Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán đang trải qua khoảng thời gian khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lao về gần ngưỡng 1.000 điểm; Lãi suất cho vay tăng vọt; Thị trường chứng khoán: Thận trọng, nhưng đừng quá bi quan; Lạc lối trong chu kỳ “tiền đắt”; Đi chậm mà chắc; Các thị trường mới nổi đã ở trong tình trạng khủng hoảng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán đang trải qua khoảng thời gian khó khăn

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 11/10 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,90 – 66,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 25,9 USD xuống mức 1.669,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co quanh 1.665 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 113,19 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.451 đồng/USD, tăng 19 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.790 – 24.070 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm xuống gần 19.000 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ đi ngang ở ngay trên mốc này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,04 USD (-2,24%), xuống 89,09 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,91 USD (-2,07%), xuống 94,20 USD/thùng.

VN-Index quay đầu giảm sâu

Không nằm ngoài dự báo phiên trước đó chỉ là một nhịp hồi kỹ thuật khi thị trường đã về vùng hỗ trợ mạnh, lực bán mạnh đã xuất hiện ngay khi mở cửa và liên tục gia tăng khiến

Trong phiên chiều, áp lực bán mạnh tiếp tục được duy trì khiến mốc 1.000 điểm liên tục bị đe dọa. Song, cứ mỗi lần VN-Index để thủng mốc này, cầu bắt được được khởi động và chỉ số được kéo trở lại.

Dẫu vậy, lực mua vẫn rất dè dặt nên không đủ sức đẩy VN-Index bật trở lại và càng về cuối phiên, chỉ số càng lùi gần hơn mức 1.000 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,04 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng xấp xỉ 133 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/10: VN-Index giảm 36,28 điểm (-3,48%), xuống 1.006,2 điểm; HNX-Index giảm 11,07 điểm (-4,82%), xuống 218,78 điểm; UPCoM-Index giảm 2,19 điểm (-2,73%), xuống 77,95 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Hai (10/10), với chỉ số Nasdaq Composite lùi xuống mức thấp nhất trong 2 năm, khi nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán mạnh.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi CEO của JPMorgan, Jamie Dimon, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có thể rơi vào suy thoái vào năm 2023, và điều đó có thể không chỉ là một đợt suy thoái kinh tế nhẹ như một số chuyên gia kinh tế đã dự đoán.

Chỉ số Philadelphia SE Semiconductor, theo dõi 30 công ty lớn nhất của Mỹ trong lĩnh vực chất bán dẫn, đã giảm 3,5% sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu vào cuối tuần trước.

Giá cổ phiếu Nvidia Corp lao dốc tới 3,4%. Cổ phiếu của Qualcomm, Micron Technology và Advanced Micro Devices cũng đồng loạt trượt giá.

Kết thúc phiên 10/10, chỉ số Dow Jones giảm 93,91 điểm (-0,32%), xuống 29.202,88 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 27,27 điểm (-0,75%), xuống 3.621,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 110,30 điểm (-1,04%), xuống 10.542,10 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, do sụt giảm của các cổ phiếu công nghệ, theo chân các công ty cùng ngành trên toàn cầu, mặc dù các công ty liên quan đến du lịch vẫn vững vàng khi Nhật Bản mở cửa trở lại đối với du lịch thông thường trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,64% xuống 26.401,25 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,86% xuống 1.871,24 điểm.

Chỉ số chất bán dẫn Philadelphia mất 3,5%, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới vào tuần trước có thể cản trở ngành sản xuất chip của Trung Quốc.

Động thái này dường như cũng đè nặng lên các công ty Nhật Bản, khi có nhiều công ty tham gia vào quá trình sản xuất chất bán dẫn. Theo đó, Nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 5,49% và Nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp giảm 3,93%.

Các cổ phiếu liên quan đến du lịch hoạt động tốt, do các nhà đầu tư kỳ vọng một sự phục hồi từ việc nối lại hoạt động du lịch trong nước trong tuần này.

Cụ thể, các cổ phiếu của nhà điều hành cửa hàng bách hóa Takashimaya Co Ltd tăng 3,33%, trong khi Đường sắt Đông Nhật Bản tăng 2,27%.Chỉ số du lịch hàng không của Topix tăng 2,24%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi phục nhẹ sau bốn phiên giảm điểm, nhờ cổ phiếu năng lượng mới nâng đỡ, khi các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận quý III của ngành này sẽ mạnh mẽ.

Đóng cửa, Shanghai Composite đều tăng 0,19% xuống 2.979,79 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 3.727,69 điểm.

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản giảm 3%, các nhà sản xuất chất bán dẫn giảm 1,8% và các công ty du lịch giảm 1,7%.

Tổn thất của các gã khổng lồ công nghệ và nhà sản xuất chip đã kéo dài từ đợt sụt giảm hôm thứ Hai, sau các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Mỹ nhằm làm chậm những tiến bộ công nghệ của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Chỉ số Năng lượng Mới đã tăng 2,4%, với các phương tiện năng lượng mới tăng gần 3% và các công ty quang điện tăng 1,1%.

Công ty dẫn đầu ngành sản xuất pin của Trung Quốc CATL đã tăng khoảng 6%, vì họ dự kiến ​​lợi nhuận ròng trong quý vừa qua sẽ tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh xuống dưới 17.000 điểm lần đầu tiên sau 11 năm, sau khi Trung Quốc cam kết tuân theo chính sách ZERO-COVID đã làm tăng thêm lo ngại về suy thoái và nhóm cổ phiếu công nghiệp tiếp tục bị bán tháo.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,23% xuống 16.832,36 điểm, lần đầu lùi xuống dưới mốc 17.000 điểm kể từ ngày 4/10/2011. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Doanh nghiệp Hang Seng Trung Quốc giảm 2,57% xuống 5.729,58 điểm.

Zero-COVID là "bền vững" và Trung Quốc phải tuân thủ chính sách, tờ Nhân dân Nhật báo chính thức cho biết trong một bài bình luận hôm thứ Ba.

Bài bình luận đã làm tiêu tan hy vọng của một số nhà đầu tư về việc sớm nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19.

Phiên này, cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông giảm 3,6%, trong đó công ty giao đồ ăn Meituan giảm 6,1% trở thành lực cản lớn nhất đối với Hang Seng. Cổ phiếu của công ty Nền tảng video Bilibili Inc giảm hơn 9%.

Chứng khoán Hàn Quốc lùi sâu, khi các nhà giao dịch quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ trong bối cảnh lo ngại rằng, lạm phát cao sẽ khiến lãi suất cao hơn và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 40,77 điểm, tương đương 1,83% xuống 2.192,07 điểm điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 1,42% và SK Hynix mất 1,1%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 3,11%.

Kết thúc phiên 11/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 714,86 điểm (-2,64%), xuống 26.401,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,65 điểm (+0,19%), lên 2.979,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 384,30 điểm (-2,23%), xuống 16.832,36 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 40,77 điểm (-1,83%), xuống 2.192,07 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất cho vay tăng vọt

Ngay sau khi lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay được nhiều ngân hàng đẩy tăng mạnh. Thậm chí, nhiều ngân hàng chỉ chấp nhận giải ngân nếu khách hàng đồng ý “mua bia kèm lạc”..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Thận trọng, nhưng đừng quá bi quan

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian khó khăn. Từ trạng thái hưng phấn cực độ hồi đầu năm, con sóng giảm đã nhấn chìm kỳ vọng của các nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Lạc lối trong chu kỳ “tiền đắt”

Diễn biến của thị trường trong những phiên gần đây khiến không ít nhà đầu tư hoảng loạn..>> Chi tiết

- Đi chậm mà chắc

Những biến động về kinh tế vĩ mô ở cả thị trường quốc tế và trong nước gần đây buộc nhiều doanh nghiệp quyết định thay đổi chiến lược từ công sang thủ hoặc đưa ra những định hướng mới, linh hoạt hơn để thích ứng và chờ cơ hội mới..>> Chi tiết

- Deutsche Bank: Các thị trường mới nổi đã ở trong tình trạng khủng hoảng

Theo báo cáo được công bố hôm thứ Hai (10/10), Deutsche Bank cho biết, các thị trường mới nổi đã rơi vào tình trạng khủng hoảng và lãi suất tăng cùng với đồng tiền suy yếu có thể đẩy nhiều chính phủ vào tình trạng vỡ nợ..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục