Báo chí Mỹ vừa đưa tin, giá chứng chỉ quỹ Market Vector Vietnam (VNM) - một trong 2 quỹ đầu tư chỉ số (ETF) đã tăng 24% trong 1 tháng qua. Lý do là cổ phiếu ngân hàng, ngành chiếm đến 45% tỷ trọng danh mục của quỹ này ở Việt Nam có triển vọng mới.
Điều đó thể hiện khi Ngân hàng Nhà nước phát đi các tín hiệu về xử lý nợ xấu qua công ty mua bán nợ, hay tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại các ngân hàng.
Những thông tin này phần nào lý giải NĐT nước ngoài dồn dập mua cổ phiếu trong rổ VN-Index 30 trong tuần đầu năm mới, với lượng mua ròng gần 400 tỷ đồng, trong đó các cổ phiếu ngân hàng, tài chính, bảo hiểm được ưu tiên.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC đánh giá, dòng vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là vốn của quỹ ETF đóng vai trò dẫn dắt thị trường kể từ đầu năm đến nay, góp phần tăng niềm tin cho NĐT trong nước, tạo nên những phiên giao dịch đặc biệt.
Nhiều NĐT cá nhân chỉ dám lướt sóng trong đợt hồi phục này của thị trường
Ngay trong phiên hôm qua (10/1), lực mua của NĐT nước ngoài tiếp tục tạo ra hiệu ứng tăng trần với một loạt cổ phiếu như CSM, KBC, HSG, HAG, BVH, VNM, MSN. Từ bất ngờ, bị động bởi NĐT nước ngoài, các NĐT trong nước đã nhanh chóng chuyển sang xu thế đón đầu dòng vốn ngoại bằng việc mua vào những cổ phiếu mà dự đoán sẽ được các quỹ ETF mua mạnh.
Bình luận về hiện tượng này, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Saigon Asset Management, ông Louis Nguyễn nói: “Thế giới đang nhìn vào Việt
Tuy nhiên, theo ông Louis Nguyễn, NĐT nước ngoài cũng không quên lưu ý, giá chứng chỉ quỹ ETF đã giảm từ 21 USD/chứng chỉ hồi tháng 5/2012 xuống còn 15 USD/chứng chỉ vào tháng 11/2012, một mức sụt giảm khá mạnh.
Tại thị trường trong nước, những gì đang diễn ra vừa qua giống y hệt diễn biến thị trường giai đoạn đầu năm 2012. NĐT nước ngoài cũng mua dồn dập cổ phiếu và báo chí nước ngoài cho rằng, cổ phiếu Việt
Đầu năm ngoái, NĐT nước ngoài mua, còn NĐT trong nước bán. Còn bây giờ, với vị thế là người bên ngoài nhìn vào, quỹ ETF đang lạc quan về nền kinh tế Việt Nam khi lãi suất giảm, triển vọng nới room cho NĐT nước ngoài. Họ thấy xu hướng thị trường tốt nên mua ngay bây giờ. Trong khi đó, không ít NĐT trong nước băn khoăn giữa mua và bán.
Những ngày qua, ĐTCK đã trao đổi với một số chuyên gia kinh tế và NĐT tổ chức về con sóng tăng mạnh khá bất ngờ của TTCK, hầu hết đều tỏ ra thận trọng khi cho rằng, vẫn chưa có kết quả cụ thể của các chương trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, hỗ trợ bất động sản. Đơn cử, mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản được nhắc tới, nhưng chưa có chính sách nào được triển khai thực sự trên thực tế.
“Nói là cho làm căn hộ nhỏ, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, còn giảm lãi suất thì chưa đến với DN bất động sản”, ông Trần Quang Mỹ, Tổng giám đốc CTCP Xây dựng số 5 (SC5) nói. Theo ông Mỹ, những chính sách phá băng bất động sản được nói tới phần nhiều dành cho nhà ở xã hội, còn phân khúc bị đóng băng là nhà giá 20 triệu đồng/m2 trở lên vẫn chưa có giải pháp nào. Các công ty tư vấn bất động sản nhận định cho năm 2013, nhất là với thị trường phía Bắc rằng, giá căn hộ sẽ tiếp tục giảm thêm 10 - 15%, thậm chí phải giảm mạnh hơn nữa nếu muốn bán được hàng.
Trong báo cáo vĩ mô gần đây, CTCK Bản Việt tỏ ra e ngại về cổ phiếu ngân hàng khi cho rằng, có thể giá cổ phiếu chưa phản ánh hết rủi ro về nợ xấu.
TTCK Việt