Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán có triển vọng tích cực trong nửa cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index biến động nhẹ; Cần sớm có khung pháp lý chứ không thể để nợ xấu cộng dồn tích tụ; Dòng tiền trên thị trường chứng khoán khô hạn; Triển vọng và thách thức thị trường nửa cuối năm; Quản lý đầu tư cá nhân trong môi trường linh hoạt; IEA đề xuất áp mức giá trần với dầu thô và sản phẩm tinh chế từ Nga…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán có triển vọng tích cực trong nửa cuối năm

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/7 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 67,60 – 68,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 7,7 USD xuống mức 1.726 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,13 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.188 đồng/USD, tăng 15 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.250 – 23.530 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 19.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích lên và vượt 19.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,74 USD (+0,77%), lên 96,58 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,62 USD (+0,62%), lên 100,11 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm nhẹ

VN-Index biến động rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trong suốt cả phiên sáng. Tuy nhiên. Dù lực cầu tiếp tục gia tăng sau giờ nghỉ trưa, giúp VN-Index vượt ngưỡng 1.180 điểm.

Tuy nhiên, tâm lý lên là bán khiến thị trường khó tiến xa. Chỉ số quay đầu thoái lui và trở lại trạng thái lình xình giằng co và đóng cửa giảm nhẹ.

Sóng bất động sản khu công nghiệp nhanh chóng hạ nhiệt sau phiên bùng nổ hôm qua với các mã ITA, KBC, LHG, TIP chỉ còn tăng nhẹ.

Mặt khác, trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HNG vẫn trong trạng thái thiếu vắng cung. Đóng cửa, HNG tăng trần với khối lượng khớp lệnh 9,57 triệu đơn vị và dư mua trần 4,82 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 17,87 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 577,44 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/7: VN-Index giảm nhẹ 0,9 điểm (-0,08%), xuống 1.173,92 điểm; HNX-Index giảm 0,63 điểm (-0,22%), xuống 281,36 điểm; UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,35%), lên 87,09 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đi xuống trong phiên ngày thứ Ba (12/7), khi nghi ngờ về khả năng suy thoái kinh tế ngày càng tăng khiến giới đầu tư tránh xa thị trường chứng khoán.

Giới phân tích dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ trong tháng 6 sẽ tăng 1,1%, thậm chí tăng cao hơn so với tháng 5 trước đó. Tuy nhiên, dự kiến lạm phát lõi tăng chậm hơn khi loại trừ đà tăng của giá thực phẩm và năng lượng.

Dù vậy, thị trường lo ngại rằng, báo cáo nếu cho thấy lạm phát tăng cao sẽ khiến Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Các chuyên gia cho biết, “đây chắc chắn là một tuần mà giới đầu tư có nhiều điều phải lo lắng”.

Kết thúc phiên 12/7, chỉ số Dow Jones giảm 192,51 điểm (-0,62%), xuống 30.981,33 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,63 điểm (-0,92%), xuống 3.818,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 107,87 điểm (-0,95%), xuống 11.264,73 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã phục hồi nhẹ, nhờ các cổ phiếu liên quan đến chip và hàng không nâng đỡ, mặc dù tổn thất về cổ phiếu năng lượng và lo ngại về nền kinh tế toàn cầu chậm lại đã hạn chế đà đi lên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,54% lên 26.478,77 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,29% lên 1.888,85 điểm.

Những lo lắng vẫn kéo dài về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, trong bối cảnh sự không chắc chắn gia tăng đối với cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu và cuộc đấu tranh mới của Trung Quốc để kiểm soát sự bùng phát Covid-19.

Trọng tâm lúc này của thị trường là dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày.

Một người tham gia thị trường tại một công ty chứng khoán trong nước cho biết: “Có cảm giác rằng Nikkei 225 đã trở nên rẻ, nhưng với quá nhiều bất ổn về triển vọng kinh tế toàn cầu, nên rất khó để mua cổ phiếu một cách mạnh mẽ”.

Cổ phiếu đáng chú ý hôm nay là SoftBank Group tăng 2,4%, sau khi có các nguồn tin cho biết SoftBank đang đàm phán với quỹ tài sản soverign của Abu Dhabi để bán Fortress Investment Group.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi dữ liệu cho thấy xuất khẩu trong tháng 6 tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất từ đầu năm, ngay cả khi dịch Covid-19 bùng phát gần đây làm lu mờ triển vọng phục hồi kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,08% lên 3.284,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 4.321,46 điểm.

Các lô hàng xuất đi trong tháng 6 của Trung Quốc đã tăng hơn 17,9% so cùng kỳ năm trước và là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 1/2022, dữ liệu hải quan chính thức cho thấy.

“Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã gây bất ngờ trong tháng 6. Tuy nhiên, đợt bùng phát hiện tại ở Thượng Hải và một số thành phố khác lại gây ra sự không chắc chắn cho sự phục hồi kinh tế trong quý III”, Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết.

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc có khả năng tăng 1% trong quý từ II so với một năm trước đó.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi nhóm cổ phiếu bất động sản Đại lục niêm yết tại thành phố gây ảnh hưởng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,22% xuống 20.797,95 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,64% xuống 7.145,83 điểm.

Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Đại lục giao dịch tại Hồng Kông giảm 4,2%, sau khi báo cáo cho thấy, người mua nhà của hàng chục dự án bất động sản dở dang trên cả nước cho biết họ sẽ tạm dừng thanh toán tiền thế chấp, yêu cầu mở bán lại các dự án.

Các nhà phân tích cảnh báo hiện tượng này có thể lây lan sang nhiều dự án hơn, làm suy giảm tâm lý và gây thêm áp lực lên lĩnh vực này.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,32% xuống 20.844,74 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,77% xuống 7.191,64 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, do các nhà sản xuất ô tô và công ty internet nhích lên và khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chuẩn lên 0,5%, phù hợp với dự báo của thị trường.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 10,85 điểm, tương đương 0,47% lên 2.328,61 điểm.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tăng lãi suất chính sách thêm 0,5%, nhằm mục đích kéo lạm phát từ mức cao nhất trong 24 năm xuống, trong bối cảnh, cố gắng cân bằng nỗi sợ hãi về suy thoái kinh tế mạnh khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.

Sau quyết định về lãi suất, Thống đốc BOK Rhee Chang-yong cho biết, mức tăng lãi suất có vẻ phù hợp trong thời điểm hiện tại, trừ khi lạm phát tăng nhanh vượt mức dự báo.

Kết thúc phiên 13/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 142,11 điểm (+0,54%), lên 26.478,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,83 điểm (+0,08%), lên 3.284,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 46,79 điểm (-0,22%), xuống 20.8797,95 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 10,85 điểm (+0,47%), lên 2.328,61 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cần sớm có khung pháp lý chứ không thể để nợ xấu cộng dồn tích tụ

Vẫn phải có luật hóa để xử lý nợ xấu bởi nợ xấu nội bảng dù đang giảm thời gian qua nhưng nợ xấu tiềm ẩn lại tăng…>> Chi tiết

- Dòng tiền trên thị trường chứng khoán khô hạn

Thanh khoản vốn đã giảm dần từ khi thị trường điều chỉnh tháng 4 đến nay, lại càng tiếp tục cạn kiệt hơn trong vài tuần gần đây..>> Chi tiết

- Triển vọng và thách thức thị trường nửa cuối năm

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau đợt sụt giảm mạnh đang có triển vọng tích cực trong nửa cuối năm 2022, với sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô cũng như nội tại thị trường..>> Chi tiết

- Quản lý đầu tư cá nhân trong môi trường linh hoạt

Ngày 14/7/2022, Báo Đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quản lý đầu tư cá nhân trong môi trường linh hoạt”..>> Chi tiết

- IEA đề xuất áp mức giá trần với dầu thô và sản phẩm tinh chế từ Nga

Tổng Giám đốc IEA hy vọng đề xuất về mức giá trần đối với dầu thô từ Nga sẽ giảm thiểu những tác động đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt những nước nhập khẩu sản phẩm tinh chế của Nga..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục