sẽ sử dụng các lò phản ứng hạt nhân để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do ảnh hưởng từ đà sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán toàn cầu do lo ngại lạm phát, bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu của nước này cho biết họ sẽ gắn bó với chính sách “zero-COVID”, đe dọa một nền kinh tế suy thoái mạnh hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,16% xuống 3.001,56 điểm. Chỉ số CSI300 giảm 2,53% xuống 3.908,82

Truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin, sẽ chống lại bất kỳ bình luận và hành động nào xuyên tạc, nghi ngờ hoặc phủ nhận chính sách ứng phó Covid-19 của nước này, sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của Trung Quốc.

"Nền kinh tế hầu như không được đề cập tại cuộc họp, cho thấy Bắc Kinh có thể đã trở nên quyết tâm hơn trong việc duy trì chiến lược zero-COVID”, Nomura SE nhận định.

Niềm tin thị trường cũng bị sụt giảm do áp lực bán tháo cổ phiếu trên toàn cầu, khi Fed tăng cường thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, do lực bán ồ ạt ở nhóm cổ phiếu công nghệ, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tuần trước tuyên bố sẽ hỗ trợ lĩnh vực công nghệ và kinh tế số.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 3,81% xuống 20.001,96 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 4,33% xuống 6.809,52 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ đã mất hơn 5%, với các gã khổng lồ Alibaba Group, Tencent và Meituan đều giảm mạnh.

Thêm vào những tiêu cực là tờ Financial Times đưa tin, Mỹ đang tiến tới áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với công ty chuyên về giám sát video Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,36% xuống 20.793,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,28% xuống 7.117,75 điểm.

Các tên tuổi công nghệ lớn đã giảm 0,1% sau khi tăng mạnh tới 2,8% trong phiên sáng, do Fed tăng lãi suất thêm 0,5%.

Giới đầu tư cổ phiếu công nghệ cũng đã giao dịch thận trọng trước cuộc họp có thể diễn ra giữa các gã khổng lồ công nghệ và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc vào thứ Sáu.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ 4 liên tiếp, do ảnh hưởng của phiên sóng gió trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 33,06 điểm, tương đương 1,23% xuống 2.644,51 điểm.

Phiên này, hầu hết các đối thủ nặng ký đều giảm, với gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 2,06% và SK Hynix giảm 1,83%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution đi ngang.

Kết thúc phiên 6/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 185,38 điểm (+0,69%), lên 27.003,56 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 66,20 điểm (-2,16%), xuống 3.001,56 điểm. Chỉ số Hang Seng-Index tại Hồng Kông giảm 791,44 điểm (-3,81%), xuống 20.001,96 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 33,06 điểm (-1,23%), xuống 2.644,51 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng nhọc nhằn lập hệ sinh thái tài chính

Hệ sinh thái mang lại cả giá trị hữu hình và vô hình nên các ngân hàng luôn mong mỏi thành lập thêm công ty con..>> Chi tiết

- Thêm áp lực cho doanh nghiệp địa ốc huy động vốn

Việc thị trường chứng khoán giảm mạnh và thanh khoản không sôi động như giai đoạn trước cũng như việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường trái phiếu sẽ tạo thêm áp lực không nhỏ cho các kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản trong năm nay..>> Chi tiết

- Thép hết thời lợi nhuận khủng

Chi phí nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển đều tăng vọt khiến lợi nhuận quý I/2022 của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đi xuống..>> Chi tiết

- Chọn cổ phiếu thời lạm phát

Giai đoạn tiền rẻ dần qua đi, cơ hội đầu tư cổ phiếu trở nên khó khăn hơn, song không phải không có..>> Chi tiết

- Giá lương thực toàn cầu tiếp tục giữ gần mức kỷ lục

Giá lương thực toàn cầu vẫn duy trì ở mức gần kỷ lục do thương mại cây trồng bị gián đoạn do xung đột ở Ukraine, làm trầm trọng thêm nguồn cung thắt chặt và gây ra lạm phát..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục