Thị trường tài chính 24h: Chờ quyết định của Fed

(ĐTCK) VN-Index tăng gần 15 điểm; Tỷ giá biến động, cơ hội kinh doanh ngoại hối; "Sóng" chuyển sàn, cơ hội nào cho nhà đầu tư?; Quỹ mở chiến thắng thị trường; Giao dịch chứng khoán tự động: Xu hướng tất yếu; Quyết định của Fed phác họa bức tranh nền kinh tế Mỹ trong năm 2024…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 20/9 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 68,50 – 69,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 2,6 USD xuống 1.930,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và dao động nhẹ quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,04 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.079 đồng/USD, tăng 19 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.140 – 24.480 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 27.300 USD thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt dần và về gần 27.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,98 USD (-1,07%), xuống 90,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,90 USD (-0,99%), xuống 93,41 USD/thùng.

VN-Index hồi phục

Sau chút rung lắc đầu phiên, thị trường đã sớm tìm lại sắc xanh nhờ lực cầu được kích hoạt khá tốt ở vùng giá 1.210 điểm và đà tăng nới rộng, khi xuất hiện sóng ở các nhóm ngành dệt may và thủy sản đã lan rộng ra nhiều nhóm ngành khác, cùng sự trở lại của nhóm bất động sản với sự dẫn dắt của cặp đôi lớn VIC và VHM đã giúp VN-Index “bay cao” và đóng cửa tăng gần 15 điểm lên trên 1.225 điểm.

Một phiên hồi phục khá tốt chưa thể giúp nhà đầu tư tin tưởng vào xu hướng tăng của thị trường đã quay lại khi yếu tố thanh khoản còn khá yếu với tổng giá trị giao dịch trong phiên hôm nay chỉ đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,22 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 395,35 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/9: VN-Index tăng 14,61 điểm (+1,21%), lên 1.226,11 điểm; HNX-Index tăng 4,6 điểm (+1,84%), lên 254,82 điểm; HNX-Index tăng 4,6 điểm (+1,84%), lên 254,82 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Ba (19/9), với tâm lý tránh rủi ro đè nặng thị trường khi Fed bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.

Cuộc họp của Fed bắt đầu từ hôm nay và giới đầu tư dự báo Fed sẽ không nâng lãi suất trong lần họp này. Thị trường cũng đang đặt cược khả năng 29% Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 11.

Tuy nhiên, kế hoạch cuối năm Fed vẫn chưa chắc chắn, đặc biệt là sau khi dữ liệu chỉ số CPI vào tuần trước ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 14 tháng.

Kết thúc phiên 19/9: Chỉ số Dow Jones giảm 106,57 điểm (-0,31%), xuống 34.517,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,58 điểm (-0,22%), xuống 4.443,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 32,05 điểm (-0,23%), xuống 13.678,19 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, với tâm trạng nhà đầu tư trở nên thận trọng trước một loạt các quyết định chính sách quan trọng của ngân hàng trung ương, bao gồm từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Fed tại Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,66% xuống 33.023,78 điểm. Chỉ số Topix giảm 1% xuống 2.406,00 điểm.

BOJ sẽ công bố quyết định chính sách lãi suất vào thứ Sáu sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.

Trong khi Nikkei 225 có khả năng dao động trong phạm vi khá hẹp trước quyết định của Fed, các nhà đầu tư sẽ theo dõi cẩn thận lợi suất của Mỹ, theo chiến lược gia Kazuo Kamitani của Nomura Securities.

Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ủng hộ các cổ phiếu có cổ tức cao, sẽ được trả vào cuối tháng này, Kamitani nói thêm.

Vận tải biển, vốn là ngành hoạt động hàng đầu trong số 33 nhóm ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, giảm 0,3% sau 5 ngày tăng.

Cổ phiếu Các nhà máy lọc dầu giảm 3,3% và các công ty khai thác giảm 3,8%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi những lo ngại kéo dài về nền kinh tế lớn, bất chấp dữ liệu tốt hơn dự kiến vào tuần trước, với việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng cũng đè nặng lên tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,52% xuống 3.108,57 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,4% xuống 3.705,69 điểm.

Trung Quốc thông báo lãi suất cho vay kỳ hạn một năm (LPR) ở mức 3,45%, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm không đổi ở mức 4,2%. Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ ở Trung Quốc đều dựa trên LPR kỳ hạn một năm.

Quyết định này được đưa ra khi dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang tìm lại đà hồi phục sau khi suy thoái mạnh, với cả sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ trong tháng 8 đều vượt qua dự báo của thị trường.

Tuy nhiên, ông Cong Liang, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.

Thêm vào những áp lực với thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp tục bán ròng 3,5 tỷ nhân dân tệ (479,52 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc thông qua vào thứ Tư.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tuần, khi nhiều chiến lược gia chuyển sang bi quan về triển vọng thị trường, trong bối cảnh nhà ở của Trung Quốc sụt giảm và thất vọng về các chính sách hỗ trợ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,62% xuống 17.885,60 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,86% xuống 6.181,73 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc nhích nhẹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,53 điểm, tương đương 0,02% lên 2.559,74 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,29% và SK Hynix mất 1,01%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,6%.

Kết thúc phiên 20/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 218,81 điểm (-0,66%), xuống 33.023,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,39 điểm (-0,52%), xuống 3.108,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 111,57 điểm (-0,62%), xuống 17.885,60 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,53 điểm (+0,02%), lên 2.559,74 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tỷ giá biến động, cơ hội kinh doanh ngoại hối

Tại các ngân hàng lớn, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối thường tăng khi tỷ giá biến động..>> Chi tiết

- "Sóng" chuyển sàn, cơ hội nào cho nhà đầu tư?

Định giá ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, cổ phiếu một số ngân hàng có định giá thấp khi chuẩn bị chuyển sàn HOSE, đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Quỹ mở chiến thắng thị trường

Năm ngoái, nhiều quỹ mở cổ phiếu không tránh khỏi thua lỗ, hoặc lãi ít, vì thị trường sụt giảm, nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, không ít quỹ ghi nhận lãi lớn..>> Chi tiết

- Giao dịch chứng khoán tự động: Xu hướng tất yếu

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các hệ thống giao dịch tự động ngày càng đóng vai trò quan trọng ở các thị trường tài chính, thực hiện những công việc mà giao dịch thủ công rất khó có thể hoàn thành..>> Chi tiết

- Quyết định của Fed phác họa bức tranh nền kinh tế Mỹ trong năm 2024

Fed sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất trong bối cảnh kinh tế xuất hiện những dấu hiệu giảm tốc, xu hướng lạm phát bán lẻ giảm trên diện rộng và chính sách siết chặt tiền tệ kìm hãm tăng trưởng..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục