VN-Index lao dốc
Sau phiên sáng với diễn biến chủ đạo vẫn là chính, cùng tâm lý chờ đợi và thận trọng, kéo theo sự co giật của chỉ số chưa dừng lại trong phiên sáng.
Bước vào phiên chiều, ngay khi giao dịch trở lại, lực bán ồ ạt đồ dồn vào thị trường trên diện rộng, VN-Index nhanh chóng đổ đèo, mất hơn 11 điểm xuống chỉ sau khoảng 20 phút.
Trong Đợt khớp lệnh ATC, áp lực bán vẫn gia tăng, VN-Index đóng cửa mất thêm 5 điểm với hàng loạt các mã bluechip nới rộng đà giảm.
Đồng loạt các bluechip, vốn hóa lớn, trụ cột thị trường nới rộng đà giảm, đặc biệt là ở các mã đầu ngành dầu khí và nhóm ngân hàng, tài chính.
Trong đó, VIC -1,4% xuống 101.900 đồng; VHM kịp lên tham chiếu 107.800 đồng; MSN -2,1% xuống 91.500 đồng. VCB -3,5% xuống 60.600 đồng; BID -2,3% xuống 29.300 đồng; CTG -0,4% xuống 25.200 đồng; TCB -2,6% xuống 26.500 đồng.
Các cổ phiếu ngân hàng khác cũng suy yếu với VPB -2,6% xuống 26.500 đồng; MBB -2,3% xuống 23.300 đồng; HDB -2,4% xuống 36.500 đồng; STB -1,7% xuống 11.400 đồng; TPB -1% xuống 25.750 đồng; EIB -0,4% xuống 13.950 đồng.
Các mã tài chính với SSI -3,2% xuống 30.000 đồng; VND -4,5% xuống 20.000 đồng; HCM -3,9% xuống 56.900 đồng; VCI -4,8% xuống 59.000 đồng; BVH -2,5% xuống 80.600 đồng…
2 cổ phiếu lớn ngành dầu khí, năng lượng GAS và PLX là nhân tố góp phần không nhỏ kéo chỉ số giảm sâu với GAS -6,1% xuống 95.000 đồng; PLX -4,3% xuống 62.800 đồng.
Các bluechip khác như VJC -3,5% xuống 149.000 đồng; CTD -3,2% xuống 1530.000 đồng; PNJ -2,9% xuống 99.000 đồng; HPG -2,6% xuống 37.500 đồng; ROS -2,4% xuống 42.900 đồng; VRE -1,5% xuống 39.800 đồng….
Tăng điểm trong rổ VN30 chỉ còn 4 mã là VNM +0,3% lên 158.500 đồng; SAB +0,5% lên 211.000 đồng; SBT +3% lên 17.000 đồng; BMP +0,6% lên 54.000 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 954.370 đơn vị, giá trị bán ròng 31,98 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 79.240 đơn vị, giá trị bán ròng 1,76 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 800 đơn vị, giá trị mua ròng 8,88 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/8: VN-Index giảm 16,9 điểm (-1,73%), xuống 961,37 điểm; HNX-Index giảm 1,77 điểm (-1,61%), xuống 108,02 điểm; UpCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,59%), xuống 51,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.704 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Sau chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp do lo ngại về cuộc khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ với đồng Lira của nước này lao dốc có thể lan rộng ra thị trường khác, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba nhờ kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp vừa công bố.
Ngoài ra, đà lao dốc của đồng Lira cũng đã chững lại, giúp nhà đầu tư bớt đi phần nào lo lắng.
Kết thúc phiên 14/8, chỉ số Dow Jones tăng 112,22 điểm (+0,45%), lên 25.299,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,03 điểm (+0,64%), lên 2.839,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 51,19 điểm (+0,65%), lên 7.870,89 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh sau phiên tăng khá mạnh ngày hôm qua, nhưng điểm tích cực là đồng yên yếu đi đã hỗ trợ tâm lý giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,7% xuống 22,204,22 điểm, sau khi tăng 2,3% trong phiên hôm qua. Topix giảm 0,8% xuống 1.698,03 điểm.
Phiên hôm nay, các cổ phiếu ngành game tỏ ra yếu nhất, do ảnh hưởng từ việc Trung Quốc yêu cầu Tencent tạm dừng phân phối trò chơi Monster Hunter World, vốn đang rất hút khách, mà nhà sản xuất của nó lại là 1 công ty của Nhật Bản.
Theo đó Nintendo Co giảm 3%, Square Enix và Capcom, 2 nhà phát triển trờ chơi “Monster Hunter: World”, lần lượt giảm 2,6% và 2,7%.
2 ông lớn SoftBank Group và Fanuc Corp lần lượt giảm 2,6% và 1,8%.
Các công ty xuất khẩu mặc dù được đồng yên yếu hỗ trợ nhưng vẫn suy yếu do tâm lý chốt lời với Toyota Motor giảm 0,7%, Honda Motor giảm 1,5% và Panasonic Corp giảm 1,1%.
Suruga Bank giảm 4,3% sau khi cho biết một nhân viên đã trục lợi 165 triệu yên tài khoản của một khách hàng để cho vay.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, do tâm lý nhà đầu tư ngày một quan ngại về tình trạng chững lại của nền kinh tế và đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 15 tháng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,1% xuống 2.723,26 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,4% xuống 3.291,98 điểm.
Các ngành nghề chính giảm sâu, thậm chí 2 nhóm cổ phiếu có tính phòng thủ cao cũng giảm mạnh với với chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng mất 2,8% và y tế giảm 3,8%.
Sự suy giảm của thị trường được nới rộng sau khi dữ liệu cho thấy có phần chững lại của kinh tế Trung Quốc được công bố vào hôm trước, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được cho rằng sẽ đe dọa hơn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Để hỗ trợ tăng trưởng, Trung Quốc đã triển khai một kế hoạch xây dựng nhiều tuyến đường sắt đô thị mới trị giá 14 tỷ USD, và thúc đẩy chính quyền các địa phương tăng tốc phát hành trái phiếu đặc biệt để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Dữ liệu chính thức vào Thứ ba cho thấy đầu tư tài sản cố định chỉ tăng thêm 5,5% trong 7 tháng đầu năm, do cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với các khoản vay cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thêm vào sự u ám là hôm nay đồng nhân dân tệ tiếp tục suy yếu xuống mức thấp nhất trong 15 tháng khi đồng USD tiếp tục tăng.
"Trong khi PBOC đã kéo đồng nhân dân tệ tăng trở lại so với đồng USD bằng cách tăng yêu cầu dự trữ rủi ro ngoại hối, thì sự sụt giảm nội tệ gần đây tại một số nền kinh tế mới nổi (ví dụ như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ), đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng tiền tệ và tiềm ẩn rủi ro chính trị, đã ảnh hưởng xấu đến tâm lý thị trường, ”Gao Ting, Giám đốc chiến lược của UBS Securities tại Trung Quốc đã viết.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm mạnh do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường Đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,55% xuống 27.323,59 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,95% xuống 10.535,14 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,9%, ngành CNTT giảm 3,75%, tài chính giảm 1,48% và bất động sản giảm 1,54%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất hôm nay là WH Group Ltd tăng 8,24%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Geely Automobile Holdings Ltd giảm 5,25%.
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất cũng không mã nào đến 1% với China Mobile Ltd tăng 0,56% và là China Telecom Corp Ltd tăng 0,28%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm China Gas Holdings Ltd giảm 6,7%, Byd Co Ltd giảm 5,5% và Great Wall Motor Co Ltd giảm 5,3%.
Kết thúc phiên 15/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 151,86 điểm (-0,68%), xuống 22.204,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 429,34 điểm (-1,55%), xuống 27.323,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 57,71 điểm (-2,08%), xuống 2.723,26 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.350 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,54 - 36,74 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.685 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 - 23.350 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Khuyến nghị siết dần tín dụng ngoại tệ
Để ổn định tỷ giá, giải pháp được một số chuyên gia đề xuất là Việt Nam cần tiến tới siết lại cho vay ngoại tệ để dần chuyển sang quan hệ mua - bán..>> Chi tiết
- Khối ngoại bán ròng: Không nên xem nhẹ
Chiếm 15-20% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, rõ ràng, ảnh hưởng của khối ngoại là điều không phải bàn cãi. Bởi vậy, việc "giữ chân" khối này là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh khối ngoại liên tục bán ròng thời gian gần đây..>> Chi tiết
- Định giá đang hấp dẫn, dòng tiền sẽ quay lại
P/E trailing (4 quý gần nhất) của thị trường chứng khoán (TTCK) đang ở mức 17,1 lần, nếu loại trừ 3 cổ phiếu VIC, VHM và VRE, định giá còn khoảng 13,4 lần..>> Chi tiết
- Chứng khoán tháng Ngâu có khởi đầu thuận lợi
Phiên đầu tuần này, Thị trường chứng khoán (TTCK) ghi nhận sự bứt phá về điểm số khi VN-Index tăng hơn 9 điểm, tiến sát ngưỡng 980 điểm. Sự khởi đầu suôn sẻ của tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch) phần nào xóa đi tâm lý e dè của nhiều nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp “lên dây cót” với kịch bản tỷ giá tăng
Tỷ giá đầu tuần này thiết lập mặt bằng mới khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại đều tăng giá mua vào bán ra ít nhất 10 VND/USD..>> Chi tiết
- Tesla dự kiến rút niêm yết, thị trường dậy sóng
Trong ngày đầu tuần (13/8), CEO Tesla Elon Musk tiếp tục khiến thị trường dậy sóng khi công bố thêm thông tin về ý định rút niêm yết. Đây trở thành minh chứng mới nhất cho xu hướng mà ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn muốn lựa chọn..>> Chi tiết