Thị trường tài chính 24h: "Bệnh cũ" nghẽn lệnh tái phát, chứng khoán lao dốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm sâu phiên đầu tuần; Lãi vay mua nhà khó giảm thêm trong năm 2022; Cổ phiếu xây dựng sôi sục theo đầu tư công; Cổ phiếu ngân hàng: Lại thêm một lần kỳ vọng; Châu Á phải đối mặt với ba rủi ro chính vào năm 2022… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: "Bệnh cũ" nghẽn lệnh tái phát, chứng khoán lao dốc

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/1 giữ nguyên chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 60,90 – 61,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 6,1 USD lên 1.797 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và chạm 1.800 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,93 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.125 đồng/USD, giảm 13 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.540 – 22.820 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,15 USD (+0,19%), lên 79,05 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,13 USD (+0,26%), lên 81,88 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở 41.900 USD, thì sang ngày hôm nay đã gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

"Bệnh cũ" nghẽn lệnh tái phát, VN-Index lao dốc

FLC hôm nay là điểm nhấn cần phải kể đến, nhưng trước khi nhắc đến cổ phiếu này thì phải nhắc tới vụ HOSE treo bảng, thời gian không dài, chỉ số vẫn nhảy nhưng giá cổ phiếu không theo kịp và nhiều nhà đầu tư không kịp trở tay với diễn biến này. “Rút phích” lại một lần nữa là từ khóa được nhắc tới ở nhiều diễn đàn chứng khoán.

Ngày hôm nay, nhiều mã cũng có những biểu hiện xấu hơn so với thị trường chung. Nhóm đạm, với 2 đại diện là DCM và DPM cũng tạo ra những mẫu hình giảm giá điển hình sau khi đồ thị hình thành mẫu hình 3 đỉnh. DCM đã về giá sàn khi chốt phiên và DPM cũng ở mức sát giá sàn.

Nhiều mã tăng nóng thời gian qua cũng chung số phận, CII, VCG, HBC, LDG, LCG, POW… tất cả đều dư bán giá sàn với khối lượng không nhỏ.

Phiên giảm điểm hôm nay là khá đáng ngại với thanh khoản cao và điểm số VN-Index mất đi khá lớn.

Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật thị trường chưa quá xấu, VN-Index đang được hỗ trợ ở vùng đỉnh cũ 1.500 điểm, đường giá MA20 chưa bị vi phạm. Nhóm mã lớn, VN30-Index đã xuyên qua đường MA20, nhưng đang nằm ở trên vùng hỗ trợ cứng 1.505 (+/-), nên đà rơi có thể sẽ không còn quá mạnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 7,93 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 412,02 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/1: VN-Index giảm 24,77 điểm (-1,62%), xuống 1.503,71 điểm; HNX-Index giảm 10,95 điểm (-2,22%), xuống 482,89 điểm; UpCoM-Index giảm 1,31 điểm (-1,13 điểm ), xuống 114,3 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall Mỹ tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Sáu (07/1), khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị vùi dập bởi đà tăng lãi suất.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt 1,8% từ mức 1,51% vào cuối năm 2021. Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed là chất xúc tác chính cho đà tăng lãi suất.

Các ghi chú trong cuộc họp cho thấy ngân hàng trung ương đã sẵn sàng thu hẹp các biện pháp hỗ trợ kinh tế một cách nhanh chóng hơn so với một số dự đoán, bao gồm cắt giảm bảng cân đối kế toán và nâng lãi suất.

Trong tuần, Nasdaq Composite ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 02/2021, sụt 4,5%. Chỉ số S&P 500 rớt 1,8% và Dow Jones giảm 0,29%.

Kết thúc phiên 7/1, chỉ số Dow Jones giảm 4,81 điểm (-0,01%), xuống 36.231,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 19,02 điểm (-0,41%), xuống 4.677,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 144,96 điểm (-0,96%), xuống 14.935,90 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày lễ Thành Nhân.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,39% lên 3.593,52 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,45% lên 4.844,04 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng tăng 0,88% và chăm sóc sức khỏe tăng 1,08% là động lực chính của thị trường.

Đáng chú ý khác là tại thị trường STAR, khi tăng 0,98% từ mức thấp nhất gần 8 tháng, sau khi cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết, sẽ thí điểm hình thành thị trường kiểu Nasdaq của Mỹ.

STAR, được thành lập vào năm 2019 để tài trợ cho sự đổi mới công nghệ của Trung Quốc, hiện có 379 công ty niêm yết với tổng giá trị thị trường là 5,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (831,57 tỷ USD).

Chứng khoán Hồng Kông đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần, nhờ sự tăng vọt của cổ phiếu công nghệ và sự phục hồi nhóm bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,08% lên 23.746,54 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,63% lên 8.365,37 điểm.

Chỉ số công nghệ tăng phiên thứ ba liên tiếp, tiến thêm gần 2,2%. Chỉ số này đã tăng hơn 7% từ mức thấp kỷ lục vào thứ Năm tuần trước, khi một số nhà đầu tư cho rằng việc bán tháo cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc được thúc đẩy bởi lo ngại về các chính sách kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh đã đi quá xa.

Ngoài ngành công nghệ, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần, với Shimao Group Holdings tăng 19%, sau khi Caixin báo cáo rằng nhà phát triển đã bán tất cả các dự án bất động sản của mình, bao gồm cả bất động sản nhà ở và thương mại, để đẩy nhanh việc thanh lý tài sản.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do vẫn chịu ảnh hưởng từ việc Fed có thể tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 28,17 điểm, tương đương 0,95% xuống 2.926,72 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics giảm 0,38%, SK Hynix giảm 1,97%, LG Chem giảm 1,25% và Naver giảm 0,89%.

Cổ phiếu công nghệ cũng như các cổ phiếu tăng trưởng đã suy yếu, do lo ngại rằng Fed có thể bình thường hóa chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến ​​trước đó, Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.

Kết thúc phiên 10/1: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,98 điểm (+0,39%), lên 3.593,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 253,16 điểm (+1,08%), lên 23.746,54 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 28,17 điểm (-0,95%), xuống 2.926,72 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi vay mua nhà khó giảm thêm trong năm 2022

Lãi suất vay mua nhà được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại trong nước đầu tháng 1/2022 tiếp tục dao động từ 5 - 8,99%/năm, nhưng với xu hướng nhích dần của lãi suất tiết kiệm, khả năng mặt bằng lãi suất vay mua nhà khó giảm thêm..>> Chi tiết

- Cổ phiếu xây dựng sôi sục theo đầu tư công

Thông tin Chính phủ chính thức trình Quốc hội gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng một lần nữa tạo ra hiệu ứng tốt, kéo nhóm cổ phiếu xây dựng đồng loạt tăng giá..>> Chi tiết

- Cổ phiếu CII và "bong bóng" kỳ vọng

Cổ phiếu CII của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM tăng chóng mặt nhờ kỳ vọng quỹ đất tại Thủ Thiêm được tái định giá sau phiên đấu giá kỷ lục diễn ra ngày 10/12/2021. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro với nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Cổ phiếu ngân hàng: Lại thêm một lần kỳ vọng

Cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ là lực đẩy chính giúp VN-Index lập đỉnh mới, cùng với nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn thứ hai là bất động sản..>> Chi tiết

- Châu Á phải đối mặt với ba rủi ro chính vào năm 2022

Theo Carlos Casanova, nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á tại ngân hàng Thụy Sĩ UBP, các nước châu Á sẽ phải đối mặt với ba thách thức lớn trong năm nay..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ