Thị trường tài chính 24h: Chờ sóng “bán niên”

(ĐTCK) VN-Index mất ngưỡng 950 điểm; Ngân hàng cạnh tranh cho vay nhỏ lẻ vì lợi nhuận cao; Kiếm tiền trên UPCoM thời chứng khoán giảm điểm; Tháng 7, “sóng” bán niên sẽ vỗ theo nhịp nào?; Lượng hóa ảnh hưởng của Fed đến thị trường chứng khoán; Chứng khoán Châu Á đỏ lửa bởi hạn chót 6/7 tới gần;  Công ty công nghệ Trung Quốc vội vã lên sàn...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index mất hơn 13 điểm

Trong phiên sáng, VN-Index lao mạnh ngay khi mở cửa do áp lực bán diễn ra ồ ạt, trong khi lực cầu vẫn tỏ ra thận trọng khiến chỉ số xuyên thủng mốc 940 điểm.

Trong phiên chiều, lực cầu tiếp tục gia tăng khiến chỉ tiếp tục lùi bước về mốc gần 930 điểm.

Tuy nhiên, tại ngưỡng này, lực cầu bắt đáy tại một số mã lớn đã hoạt đông tích cực, giúp hãm đà rơi, thậm chí có một số mã trở lại sắc xanh, kéo VN-Index trở lại, giảm thiệt hại đi một nửa so với mức đáy khi chốt phiên.

Một số mã bluechip hồi phục chuyển sắc xanh khi đóng cửa phiên như VNM, VCB, HDB, NVL, SAB, trong đó SAB tăng tốt 2%, lên 230.000 đồng; HPG, PLX, BHN cũng trở lại tham chiếu, trong khi đà giảm của VHM, VIC và GAS cũng hạn chế rất nhiều.

Tuy nhiên, các mã như YEG, VCI, HCM, HSG ở mức sàn, thậm chí nhóm giảm sàn còn có thêm các mã SBT, PNJ, CVT, ANV, SJF, hay các mã nhỏ hơn như CTS, LDG, VRC, ITA, PPI, ATG, TDG, KMR… Trong khi DXG thoát mức sàn khi đóng cửa giảm 3,13%, xuống 26.300 đồng.

SSI dù không giảm sàn nhưng cũng giảm 3,51%, xuống 27.500 đồng với 7,55 triệu đơn vị được khớp.

Trong nhóm ngân hàng, ngoài VCB và HDB hồi phục, các mã khác cũng còn giảm khá mạnh như 3 mã TCB, CTG và BID giảm trên 4%, MBB giảm hơn 5%, STB giảm 3,9% xuống 11.100 đồng, TPB giảm 1,82% xuống 27.000 đồng và EIB giảm 1,38%, xuống 14.300 đồng.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, HNG vẫn giữ được sắc xanh tốt, còn lại đều giảm giá. Ngoài ITA giảm sàn, còn có FLC giảm 5,53% xuống 4.780 đồng…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại đã mua ròng hơn 7,58 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 240,41 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 191.616 đơn vị, giá trị mua ròng 1,89 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 1,74 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 43,09 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/7: VN-Index giảm 13,63 điểm (-1,42%), xuống 947,15 điểm; HNX-Index giảm 3,4 điểm (-3,21%), xuống 102,76 điểm; UPCoM-Index giảm 1,14 điểm (-2,18%), xuống 50,84 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.994 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên cuối tuần qua, phố Wall đồng loạt đảo chiều tăng mạnh trong phiên sau thông tin Trung Quốc thông báo giảm bớt các hạn chế đầu tư nước ngoài, làm giảm bớt căng thẳng về cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Ngoài ra, đà tăng đột biến 13% của cổ phiếu Nike, lên mức cao nhất mọi thời đại 81 USD/cổ phiếu sau báo cáo sự tăng trưởng trở lại của thị trường Bắc Mỹ trong quý trước và đưa ra dự báo lạc quan trong năm nay.

Tuy nhiên, trong ít phút cuối phiên, cả 3 chỉ số chính của phố Wall đột ngột đảo chiều và may mắn mới giữ được sắc xanh nhạt sau khi Chính quyền Mỹ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, bắt đầu từ ngày 6/7 và có khả năng thúc đẩy một phản ứng trả đũa từ Bắc Kinh.

Dù hồi nhẹ trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall không tránh khỏi tuần giảm mạnh do ảnh hưởng từ nỗi lo chiến tranh thương mại.

Trong đó, chỉ số Dow Jones mất 1,26%, tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp và đây là lần đầu tiên trong 2 năm, chỉ số này có chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm 1,33% và chỉ số Nasdaq giảm mạnh 2,37% - tuần giảm thứ 2 liên tiếp của 2 chỉ số này.

Trong tháng 6, chỉ số Dow giảm 0,59%, trong khi chỉ số S & P 500 tăng 0,49% và chỉ số Nasdaq tăng 0,92% - tháng tăng thứ 2 liên tiếp của 2 chỉ số này.

Trong quý II, chỉ số Dow Jones tăng 0,70%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 2,93% và chỉ số Nasdaq tăng tới 6,33% - quý tăng thứ 8 liên tiếp của Nasdaq.

Kết thúc phiên 29/6, chỉ số Dow Jones tăng 55,36 điểm (+0,23%), lên 24.271,41 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,06 điểm (+0,08%), lên 2.718,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,62 điểm (+0,09%), lên 7.510,30 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản bất ngờ lao dốc trong phiên chiều, do hiệu ứng bán tháo từ chứng khoán Trung Quốc lây lan.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 2,2% xuống 21.811,93 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 13/4 và là phiên giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3 tới nay.

Topix giảm 2,1% xuống 1.695,29 điểm, với tất cả 33 chỉ số ngành theo dõi đều mất điểm.

Ngoài việc bán tháo tại thị trường chứng khoán Trung Quốc gây hiệu ứng lây lan thì tâm lý giới đầu tư cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khảo sát “tankan” hàng quý của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, khi kết quả cho thấy niềm tin của các nhà sản xuất lớn vào điều kiện kinh doanh của đất nước đã xuống thấp hơn so với quý trước đó.

Thị trường cũng bị đè nặng bởi lo ngại về tranh chấp thương mại sau khi Mexico có Tổng thổng mới, ông Andres Manuel Lopez Obrador, vốn là người theo chủ nghĩa dân tộc, và có thể sẽ có những hành động cứng rắn với Mỹ về vấn đề đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Các nhà phân tích cho biết, có khả năng lớn giới đầu tư sẽ chọn cách đứng ngoài thị trường trước hạn chót ngày 6/7 khi mức thuế 34 tỷ USD đối với hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc mà Mỹ áp sẽ chính thức có hiệu lực.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ như thực phẩm, thuốc và bán lẻ không thể chống đỡ lại lực bán mạnh với Kikkoman Corp mất 6,3%, Otsuka Holdings giảm 3,6 và Aeon giảm 5,7%.

Các nhà xuất khẩu cũng suy yếu với Advantest Corp giảm 1,7% và Tokyo Electron giảm 1,5%.

Sharp Corp tăng 15% vào phiên cuối tuần trước sau khi huỷ bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu mới trị giá 2 tỷ USD, đã mất 7,8% trong phiên hôm nay.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, do hạn chót ngày 6/7 đến gần đối với 34 tỷ hàng hoá bị Mỹ áp thuế nhập khẩu có hiệu lưc.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,52% xuống 2.775,56 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 2,93% xuống 3.407,96 điểm.

Tất cả các ngành đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó nhóm cổ phiếu tiện ích mất khoảng 1%, nhóm tài chính mất 4%. Cổ phiếu tiên ích, công nghệ, vật liệu, viễn thông và năng lượng cũng mất hơn 2,5%.

Thiệt hại nặng nhất thuộc nhóm cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản, đã giảm 6,6% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.

Mỹ sẽ chính thức áp dụng mức thuế 25% trên trị giá 34 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc vào thứ Sáu tuần này. Trung Quốc cũng đã công bố mức thuế tương ứng 25% hàng hoá nhập khẩu của Mỹ để đáp trả.

"Nếu thuế quan và các biện pháp trả đũa nhằm giảm thặng dư thương mại Trung Quốc-Mỹ khoảng 50 tỷ USD, chúng tôi ước tính có thể làm chậm tăng trưởng của Trung Quốc khoảng 20 đến 40 điểm cơ bản", các nhà phân tích nhóm thị trường mới nổi của Citibank cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày kỉ niệm thành lập Đặc khu hành chính Hồng Kông.

Kết thúc phiên 2/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 492,58 điểm (-2,21%), xuống 21.811,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tgiảm 71,86 điểm (-2,25%), xuống 2.775,56 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.075 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,70 - 36,90 triệu đồng/lượng, tăng thêm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.635 đồng/USD, giảm 15 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.005 - 23.075 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng cạnh tranh cho vay nhỏ lẻ vì lợi nhuận cao

Trước đây, nhiều ngân hàng tập trung tín dụng cho khách hàng lớn, đa phần là doanh nghiệp, nhưng hiện nay đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ, dư nợ của khối khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng chiếm trên 50%..>> Chi tiết

Kiếm tiền trên UPCoM thời chứng khoán giảm điểm

Trong đà giảm của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đáng chú ý, mức giảm điểm trên UPCoM gần đây thấp hơn 2 sàn niêm yết và không ít cổ phiếu vẫn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

Tháng 7, “sóng” bán niên sẽ vỗ theo nhịp nào?

Tháng 7, tâm điểm dành cho thị trường là kết quả kinh doanh bán niên mà các doanh nghiệp công bố, với nhóm được dự báo sẽ tạo hiệu ứng tích cực là các cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu của các DN có câu chuyện tăng trưởng cao..>> Chi tiết

Lượng hóa ảnh hưởng của Fed đến thị trường chứng khoán

Tần suất tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhanh hơn, tác động mạnh đến thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu, trong đó có TTCK Việt Nam..>> Chi tiết

Sau con số tăng trưởng GDP 7,08% là gì?

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước tính đạt 7,08%, mức cao nhất giai đoạn 6 tháng kể từ năm 2011 trở lại đây. Tuy nhiên, việc duy trì tốc độ phát triển trong nửa cuối năm là vấn đề cần quan tâm, bởi nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn..>> Chi tiết

Công ty công nghệ Trung Quốc vội vã lên sàn

Hiện tại, một làn sóng mới các công ty công nghệ Trung Quốc vội vã chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đang diễn ra..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục