Xác ướp được chọn cho nghiên cứu lần này có tên là Nesyamun, có niên đại từ thời pharaoh Ramses XI trong khoảng thời gian từ 1099 - 1069 trước Công nguyên hiện được bảo quản tại Bảo tàng thành phố Leeds (nước Anh). Lý do nhóm nghiên cứu đưa ra do phần mô mềm ở cổ họng và các cơ quan hô hấp của xác ướp này còn tương đối nguyên vẹn.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để quét các mô mềm ở cổ họng cũng như đường hô hấp được bảo quản gần như nguyên vẹn bên trong xác ướp, và dùng kỹ thuật in 3D để tạo ra một bản sao bằng nhựa, tương tự chất liệu làm các miếng ghép Lego.
Bản sao sau đó được kết nối với thanh quản nhân tạo và một loa chuyên dụng để tạo ra giọng nói điện tử, mô phỏng âm thanh nguyên âm "mehhh" kéo dài.
Đường dẫn giọng nói nhân tạo của Nesyamun được tạo ra bằng công nghệ in 3D. Ảnh CNN
David M. Howard, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù tái tạo thành công âm thanh giọng nói nhưng đây không thực sự phải là cách vị thầy tu này nói lúc còn sống do thiếu phần lớn cơ lưỡi của vị thầy tu này, bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giọng nói, nhưng đây vẫn là một bước đột phá có thể giúp cách mạng hóa cách chúng ta kết nối với quá khứ.
Đây được cho là dự án đầu tiên tái tạo thành công giọng nói của một người chết thông qua các phương tiện nhân tạo. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng các mô hình máy tính để tạo lại các câu đầy đủ bằng giọng nói của Nesyamun.
Nghiên cứu (được thực hiện bởi các học giả tại Royal Holloway, ĐH London, ĐH York và Bảo tàng Leeds) đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 23/1.
Trong tương lai gần, Howard mong muốn sẽ tiếp tục tái tạo được giọng nói của một xác ướp 2.000 năm tuổi khác có tên là Lindow, được tìm thấy vào năm 1984 và hiện đang được bảo quản tại Cheshire miền bắc nước Anh.