Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán lao dốc

(ĐTCK) VN-Index giảm; 4,5 tỷ USD đổ vào ngành điện; Tỷ giá: Thấp nếu so sánh về tương quan với lạm phát; Bẫy “chết người” trong cuộc chiến thâu tóm doanh nghiệp; Doanh nghiệp lại “tố” khổ vì giấy phép con; Chứng khoán thế giới lao dốc; Nhiều rủi ro, dù kinh tế toàn cầu phục hồi; Ông chủ “thiên đường mua sắm” Daiso: Từ phá sản trở thành tỷ phú...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán lao dốc

VN-Index lao dốc

Cú thoát hiểm không mấy an toàn trong phiên sáng khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều trong phiên chiều.

Sau khoảng 30 phút nỗ lực giữ sắc xanh, áp lực bán gia tăng và lan rộng khiến thị trường ngập trong sắc đỏ, các chỉ số chính đều lao mạnh về dưới mốc tham chiếu trong phiên cuối tuần ngày 7/7. Trong đó, VN-Index không những thủng mốc 780 điểm và rơi về ngưỡng kháng cự thấp hơn.

Thanh khoản tăng khá mạnh với tổng khối lượng giao dịch đạt 261,56 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 4.803,3 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 24,36 triệu đơn vị, giá trị 686,83 tỷ đồng. Riêng FPT thỏa thuận 7,02 triệu đơn vị, giá trị hơn 359 tỷ đồng.

Trong phiên hôm nay, hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ giảm giá. Cụ thể, VNM giảm mạnh gần 2,1% và PLX cũng giảm tới 2,1%

Nhóm cổ phiếu tài chính cũng đồng loạt chuyển đỏ, trong đó nhóm ngân hàng với VCB giảm 1,65%, STB giảm 3,35%, MBB giảm 1,83%, CTG giảm 1,73%, BID giảm gần 0,5%. Các mã chứng khoán cũng đều điều chỉnh sâu với SSI giảm 3,8%, HCM giảm 6,1%, ARG và CTS cùng giảm sàn…

Không chỉ nhóm cổ phiếu lớn đua nhau giảm sâu, nhóm đầu cơ cũng chịu áp lực chốt lời ồ ạt và rớt mạnh. Điển hình ITA sau 4 phiên tăng trần liên tiếp đã quay đầu giảm 6,88%; các mã khác như FLC, DXG, SCR, KBC, FIT, HHS… cùng đều lùi về dưới mốc tham chiếu.

Trái lại, mã tí hon OGC vẫn chưa hết nóng. Lực cầu vẫn gia tăng mạnh khiến OGC tiếp tục dư mua trần 6,28 triệu đơn vị và khối lượng khớp lệnh đạt 2,97 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 1,78 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 78,39 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,12 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 12,02 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại  mua ròng 361.500 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 10,7 tỷ đồng

Kết thúc phiên giao dịch 7/7: VN-Index giảm 6,92 điểm (-0,88%), xuống 775,73 điểm; HNX30-Index giảm 3,35 điểm (-1,76%), xuống 187,07 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%), xuống 57,23 điểm. Tổng giá tri giao dịch đạt hơn 6.130 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Theo báo cáo việc làm trong khu vực tư nhân (ADP) vừa công bố, trong tháng 6 bảng lương ADP có thêm 158.000 việc làm, thấp hơn nhiều so với mức dự báo là 185.000 việc làm.

Số liệu khác cho thấy, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước có tuần tăng thứ 3 liên tiếp, lên 248.000 người, vượt trên mức mục tiêu là 243.000 người.

Trong một diễn biến khác, hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có tuyên bố mạnh mẽ  với Triều Tiên sau cuộc thử tiên lửa đạn đạo mới nhất của nước này và kêu gọi các quốc gia khác cho Bình Nhưỡng thấy rằng, nước này sẽ phải chịu hậu quả với chương trình vũ khí đang theo đuổi.

Dữ liệu việc làm thất vọng, cùng căng thẳng địa chính trị gia tăng đã khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán ra trong phiên thứ Năm, kéo các chỉ số chính của phố Wall giảm mạnh.

Kết thúc phiên 6/7, chỉ số Dow Jones giảm 158,13 điểm (-0,74%), xuống 21.320,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 22,79 điểm (-0,94%), xuống 2.409,75 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 61,39 điểm (-1,00%), xuống 6.089,46 điểm.

Trên thị trường Châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua sau khi các cổ phiếu toàn cầu sụt giảm, mặc dù các nhà đầu tư nhanh chóng quyết định mua lại trái phiếu chính phủ của ngân hàng Nhật.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản hôm thứ Sáu đã đề nghị mua  Trái phiếu JGBs 10 năm với số lượng không giới hạn với lãi suất 0,11% và cũng tăng mua trái phiếu JGB từ 5 đến 10 năm thông qua đấu giá, dự kiến khoảng 450 tỷ yen từ 500 tỷ yen.

Chỉ số Nikkei giảm 0,3%, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 15/6. Trong tuần, chỉ số Nikkei giảm 0,5%.

Thêm vào đó, việc bán tháo cổ phiếu của cả hai thị trường Mỹ và Châu Âu qua đêm đã làm giới đầu tư quan ngoại.

Phố Wall sụt giảm sau khi dữ liệu về thị trường lao động thất vọng đã đối đầu với khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất của Fed, khi nhận định rằng kinh tế đang phục hồi tốt.

Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn thận trọng với việc tăng lãi suất ở châu Âu khi các ngân hàng trung ương châu Âu đang tiến gần đến việc mở rộng gói kích thích tiền tệ.

Những mã nhạy cảm với lãi suất như Mitsui Fudosan Co và Mitsubishi Estate Co. giảm lần lượt 2,3% và 2,2%. Kajima Corp giảm 2,3% và Taisei Corp giảm 1,3%.

Mutsumi Kagawa, chuyên gia chiến lược toàn cầu của Rakuten Securities, cho biết những rủi ro về địa chính trị đã tạo ra một đám mây đen trên thị trường Nhật Bản.

Kagawa cho biết "Tỷ lệ đặt mua tăng lên phản ánh thái độ thận trọng của nhà đầu tư trên thị trường, điều này nhắc chúng ta về những căng thẳng địa chính trị trong khu vực.

Cả 3 chỉ số của chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại, nhờ cổ phiếu của các công ty tài nguyên khi kỳ vọng lợi nhuận giữa năm bùng nổ.

Chỉ số CSI300 của blue-chip vẫn không thay đổi ở mức 3.660,10, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 0,2%.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bỏ qua việc bơm thêm tiền vào hoạt động thị trường mở ngày thứ 10 liên tiếp, cho thấy mức thanh khoản "tương đối cao" trong hệ thống ngân hàng.

Ngành tiêu dùng và ngành chăm sóc sức khoẻ giảm 0,7% và 1,1%.

Các cổ phiếu tài nguyên và năng lượng đang tăng mạnh, vượt xa thị trường chung do hi vọng vào khả năng sinh lời ngày càng lớn, trong bối cảnh ngành công nghiệp phục hồi và USD suy yếu, nhiều người bắt đầu đưa ra dự báo lạc quan về kết quả kinh doanh giữa năm.

Một chỉ số theo dõi các cổ phiếu vật liệu chính đã ổn định ở mức cao trong 3 tháng và được thiết lập cho tuần tăng thứ năm liên tiếp.

Cổ phiếu của Công ty khai thác kim loại màu Trung Quốc Molybdenum tăng trần 10%, cao nhất trong 19 tháng, và tính chung đã tăng 53,5% trong năm 2017.

Thượng Hải Fosun Pharma, một đơn vị thành viên của tập đoàn Fosun, giảm 8,9% trước khi lấy lại 3,7%, sau khi có tin đồn chủ tịch Guo Guangchang đã mất tích.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhưng chỉ CSI300 blue-chip lại giảm 0,m1%, xuống còn 3.655.93 điểm.

Trong tuần, CSI300 giảm 0,3%, trong khi SSEC tăng 0,8%.

Yang Hai, nhà phân tích của Kaiyuan Securities, cho biết việc thắt chặt tiền tệ hiện tại của Fed và có thể là Ngân hàng Trung Ương Châu Âu sẽ có một thỏa thuận tác động có giới hạn trên thị trường Trung Quốc.

Một loạt dữ liệu của Trung Quốc trong những tuần tới, dự kiến sẽ cho thấy sự tăng trưởng ổn định mặc dù các biện pháp của chính phủ để kiềm chế thị trường nhà ở và rủi ro nợ có thể sẽ kéo dài trong vài quý tới.

Các nhà kinh tế tại UBS cho biết: "Tăng trưởng tín dụng chậm hơn và chi phí tài chính cao hơn do thắt chặt việc giám sát sẽ có tác động đến đầu tư và hoạt động của bất động sản vào cuối năm nay.

Trong tuần, ngành tài chính hàng đầu đã tăng trưởng 4,3%, do sự mong đợi về khả năng sinh lời được cải thiện, nhờ sự phục hồi của nền công nghiệp và đô la suy yếu.

Mặt khác, khu vực tiêu dùng, vốn là những cổ phiếu có tính phòng thủ cao giảm 4,4% trong tuần, do các nhà đầu tư quay sang các lĩnh vực khác với giá trị thấp hơn.

Kết thúc phiên 7/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 64,97 điểm (-0,32%), xuống 19.929,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 124,37 điểm (-0,49%), xuống 25.340,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,51 điểm (+0,17%), lên 3.217,96 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.775 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa giảm 20.000 đồng/lượng so chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,07 - 36,31 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.447 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.705  - 22.775 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tỷ giá: Thấp nếu so sánh về tương quan với lạm phát

Báo cáo tình hình kinh tế tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGS) cho biết, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do tiếp tục có xu hướng giảm so với tháng trước cũng như so với đầu năm.. >> Chi tiết

-Bẫy “chết người” trong cuộc chiến thâu tóm doanh nghiệp

Mua cổ phần trên thị trường thứ cấp là câu chuyện của các nhà đầu tư với nhau, nhưng để tiếp quản, tiến đến nắm quyền điều hành doanh nghiệp, lại là câu chuyện khác.. >> Chi tiết

4,5 tỷ USD đổ vào ngành điện

Đã có 2 dự án BOT trong ngành điện, với tổng quy mô vốn gần 4,5 tỷ USD, được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 1 tháng qua.. >> Chi tiết

Doanh nghiệp lại “tố” khổ vì giấy phép con

 Những nỗ lực gia nhập thị trường của doanh nghiệp đang có nguy cơ bị chặn ngay từ “vòng gửi xe”, khi ngày càng nhiều các điều kiện kinh doanh, cũng như quy chuẩn, tiêu chuẩn được dựng lên từ các cơ quan quản lý.. >> Chi tiết

Nhiều rủi ro, dù kinh tế toàn cầu phục hồi

Các điểm yếu còn tồn tại trên thị trường tài chính, những khoản nợ khổng lồ tại nhiều quốc gia và nguy cơ đổ vỡ hợp tác kinh tế đa phương là những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu mà giới phân tích đã chỉ ra trong nghiên cứu mới đây.. >> Chi tiết

Ông chủ “thiên đường mua sắm” Daiso: Từ phá sản trở thành tỷ phú

 Daiso Sangyo Corp được mệnh danh là “thiên đường mua sắm ở Nhật” và là một trong những đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình đồng giá ở nước này.

Chính chiến lược đồng giá đã giúp nhà sáng lập Daiso - ông Hirotake Yano, trở thành tỷ phú, với khối tài sản ròng cá nhân là 1,9 tỷ USD.. >> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục