Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thoát một phiên giảm sâu

(ĐTCK) VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm; Lãi suất huy động giảm chưa tác động đến tỷ giá; Phiên lao dốc 11/6 chưa đủ dữ kiện khẳng định phân phối đỉnh; Mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông, “tay to” điên đầu; ESOP tại Việt Nam chưa phản ánh đúng chi phí của doanh nghiệp; Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm; Dấu hiệu bong bóng tại thị trường chứng khoán toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thoát một phiên giảm sâu

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/6 giảm 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại đúng 30.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 48,45 – 48,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 12,2 USD xuống 1.721,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá tiếp tục nhích lên và lên trên 1.737 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 7 trên sàn Comex New York tăng 2,3 USD lên 1.737 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,12% lên 96,62 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.222 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.320 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) gần như không đổi ở 36,34 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,11 USD (+0,29%), lên 38,66 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thoát một phiên giảm sâu

Nhà đầu tư tiếp tục xả bán ồ ạt ngay khi bước vào phiên sáng, khiến VN-Index mất hơn 25 điểm. Nhưng trong nửa cuối phiên, thị trường bớt tiêu cực khi đà bán ra có dấu hiệu hạ nhiệt và chỉ số thu hẹp được đà giảm.

Trong nửa đầu phiên chiều, tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn, lực mua tăng mạnh ở nhóm bluechip  đã tạo sức kéo giúp VN-Index đóng cửa chỉ còn mất gần 4 điểm về 863 điểm.

Dòng bank hầu hết đều hồi phục với STB tăng trần  lên11.800 đồng; BID +4,9%, CTG +1,5%, TCB +1,2%. Các mã khác như GAS +2,8%, HPG +3,9%, MWG +3,4%, , SSI +4%, FPT +2,2%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HQC xác lập phiên tăng trần thứ 10 liên tiếp và đã bước vào vùng giá 2.x.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,62 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 268,47 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/6: VN-Index giảm nhẹ 3,85điểm (-0,44%), xuống 863,52 điểm; HNX-Index tăng 0,85 điểm (+0,73%), lên 116,91 điểm; UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,02%), lên 55,95 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Ngay khi mở cửa phiên giao dịch thứ Năm, lệnh bán đã được tung ra ồ ạt và lệnh bán tháo càng về sau càng mạnh, đẩy cả 3 chỉ số chính của phố Wall lao dốc và có phiên giảm mạnh nhất kể từ 16/3, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát khắp toàn cầu.

Trong khi đó, chỉ số VIX (CBOE) đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 16/3

Kết thúc phiên 11/6, chỉ số Dow Jones giảm 1.861,82 điểm (-6,90%), xuống 25.128,17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 188,04 điểm (-5,89%), xuống 3.002,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 527,62 điểm (-5,27%), xuống 9.492,73 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm do ảnh hưởng của phiên bán tháo đêm tại phố Wall, sau những lo ngại đợt lây nhiễm mới Covid-19 tại Mỹ đang diễn ra khi số người nhiễm mới và tử vong gia tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,75% xuống 22,305,48 điểm. Trong tuần, Nikkei 225 giảm 2,4%, mức giảm lớn nhất trong 7 tuần qua.

Chỉ số Topix mất 1,15% xuống 1.570,68 điểm, với 32 trên 33 chỉ số phụ giảm điểm.

Đồng yên có trú ẩn cao vẫn đứng vững ở mức cao nhất trong 1 tháng so với đồng USD tại 106,58 yên/USD tiếp tục khiến nhóm cổ phiếu xuất khẩu chịu áp lực, với Honda Motor giảm 1,8% và Subaru giảm 1,2%.

Nhóm cổ phiếu khai thác dầu khí kéo dài chuỗi phiên giảm với Inpex và Japan Petroleum Explorationgiảm lần lượt 2,4% và 4,1%, do giá dầu thô lao dốc phiên đêm qua.

Chứng khoán Trung Quốc thu hẹp đà giảm về cuối phiên, khi nhóm cổ phiếu công nghệ khởi nghiệp phục hồi, sau khi Bắc Kinh cam kết sẽ thúc đẩy cải cách thị trường vốn.

Đóng cửa, Shanghai Composite đã giảm 0,04% xuống 2.919,74 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 4.003,08 điểm.

Cả hai chỉ số đã giảm tới 1,7% ngay sau khi thị trường mở cửa do ảnh hưởng nặng nền từ phiên bán tháo đêm qua ở phố Wall.

Trong tuần, SSEC giảm 0,4%, trong khi CSI300 gần như không thay đổi.

Các nhà đầu tư vào thị trường cổ phiếu A đã mạnh dạn hơn, sau khi Bắc Kinh cho biết họ sẽ công bố các chính sách cải cách cho thị trường khởi nghiệp Thâm Quyến.

Chứng khoán Hồng Kông cũng thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên, sau khi lao dốc khi mở cửa.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,73% xuống 24.301,38 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,13% xuống 9.832,53 điểm.

Trong tuần, HSI mất 1,9%, còn HSCE giảm 2,3%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,4%, ngành CNTT giảm 0,18%, tài chính mất 0,75% và bất động sản giảm 0,15%.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng lấy lại được một nửa số điểm đã mất về cuối phiên, đóng cửa giảm 2%, cũng bởi ảnh hưởng bởi đà bán tháo trên phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 2,04%, xuống 2.132,30 điểm. Trong tuần, chỉ số đã mất 2,27%.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý có Samsung Electronics Co giảm 3,68% và SK Hynix giảm 3,73%, trong khi Samsung Biologics tăng 7,76%.

Kết thúc phiên 12/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 167,43 điểm (-0,75%), xuống 22.305,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,16 điểm (-0,04%), xuống 2.919,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 178,77 điểm (-0,73%), xuống 24.301,38 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 44,48 điểm (-2,04%), xuống 2.132,30 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất huy động giảm chưa tác động đến tỷ giá

Về mặt lý thuyết, hạ lãi suất huy động sẽ làm giảm giá trị đồng Việt Nam và đẩy tỷ giá lên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tỷ giá tăng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác…>> Chi tiết

Phiên lao dốc 11/6 chưa đủ dữ kiện khẳng định phân phối đỉnh

Chứng kiến phiên lao dốc ngày 11/6, giới đầu tư đang thắc mắc liệu thị trường đã phân phối đỉnh chưa hay chỉ là đợt rung lắc, điều chỉnh bình thường của thị trường?..>> Chi tiết

Mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông, “tay to” điên đầu

Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại CTCP Coteccons (CTD) đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư..>> Chi tiết

ESOP tại Việt Nam chưa phản ánh đúng chi phí của doanh nghiệp

Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP) đã và đang được các công ty niêm yết tại Việt Nam ưa chuộng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện với quy mô lớn nhờ nhiều ưu điểm..>> Chi tiết

Dấu hiệu bong bóng tại thị trường chứng khoán toàn cầu

Trạng thái hưng phấn kéo dài trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã khiến giá cổ phiếu không ngừng leo dốc, đưa vốn hóa thị trường lên mức 21.000 tỷ USD kể từ mức thấp nhất vào tháng 3 cho tới nay..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục