VN-Index tiếp tục giảm
Phiên sáng nay, VN-Index có được sắc xanh nhạt khi nhiều bluechip tăng điểm. Tuy nhiên, thị trường sau đó diễn biến giằng co quanh tham chiếu trước khi giảm điểm khi kết sáng.
Bước vào phiên chiều, áp lực bán gia tăng mạnh khiến VN-Index giảm nhanh về mức 945 điểm. Nhờ một số mã lớn còn tăng tốt nên đà giảm chỉ số được hãm lại khi đóng cửa.
Với VHM, dù được thỏa thuận khủng, song kết phiên giảm 1,3% về 84.500 đồng
Các mã gây sức ép lớn khác có thể kể đến như GAS -2,2% về 106.600 đồng, BID -3,9% về 31.100 đồng, CTG -1,7% về 20.100 đồng, BVH -2,9% về 72.800 đồng, MBB -1,4% về 21.000 đồng...
Ở chiều ngược lại, SAB +1,6% lên 246.000 đồng, VCB +0,6% lên 65.500 đồng, DHG +2% lên 32.320 đồng, EIB +5,2% lên 18.200 đồng, HDB +1,7% lên 26.750 đồng... giúp VN-Index hạn chế đà giảm.
Sắc đỏ cũng phổ biến trên nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ., VHG giảm sàn phiên thứ 4 liên tiếp. Tương tự, PPI có phiên giảm sàn thứ 8 liên tục về mức 800 đồng.
Ngược lại, KMR giữ vững sắc tím, và là phiên trần thứ 4 liên tiếp. Trong khi đó, DXG tăng 6,1% lên 19.000 đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,59 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 107,6 tỷ đồng, giảm 29,75% về lượng nhưng tăng nhẹ hơn 1% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 106,49 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch 9/5: VN-Index giảm 4,21 điểm (-0,44%), xuống 947,01 điểm; HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,61%), xuống 105,26 điểm; UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,41%), xuống 54,87 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên giao dịch thứ Tư, kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ đạt được trong tuần này khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu đoàn đàm phán của Trung Quốc sẽ tới Washington vào thứ Năm (9/5) để tiến hành vòng đàm phán tiếp theo kéo dài 2 ngày, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm.
Đà tăng duy trì khá tốt trong gần như suốt phiên giao dịch, nhưng trong ít phút cuối phiên, lực bán tháo đã xảy ra, đẩy các chỉ số lao thẳng đứng và chỉ có Dow Jones may mắn vẫn giữ được sắc xanh nhạt, còn S&P 500 và Nasdaq lao thẳng xuống dưới tham chiếu.
Lực bán tháo xảy ra cuối phiên khi ông Trump cho biết, rất hài lòng với việc đánh thuế hàng Trung Quốc.
Theo dự kiến, Mỹ sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc từ ngày thứ Sáu (10/5) tới đây nếu đàm phán Mỹ - Trung thất bại và Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ (Federal Register) đã ra thông báo về việc này.
Viết trên Twitter hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ cho biết: Lý do Trung Quốc thay đổi và cố tái đàm phán thỏa thuận thương mại là họ hy vọng có thể đàm phán với Joe Biden hoặc một trong những người thuộc đảng Dân chủ. Điều đó sẽ không xảy ra.
Trung Quốc vừa thông báo với chúng tôi rằng Phó thủ tướng của họ đang tới Mỹ để đàm phán thỏa thuận. Chúng ta sẽ chờ xem. Nhưng tôi rất vui mừng với việc hơn 100 tỷ USD tiền thuế chảy vào ngân sách Mỹ mỗi năm”.
Kết thúc phiên 8/5, chỉ số Dow Jones tăng 2,24 điểm (+0,01%), lên 25.967,33 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,63 điểm (-0,16%), xuống 2.879,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,44 điểm (-0,26%), xuống 7.943,32 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm khi sự thận trọng của nhà đầu tư gia tăng trước vòng đàm phán thương mại Trung-Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,93% xuống 21.402,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 29/3. Topix giảm 1,38% xuống 1.550,71 điểm.
Hướng đi của thị trường Nhật Bản phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vào thứ Sáu. Nếu hai nước trì hoãn tiến trình thì thị trường sẽ còn một chút hy vọng, ông Isao Kubo, chiến lược gia tại Nissay Asset Management cho biết.
Nhóm cổ phiếu chu kỳ bị bán mạnh, với ngành vận tải và các nhà sản xuất máy móc có tiếp xúc với lớn với thị trường Trung Quốc.
Theo đó, các công ty vận chuyển Kawasaki Kisen và Mitsui OSK Lines lần lượt giảm 5,9% và 2,2%, trong khi nhà sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu Ltd giảm 4,2%. Nhà sản xuất robot Fanuc Corp giảm 3,3% và Yaskawa Electric giảm 2,6%.
Lĩnh vực truyền thông được SoftBank Corp nâng đỡ sau cho biết sẽ chi 4 tỷ USD để nâng tỷ lệ sở hữu tại Yahoo Japan Corp.
Cụ thể, Công ty viễn thông của SoftBank sẽ mua số cổ phiếu mới trị giá 456,5 tỷ Yên (tương đương 4,2 tỷ USD) do Yahoo Japan phát hành, qua đó, tăng cổ phần sở hữu từ 12% lên 45%.
Misawa Homes tăng 18,7% khi biết tin sẽ không bị thâu tóm bởi liên doanh giữa Toyota Motor Corp và Panasonic Corp.
Theo đó, Toyota và Panasonic đã chọn cách liên doanh thành lập 1 công ty mới với tên gọi Prime Life Technologies Corporation – nhằm phát triển các dự án đô thị sử dụng các công nghệ thông minh.
Chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức thấp trong 11 tuần, do căng thẳng thương mại leo thang sau khi ông Donald Trump tuyên bố sẽ không lùi lại việc áp thuế mới đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,5% xuống 2.850,95 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,9% xuống 3.599,70 điểm.
Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump nói rằng Trung Quốc đã phá vỡ thỏa thuận mà họ đã đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại trước đó, và tuyên bố sẽ không huỷ và gia hạn việc tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh dừng việc lừa dối chúng tôi.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố rằng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USSD của Trung Quốc sẽ tăng lên 25% từ 10% bắt đầu từ ngày 10/5.
Theo thông tin mới nhất thì Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa nếu bị áp thuế.
Phiên hôm nay, tât cả các nhóm ngành cổ phiếu đều lao dốc, trong đó, ngành tiêu dùng và y tế dẫn đầu sự suy giảm, khi nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng thông qua các chương trình kết nối với Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông giảm khá mạnh khi các nhà đầu tư lo lắng về việc các đàm phán thương mại của Trung Quốc và Mỹ có thể cứu vãn được một thỏa thuận thương mại hay không.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,39% xuống 28.311,07 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 8/3. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,27% xuống 10.845,06 điểm.
Thanh khoản tăng đột biến, với khoảng 3 tỷ cổ phiếu được giao dịch, bằng 176,8% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,4%, ngành CNTT giảm 2,3%, tài chính giamr 2,87% và bất động sản giảm 2,07%.
Bộ thương mại Trung Quốc thông tin, đã chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc chiến thương mại với Myx, nhưng hy vọng Washington có thể giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại thay vì các hành động đơn phương.
Cổ phiếu có mức tăng cao nhất là Hengan International Group Company Ltd, nhưng chỉ tăng 0,44%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Geely Auto Holdings Ltd, giảm 5,99%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có Guangdong Investment Ltd, tăng 2,55%; China Telecom Corp Ltd, tăng 1,76% và CRRC Corp Ltd, tăng 0,6%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm China Tower Corp Ltd, giảm 5,80%, Huatai Securities Co Ltd, giảm 4,9% và China Merchants Bank Co Ltd, giảm 4,7%.
Kết thúc phiên 9/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 200,46 điểm (-0,93%), xuống 21.402,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 42,80 điểm (-1,48%), xuống 2.850,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 692,13 điểm (-2,39%), xuống 28.311,07 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC hồi nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.450 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,18 - 36,37 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.051 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 - 23.450 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng số, cuộc đua kỳ thú
Trong xu thế số hóa mạnh mẽ, phát triển ngân hàng số dường như là con đường tất yếu phải đi của các ngân hàng Việt và sự không giới hạn của cuộc cách mạng công nghệ, FinTech là cuộc đua không có điểm dừng...>> Chi tiết
- Cuộc chiến môi giới chứng khoán: Khốc liệt nhóm dưới
Phí môi giới là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn của nhiều công ty chứng khoán (CTCK). Nguồn thu này dự báo sẽ giảm vì mức độ cạnh tranh về phí tăng lên sau khi mức sàn đã được dỡ bỏ..>> Chi tiết
- Tháng 4, sàn phái sinh giảm 40% thanh khoản
Trong tháng 4/2019, thanh khoản trên sàn chứng khoán phái sinh giảm trên 40% so với tháng 3. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tiếp tục tăng, nhưng cơ hội kiếm lời ngày càng khó khăn..>> Chi tiết
- Khởi tạo hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam (Kỳ 1): Tìm lời giải cho nhiều bất cập
Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia chưa áp dụng IFRS cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, trong khi Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đang có sự khác biệt khá lớn với IFRS, gây nên nhiều hạn chế, bất cập trong báo cáo tài chính..>> Chi tiết
- 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất siêu 711 triệu USD
Theo số liệu vừa công bố của Bộ Công thương, trong tháng 4/2019, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có sự sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2018..>> Chi tiết
- Trung Quốc cảnh báo đáp trả việc Mỹ tăng gấp đôi thuế với 200 tỷ USD hàng hóa
Bắc Kinh tuyên bố họ sẽ đáp trả nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi việc tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày mai 10/5..>> Chi tiết