- VN-Index tăng
Sự khởi sắc của các bluechip, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp thị trường hồi phục sau nhịp điều chỉnh nhẹ đầu phiên.
Sang phiên chiều, thị trường tiếp tục giao dịch sôi động với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip, tạo động lực cho thị trường tiếp tục bứt phá. VN-Index nhanh chóng leo qua đỉnh núi 760 điểm.
Tuy nhiên, đà tăng không có tính lan tỏa, sức bật chính của thị trường đến từ nhóm cổ phiếu lớn, trong khi nhóm vừa và nhỏ vẫn khá phân hóa.
Nhưng bất ngờ đã xẩy ra trong đợt khớp ATC. Lực cầu gia tăng về cuối phiên một lần nữa kéo VN-Index vượt mốc 760 điểm, chính thức tạo đỉnh mới trong vòng 9 năm qua.
Nhóm cổ phiếu bluechip là tâm điểm hút dòng tiền với giá trị giao dịch của nhóm VN30 đạt 1.594,51 tỷ đồng, chiếm hơn 37% tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Trong đó, dòng bank vẫn giao dịch sôi động… đáng kể BID tăng 2,56% và khớp 7,44 triệu đơn vị.
Cặp đôi VNM và GAS cũng hỗ trợ tốt cho thị trường khi nới rộng đà tăng mạnh trong phiên chiều. Cụ thể, GAS tăng 2,31%, còn VNM tăng 0,79%.
Đáng chú ý, cặp đôi cổ phiếu của bầu Đức là HAG-HNG bay cao khi chốt phiên ở mức giá trần nhờ lực cầu hấp thụ mạnh.
Trong đó, HAG tăng 6,9% lên mức 9.140 đồng/CP với khối lượng khớp 11,2 triệu đơn vị; HNG tăng 6,88% lên mức 10.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 9,65 triệu đơn vị..
Ở nhóm cổ phiếu mới, LEC có phiên chào sàn tăng kịch trần, tuy nhiên, giao dịch còn khá hạn chế khi chỉ chuyển nhượng 4.690 đơn vị và dư mua trần 0,37 triệu đơn vị.
Trái lại, ROS không thoát khỏi sắc xanh mắt mèo trước áp lực bán ồ ạt. Kết phiên, ROS giảm 6,97% với khối lượng khớp 3,12 triệu đơn vị .
Bên cạnh đó, ông lớn VIC cũng có diễn biến khá tiêu cực. Mặc dù lực cầu ngoại khá tích cực nhưng áp lực bán trong nước lớn mạnh khiến VIC giảm sâu. Với mức giảm 3,49%, VIC kết phiên tại mức giá 42.500 đồng/CP và khớp 1,84 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 6,99 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 267,7 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 366.136 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 2,1 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 31.348 đơn vị, giá trị tương ứng 1,21 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/6: VN-Index tăng 3,88 điểm (+0,51%), lên 760,77 điểm; HNX-Index tăng 0,58 điểm (+0,59%), lên 97,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,37 điểm (-0,65%), xuống 56,46 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.533 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ quay đầu tăng nhẹ, trong đó, S&P 500, Dow Jones đều khép phiên tại mức cao kỷ lục, khi nhóm cổ phiếu công nghệ phục hồi và nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất, Reuters đưa tin.
Cổ phiếu lĩnh vực công nghệ thuộc S&P 500 tăng 0,9%, phục hồi sau 2 phiên giảm mạnh nhất trong gần 1 năm. Đà tăng của cổ phiếu từ các ông lớn công nghệ như Microsoft và Facebook đã đẩy S&P 500 lên mức cao.
Tuy nhiên, đà chững lại gần đây của lĩnh vực này đã làm dấy lên suy đoán nhà đầu tư có thể chuyển sang các lĩnh vực khác như tài chính và năng lượng.
Cũng trong hôm nay, nhóm cổ phiếu tài chính nhích 0,4% và nhóm cổ phiếu năng lượng cũng thêm 0,7%. Lĩnh vực nguyên vật liệu dẫn đầu, khi tăng vọt 1,3%.
Kết thúc phiên 13/6, chỉ số Dow Jones tăng 92,80 điểm (+0,44%), lên 21.328,47 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,96 điểm (+0,45%), lên 2.440,35 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 44,90 điểm (+0,73%), lên 6.220,37 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei 255 của Nhật Bản giảm nhẹ khi các nhà đầu tư ngập ngừng, phần lớn không tham gia vào thị trường trước cuộc họp của Fed.
Trong phiên, một số công ty có nhiều hoạt động đáng chú ý, Nintendo Co tăng 1,8% và là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường, sau khi được nhận định rằng doanh thu năm nay sẽ tăng mạnh sau khi Công ty phát hành một phiên bản mới trò chơi Mario cho hệ máy Switch vào cuối tháng 10 tới.
Công ty Dược phẩm Ono đã tăng tới 5,1% sau khi công ty này cho biết họ sẽ mua 20 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 3,8% cổ phiếu đang lưu hành.
Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo mạnh.
Với "top 50 cổ phiếu hàng đầu” có ngày tồi tệ nhất trong sáu tháng qua, do dữ liệu đầu tư yếu đã củng cố quan điểm rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bắt đầu mất đà tăng trưởng trong những tháng tới.
Giao dịch thưa thớt khi các nhà đầu tư chờ đợi mức lãi suất đồng đôla của Mỹ tăng lên và dấy lên những tranh luận về việc liệu ngân hàng trung ương Trung Quốc có thực hiện việc thắt chặt tín dụng hay không.
Chỉ số Shanghai SE 50, được gọi là chỉ số 50 của Trung Quốc, giảm 1,5%, chốt phiên ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, khi các nhà đầu tư chốt lời ở các mã cổ phiếu blue-chips.
Các nhà đầu tư cũng bán phá giá cổ phiếu - chủ yếu là cổ phiếu lớn - thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo hiểm Anbang, sau khi có thông tin Chủ tịch HĐQT tập đoàn này, ông Wu Xiaohui đang bị các cơ quan chức năng điều tra.
Các cổ phiếu đầu tư của Anbang, bao gồm Financial Street Holdings, China Vanke, China Merchants Shekou, Gemdale và China State Construction Engineering đã cùng nhau giảm mạnh.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng thanh khoản kém, do nhà đầu tư chời đợi cuộc họp của Fed. Hồng Kông thường theo dõi sát việc tăng lãi suất của Fed, vì tỷ giá của đồng đôla Hong Kong luôn được điều chỉnh rất nhanh với những thay đổi này.
Thêm vào đó, hoạt động thị trường hầu như bị đóng băng, bởi số liệu đầu tư yếu ở Trung Quốc, điều này đã củng cố quan điểm rằng nền kinh tế của đất nước sẽ bắt đầu mất đà trong những tháng tới.
Kết thúc phiên 14/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 15,23 điểm (-0,08%), xuống 19.883,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 23,80 điểm (+0,09%), lên 25.875,90 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 23,07 điểm (-0,72%), xuống 3.130,67 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Giá vàng SJC bất động. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.735 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa tăng 40.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,24 - 36,46 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.408 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.665 - 22.735 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tìm cách để hút vàng, ngoại tệ vào nền kinh tế
Vấn đề huy động vàng, ngoại tệ trong dân lại một lần nữa được Thủ tướng Chính phủ đề ra trong phiên họp Chính phủ tháng 5/2017. Đây là lần thứ hai từ đầu năm đến nay, Thủ tướng đưa ra yêu cầu này.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách lãi suất 0% với tiền gửi USD có tác dụng rất lớn tại thời điểm đó..>> Chi tiết
- 4 chỉ dấu cần lưu tâm trên thị trường tài chính tháng 6
Bên cạnh những biến động thị trường sau kết quả cuộc tổng tuyển cử tại Anh, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào ngày 14/6, những chỉ dấu trên thị trường hàng hóa và chứng khoán mới đây là điều mà giới đầu tư cần lưu tâm.. >> Chi tiết
- Năm 2016, có 1.448 dự án đầu tư công chậm tiến độ, 590 dự án có thất thoát, lãng phí…
Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2016 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ.
Một trong những nội dung đáng chú ý, đó là theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, công tác đầu tư từ ngân sách Trung ương được chấn chỉnh và có chuyển biến tích cực, nguồn vốn ngân sách địa phương được bố trí tập trung hơn, hiệu quả đầu tư bước đầu được nâng cao.. >> chi tiết
- Tài sản các ông chủ Amazon và Facebook “bốc hơi” hơn 6 tỷ USD trong 5 ngày
Một sự cố lớn trong lĩnh vực cổ phiếu công nghệ đã diễn ra từ thứ sáu tuần trước (9/6) khi một số nhà đầu tư nghĩ rằng, sau những kết quả ngoạn mục họ đã có được cho đến năm 2017, thì đây là thời điểm để bán đi đã khiến cho tài sản của nhiều tỷ phú công nghệ "bốc hơi" hàng tỷ USD..>> Chi tiết
- Châu Á sắp thành nơi giàu nhất thế giới
Trong báo cáo Tài sản Toàn cầu 2017 vừa công bố, BCG cho biết năm ngoái, tài sản tài chính tư nhân toàn cầu đã tăng 5,3% lên hơn 166.500 tỷ USD.
Tốc độ này cao hơn năm ngoái, chủ yếu nhờ kinh tế tăng tốc và thị trường chứng khoán nhiều nơi trên khởi sắc.. >> Chi tiết