Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/4 tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 54,50 – 54,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 22,8 USD lên 1.708,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên 1.720 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về 1.715 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,04% xuống 93,20 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.242 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.990 - 23.170 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,33 USD (+2,25%), lên 60,49 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,28 USD (+2,04%), lên 64,02 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử mới
Sau phiên sáng khởi sắc, thị trường bước vào phiên chiều với dòng tiền vẫn chảy mạnh đưa VN-Index tăng dần và thiết lập đỉnh mới tại 1.217,26 điểm. Tới lúc nghẽn lệnh xảy ra, VN-Index hạ thấp độ cao đôi chút và biến động nhẹ cho đến khi đóng cửa.
Phiên này nổi bật là SSI, khi tăng trần +6,9%. Các mã bluechips khác cũng hoạt động tốt với TCH +5,9%, VIC +4,3%, MBB +3,7%, HPG +3,6%, MWG +3,5%, VRE +3,5%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ngoài các mã họ FLC là ROS, FLC, AMD, HAI vẫn giảm, thì phần lớn đều tăng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,92 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 20,99 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 1/4: VN-Index tăng 24,66 điểm (+2,07%), lên 1.216,1 điểm;HNX-Index tăng 5,73 điểm (+2,00%), lên 292,4 điểm; UpCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,37%), lên 81,71 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall diễn biến trái ngược trong phiên ngày thứ Tư (31/3) khi đón nhận đề xuất các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, tập trung vào đầu tư cho các dự án giao thông đường xá, sân bay, nguồn cung cấp nước sạch an toàn, công nghệ xanh, nâng cấp viễn thông... Gói cơ sở hạ tầng sẽ được giải ngân trong 8 năm.
Số tiền lấy từ dự án sẽ được bù đắp bằng cách tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% trở lại 28% sau khi được cắt giảm vào năm 2017 từ 35% xuống 21%.
Kết thúc phiên 31/3, chỉ số Dow Jones giảm 85,41 điểm (-0,26%), xuống 32.981,55 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,34 điểm, (+0,36%), lên 3.972,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 201,48 điểm, (+1,54%), lên 13.246,87 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng trong phiên đầu tiên của năm tài chính mới, khi các nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu của các công ty liên quan đến chất bán dẫn với kỳ vọng thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,72% lên 29.388,87 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,19% lên 1.957,64 điểm.
Theo giới phân tích, các nhà đầu tư đang đổ xô mua cổ phiếu các nhà sản xuất chất bán dẫn. Nguyên nhân bởi sự thiếu hụt toàn cầu về chip cho ô tô điện thế hệ tiếp theo và điện thoại thông minh cho thấy nhu cầu sẽ còn tăng trong một thời gian dài.
Đáng kể trong đó là Tokyo Electron Ltd tăng 4,68%, thậm chí có thời điểm chạm mức cao nhất mọi thời đại, khi dự báo doanh số tăng của Micron và cổ phiếu công nghệ Mỹ tăng đã thúc đẩy các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn của Nhật Bản.
Kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng yên suy yếu cũng thúc đẩy tâm lý đối với nhà đầu tư.
Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, dẫn đầu là cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,71% lên 3.466,33 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,42% lên 5.110,78 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, lần lượt tăng 2,5% và 2,4%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi nhóm cùng ngành trên phố Wall đêm qua nhảy vọt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,97% lên 28,938,74 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,24% lên 11.217,41 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ ngành công nghệ và công nghệ thông tin, lần lượt tăng 4,7% và 6,1%.
Chứng khoán Hàn Quốc được hỗ trợ nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu lớn và lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Thông tin hỗ trợ thêm đến từ xuất khẩu của quốc gia này trong tháng 3 đã tăng tháng thứ năm liên tiếp và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ nhu cầu tăng mạnh đối với chip và các sản phẩm hóa dầu.
Các cổ phiếu lớn như Samsung Electronics và SK Hynix đều tăng 1,84% và 6,04%, nhà sản xuất pin LG Chem và Naver tăng lần lượt 1,74% và 0,4%.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay đã mua ròng 562,6 tỷ won (497,19 triệu USD) cổ phiếu trên bảng điện tử.
Kết thúc phiên 1/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 210,07 điểm (+0,72%), lên 29.388,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 24,42 điểm (+0,71%), lên 3.466,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 560,39 điểm (+1,97%), lên 28.938.74 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 25,98 điểm (+0,85%), lên 3.087,40 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nợ xấu chưa nhẹ gánh
Nợ xấu vẫn là áp lực lớn, chưa kể các khoản nợ tái cơ cấu đến từ Thông tư số 01/2020/TT-NHNN..>> Chi tiết
- Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam được nhận định có triển vọng tích cực trong năm 2021, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài đã không ngừng bán ròng kể từ đầu năm..>> Chi tiết
- Cổ phiếu tăng kích hoạt trái phiếu chuyển đổi
Khi VN-Index tiếp cận vùng 1.200 điểm, giá không ít cổ phiếu lập đỉnh mới nên đã kích hoạt trái chủ trái phiếu chuyển đổi thực hiện quyền đổi sang cổ phiếu..>> Chi tiết
- "Hậu" sự cố kênh đào Suez: Áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn rất lớn
Sự cố kẹt tàu hàng ở kênh Suez, cùng với việc nhu cầu hàng tiêu dùng bùng nổ trên toàn cầu đang khiến cho áp lực lên chuỗi cung ứng tăng cao..>> Chi tiết