Thị trường hàng hóa bước vào siêu chu kỳ tăng giá Supercycle?

(ĐTCK) Hàng hóa khởi động đầu năm với sự thể hiện vượt trội so với các tài sản đầu tư khác. Câu hỏi được đặt ra với cộng đồng nhà đầu tư vào thời điểm hiện tại là phải chăng “supercycle” của hàng hóa đã quay trở lại?

Supercycle - “siêu chu kỳ” cụm từ gần như biến mất trong nhiều năm vừa qua bỗng nhiên trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây. Những cuộc bàn tán xôn xao trên phố Wall, đặc biệt là tại Mỹ về một siêu chu kỳ hàng hóa đã được thể hiện rõ ở trên mạng.

Thống kê của Google cho thấy, mức độ quan tâm tới cụm từ Supercycle đã tăng cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008. Ghi nhận từ biểu đồ giá của các loại hàng hóa trên thị trường thế giới trong hơn 1 năm vừa qua cho thấy, từ năng lượng, vật liệu xây dựng, nông sản đều tăng giá đều đặn với mức tăng từ 30 - 50%. Trong đó, các mặt hàng nông sản như Ngô tăng 75%, Đậu tương tăng 68% hay các sản phẩm Đồng đã tăng trên 85%.

Biến động giá Ngô, Đậu tương trong Supercycle

Một Siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa thường diễn ra khi mọi nhu cầu vẫn như cũ nhưng có sự gia tăng đột biến vì một số lý do nào đó đặc biệt như: tái thiết sau chiến tranh, đẩy mạnh công nghiệp hóa… Vào thời điểm lúc này, thời hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu bởi Covid-19 mà được các nhà phân tích đánh giá là lớn nhất trong hơn 200 năm vừa qua kể từ năm 1873, giới đầu tư đang đặt cược vào sức bật dậy của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Kéo theo đó, với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tăng cao, trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm tạm thời đẩy giá cả hàng hóa lên một tầm cao mới. Giá cả nhiều hàng hóa nói chung đang tiến gần đến mức đỉnh gần đây vào năm 2018 và cũng đã chạm mức đỉnh của năm 2008 như dầu thô, đồng, kim loại, nguyên liệu công nghiệp như bông, cao su, cafe,…

Chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, đồng đô la suy yếu cùng thiên hướng đẩy mạnh chi tiêu của chính phủ Mỹ được coi là tin tốt lành đối với nhu cầu hàng hóa. Ngoài ra, sự trỗi dậy của năng lượng tái tạo và làn sóng phổ cập xe điện cũng giúp một số hàng hóa được hưởng lợi khi nhu cầu với các kim loại đồng, nickel, bạc và platinum (bạch kim), những vật liệu quan trong đối với pin xe điện, trạm sạc pin xe điện và mạng lưới điện tăng lên. Các chuyên gia dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian để mở rộng sản lượng các kim loại này, đáp ứng nhu cầu ‘năng lượng xanh’ đang gia tăng.

Không chỉ những kim loại cơ bản như đồng, nhôm và niken cần thiết cho sự điện hóa mọi thứ, nhưng các nguyên liệu ít được biết đến như lithium, coban, đất hiếm, vanadi, urani và than chì cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng làm tất cả mọi thứ từ việc tạo ra pin lithium-ion và ác quy sạc dòng vanadium, làm cho các nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra điện từ turbine gió. Giá một số kim loại không quan trọng, như vanadium, đã tăng hơn 400% trong hai năm qua.

Biến động giá Bạch kim theo xu hướng nhu cầu thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo

Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ danh mục hầu hết và cổ phiếu và trái phiếu, việc tăng tỷ trọng nắm giữ tài sản hàng hóa sẽ có ý nghĩa chiến lược. Nếu lạm phát tăng khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, các tài sản hàng hóa có thể không cung cấp sự bảo vệ chống lại một cơn biến động lớn rộng của thị trường nhưng chúng thường có tỷ suất sinh lời tốt hơn với các tài sản khác khi lạm phát tăng.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong siêu chu kỳ tăng giá trước khi Trung Quốc bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi việc triển khai cơ sở hạ tầng và xây dựng các thành phố hiện đại trên quy mô cao chưa từng có. Các nhà cung cấp đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tăng cao về tài nguyên thiên nhiên. Trong hơn một thập kỷ, nguồn cung nguyên liệu như quặng sắt luôn khan hiếm. Hay như giá Đồng từ dưới 2.000 USD/1 tấn trong những năm 1990 đã tăng lên trên 10.000 USD/1 tấn và dầu tăng từ 40 lên 140 USD/1 thùng.

Vào thời điểm hiện tại, ghi nhận của Công ty FTV các quỹ đầu cơ như JPMorgan và Goldman Sachs Group đang đua nhau vào cuộc đầu cơ giá đi lên. Dự báo từ các nhà phân tích cho thấy, thời thời kỳ chính sách nới lỏng của các ngân hàng trung ương và đà tăng giá sẽ kéo dài khoảng một thập kỷ. Giá cả hàng hóa đạt đỉnh so với giá cả chứng khoán cách đây một thập kỷ nhưng hiện nay, chúng rất rẻ và vẫn đang ở dưới các mức cao đã đạt được năm 1969 và 1998 trước khi các siêu chu kỳ tăng giá bắt đầu

Tất nhiên, lưu ý rằng, Siêu chu kỳ điển hình không phải là biến động giá cả theo từng ngày là xu hướng tăng giá sẽ diễn ra trong chu kỳ dài hạn, có thể từ 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm. Với những nhà đầu tư dài hạn, đây có thể xem là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư tham gia và gia tăng lợi nhuận. Với xu hướng thu mua về ngô và sản phẩm nông sản của Trung Quốc hay của nguyên liệu Đồng khi các chính phủ và các tập đoàn lớn đổ tiền vào xe điện và năng lượng tái tạo.

Và hiện nay, khi thị trường hàng hóa phái sinh đã được nhà nước cấp phép hoạt động và hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Công thương. Cơ hội cho các nhà đầu tư gia tăng tài sản thông qua việc nắm giữ vị thế thay cho việc tích trữ tài sản thực tế đã dễ dàng hơn.

4 siêu chu kỳ giá trong lịch sử

Lần 1: từ năm 1894 - 1930: Mỹ trải qua thời kỳ công nghiệp hóa.

Lần 2: 1932 - 1960: Châu Âu và Nhật bản tái thiết đất nước sau thế chiến thứ 2. Nhiều cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy bởi bom đạn và cần phải xây dựng lại. Cần rất nhiều nguyên liệu để xây dựng dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng.

Lần 3: từ 1973 - 1999: Thời kỳ đại suy thoái.

Lần 4: từ 2000 - 2015: Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc sau khi cải cách và mở cửa vào những năm cuối của thế kỷ 20).

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV

Hotline: 0983 668 883

Website: hanghoa24.com

Dương Công Đồng, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Công nghệ FTV

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục