Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tháng mới vẫn có nhiều cơ hội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh; Trái phiếu nhà băng đắt hàng; Điểm sáng chứng khoán tháng 10; Doanh nghiệp niêm yết: Kẻ lãi lớn, người thua lỗ vì dịch bệnh; Chứng khoán phái sinh: Nhất cử lưỡng tiện; OPEC+ đang xem xét tăng thêm sản lượng dầu ra thị trường… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tháng mới vẫn có nhiều cơ hội

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/10 tăng 350.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 31,1 USD lên 1.757,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần chững lại và đi ngang quanh 1.755 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,27 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.160 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,57 USD (-0,76%), xuống 74,46 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,42 USD (-0,54%), xuống 77,89 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua leo lên 43.700 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục xu hướng đi lên và chạm gần 45.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index điều chỉnh

Áp lực bán từ sớm xuất hiện đã đẩy VN-Index về vùng giá 1.335 điểm. Dòng tiền sôi động ngay sau giờ nghỉ trưa đã nhanh chóng kéo VN-Index lên sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực bán gia tăng mạnh, đẩy VN-Index giảm sâu trước khi bật nhẹ vào cuối phiên.

Phiên này, nhóm cổ phiếu dầu khí khởi sắc, điển hình là GAS +6,7%, PVD +3,5%, TDG tăng kịch trần…

Ở nhóm hóa chất, VAF, NFC, HIS, CSV tăng trần, DCM +6,6%, DGC +5,3%, DPM +3,5%, SFG +5,6%…

Nhóm Louis bị xả bán mạnh sau nhịp hồi tích cực hôm qua, với TGG, BII, SMT cùng kết phiên ở mức giá sàn, TDH -6,2% CP, AGM -4,1%, APG -5,3%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,12 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 539,53 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/10: VN-Index giảm 7,17 điểm (-0,53%), xuống 1.334,89 điểm; HNX-Index giảm 0,84 điểm (-0,24%), xuống 356,49 điểm; UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,6%), xuống 95,98 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (30/9), kết thúc tháng 9 và quý III/2021 đầy biến động bao trùm bởi những lo ngại về Covid-19, lạm phát và ngân sách bất ổn của Washington.

Tối 29/9, các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ bất ngờ thông báo đã đạt được thỏa thuận chi tiêu ngắn hạn qua đó giúp chính phủ nước này phải đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động.

Mặt khác, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ tăng cao hơn dự báo trong tuần thứ ba liên tiếp. Theo Bộ Lao động Mỹ, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tăng lên mức 362.000 đơn, nguyên nhân vẫn là do ảnh hưởng từ làn sóng dịch bệnh do biến thể delta gây ra.

Trong tháng 9, chỉ số Dow Jones giảm 4,51%, chỉ số S&P 500 giảm 5,8%, chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,76%.

Trong quý III, chỉ số Dow Jones giảm 1,91%, chỉ số S&P 500 tăng 1,7%, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,51%.

Kết thúc phiên 30/9, chỉ số Dow Jones giảm 546,80 điểm (-1,69%), xuống 33.843,92 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 51,92 điểm (-1,19%), xuống 4.307,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 63,86 điểm (-0,44%), xuống 14.448,58 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm sâu, do lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới có thể khiến lạm phát tăng cao trong dài hạn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 2,31% xuống 28.771,07 điểm. Chỉ số Topix giảm 2,16% xuống 1.986,31 điểm, cả hai đều đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong ba tháng xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9.

“Các nhà đầu tư bắt đầu lo sợ lạm phát không phải là tạm thời do các hạn chế về nguồn cung khác nhau. Điều đó có nghĩa là kịch bản kinh tế của họ cần được xem xét lại ”, một chiến lược gia tại một công ty môi giới Nhật Bản giấu tên cho biết.

Áp lực về giá hàng hóa đang gia tăng trên toàn cầu do tình trạng thiếu nhân viên, thiếu tàu, giá khí đốt ở châu Âu tăng cao và thiếu điện ở Trung Quốc.

Các cổ phiếu được thêm vào chỉ số Nikkei 225 vào thứ Năm đã giảm mạnh với Nintendo giảm 8,7%, Murata Manufacturing giảm 5,7% và Keyence, công ty lớn thứ hai Nhật Bản tính theo vốn hóa thị trường, giảm 3%.

Đi ngược lại xu hướng, Toshiba đã tăng 3,1%, sau khi một quỹ đầu cơ Mỹ là Elliott Management cho biết họ sở hữu một lượng cổ phần “đáng kể” trong tập đoàn công nghiệp Nhật Bản.

Chứng khoán Trung Quốc Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Quốc khánh.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, sau khi tâm lý toàn khu vực bị ảnh hưởng bởi lo ngại về lạm phát, cũng như cuộc khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc và tác động của nó đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,62% xuống 3.019,18 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 3,39%.

Nhóm cổ phiếu lớn gây áp lực mạnh với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,21% và 2,91%, trong khi Naver giảm 1,55%.

Kết thúc phiên 1/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 681,59 điểm (-2,31%), xuống 28.771,07 điểm.. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 49,64 điểm (-1,62%), xuống 3.019,18 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Trái phiếu nhà băng đắt hàng

Các ngân hàng đang tăng vốn bằng hàng chục tỷ cổ phiếu phát hành mới và hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu dài hạn được bán ra. Cái hay là lãi suất trái phiếu ngân hàng phát hành khá thấp, nhưng vẫn đắt hàng..>> Chi tiết

- Điểm sáng chứng khoán tháng 10

Dù giữ quan điểm thận trọng về xu hướng thị trường tháng 10, nhưng giới chuyên gia chứng khoán vẫn nhìn thấy nhiều điểm sáng của thị trường..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết: Kẻ lãi lớn, người thua lỗ vì dịch bệnh

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, song đây cũng là cơ hội bứt phá của không ít doanh nghiệp..>> Chi tiết

- Chứng khoán phái sinh: Nhất cử lưỡng tiện

Trong bối cảnh hiện nay khi nhà đầu tư đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cơ sở thì chứng khoán phái sinh trở thành cứu cánh khi vừa là kênh đầu tư, vừa là công cụ phòng vệ cho danh mục chứng khoán cơ sở..>> Chi tiết

- Reuters: OPEC+ đang xem xét tăng thêm sản lượng dầu ra thị trường

Theo Reuters, OPEC+ đang xem xét vượt ra ngoài thỏa thuận hiện tại để tăng sản lượng lên trên 400.000 thùng/ngày vào thời điểm giá dầu gần mức cao nhất trong 3 năm và các quốc gia lớn đang thúc đẩy nguồn cung nhiều hơn..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ