Thị trường tài chính 24h: Chốt lời

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 11 điểm; Ngày vía Thần Tài: Mua vàng loại nào để cả năm may mắn? Khát vọng chứng khoán tăng bền; Vinamilk, Sabeco,... và nghề bán vốn nhà nước; Thương hiệu Việt, sẽ vui ngày mới!; Chứng khoán Trung Quốc ngược dòng so với thế giới;  Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất hành tinh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet Ảnh Internet

VN-Index điều chỉnh

Trong phiên sáng, nhóm ngân hàng đã nhiều lần đóng vai trò bệ đỡ cho thị trường, có thời điểm VN-Index đã lấy lại đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu "vua". 

Tuy nhiên, sau 3 phiên tăng điểm mạnh và đang tiến tới vùng cản 1.100 điểm, áp lực bán chốt lời đã diễn ra mạnh, đặc biệt là trong phiên chiếu, khiến VN-Index lao về về mốc 1.070 điểm, trước khi hãm đà rơi vào cuối phiên.

Áp lực bán mạnh khiến nhiều mã vốn hóa lớn cũng như bluechips quay đầu giảm điểm, trong đó nhóm dầu khí giảm mạnh nhất như GAS -5,4%, PLX -2,8%, thậm chí PVD đã giảm sàn, trước khi hồi nhẹ với mức giảm 6,3%.

Ngay cả trụ đỡ ngân hàng cũng yếu đà. BID quay đầu giảm 1,6%. Chỉ còn CTG, VCB, EIB là tăng điểm, song sắc xanh đã nhạt đi đáng kể. Các mã VNM, SAB, MSN, HPG, HDB, VPB... cũng đều giảm mạnh.

Dòng tiền cũng chỉ quanh quẩn ở các cổ phiếu ngân hàng. STB và CTG lần lượt dẫn dầu thị trường với lượng khớp tương ứng 18,52 triệu và 18,02 triệu đơn vị. Các mã khác khớp từ gần 2-6 triệu đơn vị.

Tương tự, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu thị trường như HAG, HNG, SCR, FLC, AMD, HAI, HQC, ITA, KBC, ASM, OGC...

VHG đã mất sắc tím khi mức tăng dừng ở 980 đồng, khớp lệnh 1,81 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 2,44 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ướng 160,46 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 806.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2,64 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 43.032 đơn vị, nhưng mua ròng 5,43 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/2: VN-Index giảm 11,12 điểm (-1,01%), xuống 1.076,03 điểm; HNX-Index giảm 1,15 điểm (-0,92%), xuống 124,7 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,12%), xuống59,3 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.245 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed cho thấy, cơ quan này cũng không còn quá lo ngại về lạm phát vì tin tưởng nó đi cùng với đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

Khả năng tăng lãi suất trong tháng 3 này cũng lên tới 93%, nhưng giới đầu tư không quá lo lắng về vấn đề này.

Trước đó, nỗi lo lạm phát đã khiến phố Wall mất 10%, nhưng thị trường sau đó đã hồi phục dần khi giới đầu tư đã lấy lại được sự bình tĩnh.

Do đó, dù đứng trước khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 3, nhưng phố Wall đã hồi phục trở lại khi bước vào phiên thứ Tư sau khi giảm mạnh trong phiên thứ Ba do kết quả kinh doanh thất vọng của Walmart.

Đà tăng duy trì tốt trong gần như suốt thời gian của phiên giao dịch, thậm chí gần cuối phiên còn nhảy vọt lên.

Tuy nhiên, trong ít phút cuối phiên, việc lợi suất trái phiếu 10 năm của kho bạc Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất 4 năm trước khả năng Fed tăng lãi suất đã khiến giới đầu tư run sợ và đẩy mạnh bán ra, kéo các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt đảo chiều và lao mạnh xuống dưới tham chiếu, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Kết thúc phiên 21/2, chỉ số Dow Jones giảm 166,97 điểm (-0,67%), xuống 24.797,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,93 điểm (-0,55%), xuống 2.701,33 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 16,08 điểm (-0,22%), xuống 7.218,23 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trở lại sau khi phố Wall đêm qua cũng đi xuống.

Chỉ số Nikkei 255 chốt phiên giảm 1,1% xuống 21.736,44 điểm.

Cổ phiếu của Ricoh Co giảm 3,9%, sau khi cho biết có thể thua lỗ 100 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018, do nhu cầu về in ấn, máy photocopy suy giảm.

Các hãng hàng không cũng kém cỏi với Kawasaki Kisen giảm 2% và Nippon Yusen giảm 1%.

Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu đã ban hành khoản phạt 546 triệu euro (673,49 triệu USD) cho các công ty vận chuyển xe hơi và các nhà cung cấp phụ tùng ôtô, bao gồm cả hai 2 công ty trên, vì hành vi chống cạnh tranh.

Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh trong ngày giao dịch trở lại sau dịp lễ Tết nguyên đán, và là ngày tăng tốt nhất trong vòng 18 tháng do các nhà đầu tư mua mạnh.

Sự phục hồi được dẫn dắt bởi các công ty tiêu dùng và vận tải, vốn được hưởng lợi nhiều nhất do nhu cầu mua sắm và di chuyển trong dịp tết vừa qua tăng đột biến.

Shanghai Composite tăng 2,17% lên 3.268,73 điểm, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 8 năm 2016. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 2,16% lên 4.052,73 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,73%, tiêu dùng tăng 4,19%, bất động sản tăng 1,79% và chăm sóc sức khỏe tăng 1,22%.

Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất gồm Qingdao Tianhua Institute of Chemistry Engineering Co Ltd tăng 10,05%, Air China Ltd tăng 10,03% và Heilan Home Co Ltd tăng 10,03%.

Nhóm cổ phiếu thua cuộc hôm nay có Dongfang Electric Corp giảm 1,97%, Shanghai Hongda Mining Co Ltd giảm 1,74% và Henan Ancai Hi Tech Co giảm 1,71%.

Khoảng 13,87 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, bằng 64,3% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm trở lại từ mức cao nhất trong 2 tuần, khi nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính giảm mạnh, nhưng đà giảm của chỉ số chính đã được hãm lại nhờ dòng tiền ròng từ Trung Quốc đại lục.

Hang Seng-Index giảm 1,48% xuống 30.965,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,25% xuống 12.528,64 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,3%, ngành CNTT giảm 2,17%, tài chính giảm 1,78% và bất động sản giảm 1,32%.

Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất hôm nay là China Mengniu Dairy Co Ltd, tăng 5,58%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Resources Land Ltd giảm 4,11%.

Nhóm cổ phiếu H tăng điểm lớn nhất là Air China Ltd tăng 6,33%, China Shenhua Energy Co Ltd tăng 2,01% và Tập đoàn Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc tăng 1,19%.

Nhóm cổ phiếu H mất điểm lớn nhất có Zhuzhou CRRC Times Electric Co Ltd giảm 4,23%, CITIC Securities Co Ltd, giảm 2,7%, và China Vanke Co Ltd, giảm 2,6%.

Khoảng 2,47 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 80,1% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Kết thúc phiên 22/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 234,37 điểm (-1,07%), xuống 21.736,44  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 466,21 điểm (-1,48%), xuống 30.965,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 69,40 điểm (+2,17%), lên 3.268,56 điểm.

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.730 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nayg, tăng 30.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 90.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,88 - 37,03 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.433 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngày vía Thần Tài: Mua vàng loại nào để cả năm may mắn?

Theo quan niệm xưa, vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) nếu đi mua vàng sẽ gặp may mắn về tài lộc trong suốt cả năm đó. Vậy, vào ngày vía Thần tài khi đi mua vàng cần lưu ý chọn những loại vàng nào để được may mắn?..>> Chi tiết

Khát vọng chứng khoán tăng bền

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một năm thành công ngoài mong đợi. Giữ niềm tin thị trường tiếp tục thăng hoa trong năm 2018, lãnh đạo mỗi công ty chứng khoán đang có những bước đi để tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững hơn của doanh nghiệp cũng như thị trường trong giai đoạn mới..>> Chi tiết

Vinamilk, Sabeco,... và nghề bán vốn nhà nước

Quản lý khối tài sản hàng trăm ngàn tỷ đồng của Nhà nước với nhiệm vụ rõ ràng là bảo toàn và sinh lời, dưới góc nhìn của những người trong cuộc thực sự là một nghề khó..>> Chi tiết

Thương hiệu Việt, sẽ vui ngày mới!

Cả Vingroup, cả Bkav và nhiều doanh nghiệp Việt khác đã nuôi tham vọng lớn, nhảy vào những “địa hạt” mà xưa nay Việt Nam yếu thế. Nhưng thay vì “ném đá”, hãy dành cho họ một cơ hội. Bởi có niềm tin thì sẽ có chiến thắng và thương hiệu Việt, một lúc nào đó có thể… “vui ngày mới”..>> Chi tiết

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất hành tinh

Theo bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 năm 2017, với giá trị trên 150 tỷ USD, Amazon đã trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục