Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, các công nghệ thanh toán mà cách đây vài năm còn mới lạ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đây là kết quả của sự tiến bộ rõ ràng từ một xã hội dùng tiền mặt sang một xã hội không tiền mặt, khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hơn các giải pháp kỹ thuật số trong công việc, cuộc sống và thói quen vui chơi của mình.
Sự chuyển đổi này nhanh chóng diễn ra bởi người tiêu dùng ngày càng quen với các giao dịch không phức tạp cũng như khoản giá trị mà các chương trình khuyến mãi hoàn tiền mang lại. Điều này càng được khẳng định hơn khi dự báo của Statista ước tính giá trị giao dịch khổng lồ thông qua thanh toán số ở mức 4,9 tỷ USD năm 2020. Mức dự báo này tăng vọt 23,7% so với cùng kỳ dù đã tính đến tác động của đại dịch Covid-19.
Ngay cả khi người ta tính đến những thiệt hại nặng nề của Covid-19 có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch hàng năm của thương mại kỹ thuật số từ 15,7% và 13,7% trong hai năm trước khi chỉ còn 4,8% trong năm nay, thị trường thanh toán số toàn cầu vẫn được dự báo sẽ phát triển với quy mô khoảng 8,2 tỷ USD (bao gồm cả thương mại số và hệ thống POS di động).
Số liệu của Statista cho thấy, có tới 46,6% dân số toàn cầu sẽ tiếp cận với thương mại kỹ thuật số (chủ yếu là mua sắm trực tuyến) vào cuối năm nay, với thanh toán di động đạt tỷ lệ 18% - và chiếm thị phần ngày càng tăng. Năm 2017, thanh toán di động chiếm khoảng 330 triệu USD trong thị trường thanh toán số trị giá 2,45 tỷ USD. Vào cuối năm nay, con số này được dự báo là 2 tỷ USD trong số 4,9 tỷ USD và sẽ chiếm khoảng một nửa thị trường vào năm 2024.
Hiện 1,3 tỷ người đang sử dụng một số hình thức thanh toán di động cho việc kinh doanh, mua sắm, dịch vụ ngân hàng và hàng loạt dịch vụ khác, buộc các doanh nghiệp - từ cửa hàng tạp hóa đến siêu thị - bắt đầu chấp nhận các phương thức thanh toán như vậy. Mặc dù điều này đòi hỏi đầu tư vào phần cứng và giao diện tại cửa hàng, nhưng sự tồn tại của chúng đang nhanh chóng trở thành một phần trong kỳ vọng của người tiêu dùng.
Tại buổi Toạ đàm “Bình thường mới - Tìm kênh đầu tư hiệu quả”, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tư vấn EY Việt Nam chia sẻ: “Thói quen của người dân Việt Nam đã thay đổi khi thời điểm giãn cách xã hội vào tháng 4, tôi nghĩ chúng ta ngồi đây sẽ có ít nhất một lần đặt mua đồ qua mạng”, bà Dương nói.
Bên cạnh đó, một xu hướng quan trọng khác tạo thuận lợi cho thanh toán số là nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và doanh nghiệp là các giao dịch xuyên biên giới vì người mua sắm trực tuyến hiện có thể mua hàng từ gần như bất kỳ quốc gia nào ngay tại nhà. Do đó, người mua yêu cầu sự thuận tiện tương xứng trong thanh toán, nếu có thể mua thì cũng có thể thanh toán chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Điều này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán số tạo điều kiện cho các khoản thanh toán bằng nội tệ mà khách hàng không cần lấy thẻ hoặc đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của mình. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí vì các khoản thanh toán như vậy có thể được thực hiện mà không cần phí chuyển đổi.
Sự linh hoạt mà thanh toán số mang lại đã cách mạng hóa người tiêu dùng kinh doanh và giao dịch. Ví dụ, việc cho phép gửi và rút tiền ngay lập tức cũng như khả năng hoạt động xuyên biên giới của thanh toán số đã cho phép Exness mở giao dịch tài chính trực tuyến cho các nhà đầu tư bình thường. Tại Việt Nam, Exness cung cấp cổng thanh toán Nganluong như một phương thức thanh toán số tức thời bằng nội tệ để có thể giao dịch trên bất kỳ thị trường nào. Nhờ công nghệ kỹ thuật số và thanh toán, gần như không có giới hạn cho trí tưởng tượng.
Đặc biệt, công nghệ blockchain vốn được coi là lá cờ đầu của thanh toán số cũng là yếu tố thay đổi cuộc chơi khi một số doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử và chính Exness cũng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Với số lượng người dùng ví blockchain hiện nay được Visual Capitalist dự báo sẽ đạt 200 triệu người vào năm 2030, số lượng các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu cũng có thể sẽ tăng lên.
Triển vọng của hệ thống thanh toán sẽ tiếp tục phát triển khi các thế hệ đam mê công nghệ mới sẵn sàng đón nhận những tiến bộ công nghệ. Thực tế, đại dịch Covid-19 sẽ chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho những thay đổi này khi người dùng quen với việc thực hiện các giao dịch cho cuộc sống và kinh doanh trực tuyến của mình, một phần để tránh tiếp xúc không cần thiết, nhưng hơn thế là có được sự thuận tiện.