Thành phố mới Bình Dương đã thoát kiếp “thành phố buồn”

(ĐTCK) Từ nhiều năm nay, Thành phố mới Bình Dương được giới kinh doanh địa ốc ví von là thành phố “buồn”, vì hạ tầng giao thông và nhà cửa đã được xây dựng đầy đủ, khang trang, nhưng lại vắng bóng người. Nhưng hiện tại, nơi đây đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương.
Thành phố mới Bình Dương đang dần lộ diện là 1 thành phố hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường. Thành phố mới Bình Dương đang dần lộ diện là 1 thành phố hiện đại, xanh, sạch và thân thiện môi trường.

Dự án Thành phố mới Bình Dương có tổng diện tích lên tới 1.000 ha, được kỳ vọng đủ khả năng phục vụ cho khoảng 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) làm chủ đầu tư.

Theo quy hoạch, Thành phố có 7 phân khu chức năng gồm trung tâm chính trị - hành chính; trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán; công viên công nghệ kỹ thuật cao; trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học... và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

 Nơi đây từng được ví von là “thành phố buồn” vì sau khi hoàn thành hạ tầng giao thông và nhà cửa đã được xây dựng đầy đủ nhưng không có người ở. Nhưng hiện tại, văn phòng công ty và các cửa hàng đang đua nhau “mọc” lên.

 Những căn nhà bỏ không nhiều năm hiện đang được sửa sang lại.

 Nhiều gia đình đã dọn về đây để ở.

 Thành phố mới Bình Dương tập trung nhiều trường học uy tín của trong nước và quốc tế.

 Trong định hướng về xây dựng và phát triển đô thị thông minh, Thành phố mới Bình Dương được xác định là hạt nhân của vùng thông minh Bình Dương, đây sẽ là nơi tập trung ứng dụng các giải pháp thông minh, đảm bảo các yêu cầu đặc trưng về Thành phố thông minh.

 Hình ảnh Bình Dương năng động, thân thiện đã ngày càng vươn xa đến với các đối tác và bạn bè Quốc tế. Đây là nơi được chọn tổ chức các sự kiện kinh tế đối ngoại quan trọng của tỉnh.

Để thực hiện siêu dự án này, Becamex IDC tính toán tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 để hoàn thành các dự án thành phần theo quy hoạch là hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.

Việt Dũng-Lê Toàn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục