Tập tính kỳ dị của bầy linh cẩu: Lăn qua lăn lại trên xác một con báo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không phải ngẫu nhiên mà linh cẩu từ thời xa xưa đã phải mang danh tiếng tồi tệ trong những câu chuyện thần thoại, chúng bị cho là vật cưỡi của phù thủy.
Tập tính kỳ dị của bầy linh cẩu: Lăn qua lăn lại trên xác một con báo

Trái với vẻ bình yên, thanh bình của vùng thảo nguyên hoang dã, nơi đây, bất kỳ khoảnh khắc, giây phút nào cũng đều có thể xảy ra những trận chiến săn mồi giằng co, tranh giành khốc liệt nhất.

Đây là quy luật bất biến của tự nhiên, giống như cách con người ăn, uống hàng ngày để tồn tại, các loài động vật ăn thịt cũng lao vào những cuộc săn mồi bất tận.

Thế giới tự nhiên là nơi chứng kiến từng ngày, từng giờ các cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt xảy ra. Nhất là ở những địa điểm được đánh giá có điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt bậc nhất như sa mạc, để tồn tại, nhiều loài động vật đã tự tạo cho mình những cách tự vệ vô cùng độc đáo.

Sự tương tác giữa động vật ăn thịt hay động vật săn mồi và con mồi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chính con mồi, nhất là những sinh vật nằm ở đáy của chuỗi thức ăn. Có thể được chia thành hai loại phòng vệ chính yếu là: bảo vệ hình thái cơ thể và hành vi (tập tính).

Bảo vệ hình thái cơ thể liên quan đến sự thích nghi cấu trúc cơ thể như sự phát triển của sừng, gai, nọc, móng vuốt, răng, nanh và độc tố. Một số hình thái phòng thủ sử dụng các khía cạnh của sự xuất hiện của con mồi để tránh bị phát hiện. Những chiến lược này bao gồm ngụy trang và bắt chước. Những tập tính tự vệ liên quan đến hành vi thích ứng chống lại sự săn mồi được các con mồi thực hiện để tránh bị ăn thịt như một bản năng tự bảo toàn.

Khi mà số lượng các loài động vật suy giảm mạnh đồng nghĩa với sự cạn kiệt của các nguồn thức ăn, điều này khiến cho sự cạnh tranh sinh tồn của các loài động vật hoang dã diễn ra ngày các khốc liệt hơn, tất cả mọi loài động vật đều có nguy cơ trở thành vật thế thân trong chuỗi thức ăn tự nhiên.

Clip nguồn: LatestSightings.

Anh Donovan Cross trong chuyến du lịch đến trại Kirkman thuộc Khu bảo tồn động vật Sabi Sands, Nam Phi đã tình cờ phát hiện ra tập tính "rợn người" của loài dã thú linh cẩu.

Theo lời kể của Donovan, hôm đó, đoàn của anh đã vô cùng may mắn khi nhìn thấy một gia đình báo hoa mai trên quãng đường di chuyển. Bởi vì báo hoa mai là loài động vật rất quý hiếm, mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học. Đồng thời, góp phần cân bằng sinh thái tự nhiên thông qua việc điều hòa số lượng cá thể trong quần thể con mồi.

Tuy nhiên, sự hưng phấn không kéo dài được lâu khi mà không hiểu nguyên nhân gì một con báo đực trong đàn tự nhiên ra tay giết chết một con báo con. Sau khi đàn báo bỏ đi, một đàn linh cẩu bén mùi đã kéo đến. Cứ ngỡ như những "thợ dọn dẹp" của tự nhiên sẽ đánh chén thật nhanh món quà này, nhưng sự thật lại không phải vậy. Đàn linh cẩu tỏ ra không vội vàng với xác con báo, mà thay vào đó, lần lượt từng thành viên trong đàn lăn đi lăn lại trên xác con mồi.

Theo nhận định của giới chuyên gia, linh cẩu có xu hướng làm như vậy đối với những đối thủ của nó như sư tử. Ví dụ, khi một đàn linh cẩu bị sư tử tấn công, khi cuộc chiến chấm dứt, linh cẩu sẽ tìm cách hòa mình vào với mùi hương hoặc những nơi kẻ thù vừa đi qua để từ mùi hương đó thu thập thông tin về đối thủ. Sở dĩ tập tính này có ích bởi từ mùi hương, linh cẩu có thể ghi nhớ mùi của đối thủ cũng như khẳng định vị thế của mình. Trong trường hợp trên, có vẻ như như bầy linh cẩu đang cố gắng tìm kiếm thông tin của kẻ đã sát hại báo con. Từ những bằng chứng lấy được, linh cẩu có thể biết được kẻ địch có khỏe mạnh hoặc có thể gây hại cho đàn của chúng hay không.

Qui Ánh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục