Trong khi đó, tại thị trường trong nước, người tiêu dùng phải đối mặt hàng ngày với cà phê trộn phụ gia, uống ly cà phê nhưng không phải chỉ cà phê nguyên chất.
Vì lẽ đó, trong khi các loại hàng “xịn” nhất được doanh nghiệp gom bán ra nước ngoài thì mỗi năm, Việt Nam phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc...
Tại cuộc gặp gỡ báo chí vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua về chủ đề chất lượng cà phê, anh Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh đã chia sẻ những lý do khiến anh trăn trở và tâm huyết đưa sản phẩm cà phê chuẩn thế giới vào thị trường nội địa xuất phát từ câu hỏi “Tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?”.
Ông Phan Minh Thông: “Tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?”
Con đường đến với cà phê của anh Phan Minh Thông bắt đầu từ việc kinh doanh hồ tiêu. Mà hồ tiêu bị chi phối bởi nhu cầu xuất khẩu, nên để thành công, anh đã phải học tập và làm chủ tư duy chất lượng quốc tế.
Cách đây gần 20 năm, thanh niên 26 tuổi với một số vốn ít dám bỏ công việc ổn định trong cơ quan Nhà nước ra lập nghiệp là một chuyện đáng kể, nhưng đáng nói nhất là khả năng học hỏi và xông pha ở thị trường nước ngoài.
Con đường đến với cà phê của anh Phan Minh Thông bắt đầu từ việc kinh doanh hồ tiêu.
Khi đã trở thành “vua hồ tiêu”, anh được khách hàng nước ngoài tín nhiệm và hỏi mua cà phê. Thế là với cùng tư duy chất lượng quốc tế của hồ tiêu, anh dần dà trở thành một trong những nhà xuất khẩu cà phê tư nhân lớn nhất của Việt Nam.
Chất lượng cà phê quốc tế phải đến từ nông trường cà phê
Với Anh Phan Minh Thông, cà phê tốt nhất, chất lượng nhất giờ đây không chỉ xuất khẩu, những hạt cà phê được xuất xưởng khỏi nhà máy Phúc Sinh còn phục vụ những “thần dân” ghiền cà phê trong nước.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, không ít doanh nghiệp Việt Nam đang mải mê xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa.
Dù xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa, hạt cà phê của nhà máy Phúc Sinh vẫn cùng tiêu chuẩn về chất lượng. Anh cho biết: “Quan điểm của Phúc Sinh là không chỉ biết xuất khẩu mà người tiêu dùng nội địa được quyền sử dụng những hạt cà phê chuẩn Châu Âu”.
Thương hiệu cà phê K Coffee của Phúc Sinh ra đời từ quan niệm trên.
1 góc trưng bày sản phẩm cà phê tại cửa hàng K Coffee .
Thuyết phục nông dân đi theo chuẩn UTZ
Muốn có chất lượng cà phê tốt nhất theo tiêu chuẩn UTZ, không chỉ thực hiện những nguyên tắc trong trồng trọt như không sử dụng phân bón và thuộc bảo vệ thực vật quá ngưỡng mà còn phải chú ý công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch. “Chất lượng cà phê mà người tiêu dùng đang sử dụng cao hay thấp tùy thuộc vào tỷ lệ trái chín, ít nhất là 90%”.
K Coffee muốn nông dân hiểu được tiêu chuẩn tối thiểu này nhưng vì nhiều lý do mà khó thuyết phục được họ. Có người sợ hái trộm, có người quan niệm “xanh nhà hơn già đồng” nên chùm cà phê vừa có trái chín là họ hái.
Tập huấn người nông dân tham gia chương trình bền vững UTZ.
Tỷ lệ trái xanh nhiều hơn trái chín nên bột cà phê không thơm và không “phê”.
Bằng nhiều cách, từ từ chúng tôi đã giúp nông dân hiểu được chuyện này, nên giờ đây, chỉ thu hoạch cà phê khi tỷ lệ trái chín trên cành đạt trên 90%, ông Phan Minh Thông kể câu chuyện minh họa khi cùng nông dân trồng cà phê theo tiêu chuẩn UTZ tại Buôn Hồ cách đây nhiều năm.
Dần dà, từ một vài hộ, đến nay đã có 897 hộ với diện tích là 1.000,6 ha đã trồng cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. Đến nay vùng cà phê Buôn Hồ sản xuất theo những tiêu chuẩn mới có sản lượng là 2.748,48 tấn.
Dần dà, từ một vài hộ, đến nay đã có 897 hộ với diện tích là 1.000,6 ha đã trồng cà phê theo tiêu chuẩn UTZ.
Sản lượng trên, theo lời ông Thông chưa thấm vào đâu so với năng lực xuất khẩu hiện tại của công ty nhưng đó là: “Bước đệm quan trọng trong việc thay đổi tư duy của nông dân trồng cà phê thời nay. Ngày xưa, thời tiết thuận lợi nên việc trồng cà phê không đòi hỏi nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay. Còn bây giờ…”.
Mệt trước, sướng sau…
Chuẩn UTZ là chứng nhận sản phẩm đạt đúng quy trình từ khâu trồng, thu hoạch cho đến thành phẩm, đó là tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc để người trồng phải đặt uy tín của mình lên từng tách cà phê. Và thế, chính là phương cách chuyển tải thực tế của ý tưởng “From Farm to Table”.
UTZ cũng là chứng nhận về sản xuất bền vững, sản phẩm được kiểm soát từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.
Bộ sản phẩm K Coffee Xuân Hạ Thu Đông.
Có thể hiểu hạt cà phê đạt chứng nhận tiêu chuẩn UTZ cũng như các sản phẩm nông nghiệp hiện nay đạt tiêu chuẩn hữu cơ, Global GAP hay VietGap…, nhưng UTZ là tiêu chuẩn toàn cầu chấp nhận và áp dụng, bắt đầu từ thị trường khó tính nhất là Châu Âu.
Cũng theo đó, bộ chứng nhận UTZ, sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí: (i) chất lượng sản phẩm, (ii) môi trường canh tác không bị xâm hại, (iii) hạn chế sử dụng các hóa chất trong sản xuất và (iv) sản phẩm (nguyên liệu và thành phẩm) không có dư lượng thuốc trừ sâu...
Một góc nhà máy của Công ty Cổ phần Phúc Sinh.
Để thực hiện được những yêu cầu trên, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của K Coffee đã đến từng nông hộ để giúp nông dân hiểu về quy trình tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, cách sử dụng các hóa chất nông nghiệp: vi sinh, kiểm soát IPM, cách thức thu hái, phơi phóng phải an toàn như rải bạt trên sân xi măng…; đóng gói nguyên liệu, vận chuyển đến kho…
“Phúc Sinh có các trưởng nhóm giám sát các nông hộ tham gia dự án này để quy trình đồng bộ theo đúng quy định khắt khe của bộ tiêu chuẩn UTZ”, ông Phan Minh Thông nhấn mạnh.
UTZ là tiêu chuẩn toàn cầu chấp nhận và áp dụng, bắt đầu từ thị trường khó tính nhất là Châu Âu.
Tuy nhiên, theo lời vị Tổng giám đốc này, bộ chứng nhận UTZ còn yêu cầu những quy định về xã hội và môi trường như: không được sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo chính sách tiền lương, bảo vệ bền vững và đa dạng môi trường thông qua những việc tưởng chừng đơn giản nhưng khó làm như bảo vệ loài thú quý hiếm và loài cây cộng sinh… để che bóng, giữ ẩm cho cà phê.
“From farm to table”
Mang cà phê chuẩn quốc tế xuất khẩu về lại phục vụ người tiêu dùng trong nước, là chuyện cực kỳ không đơn giản.
Đó là vấn đề cân bằng chất lượng, giá cả, khẩu vị của người Việt uống cà phê trộn “đậu” bao năm nay, là một bài toán không đơn giản.
Đi theo lối mòn của một vài đơn vị sản xuất cà phê trong nước khác để nhanh chóng có được thị trường hay tạo lối riêng cho mình và chấp nhận đi một mình và chắc chắn còn lâu mới đến được đích?
Mang cà phê chuẩn quốc tế xuất khẩu về lại phục vụ người tiêu dùng trong nước, là chuyện cực kỳ không đơn giản.
Với câu hỏi trên, ông Phan Minh Thông khẳng định: “Chúng tôi nói với không “nhồi” bột bắp, bột đậu… vào cà phê của mình; dù như vậy, giá sản phẩm sẽ phải tăng lên gấp bội.
Nếu với 30% bột bắp, 30% bột đậu; giá “cà phê” gốc chỉ có 7.000 đồng/ gói, trong khi nếu là 100% cà phê như K-Morning, thì đã lên tới 50.000 đồng/ gói.
Con đường mà K Coffee là sau khi đạt chuẩn UTZ từ “farm” thì tiếp theo là chuẩn thế giới trong chế biến cà phê. Ít ai biết K Coffee còn đạt bộ tiêu chuẩn toàn cầu của hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC - British Retail Consortium), hay còn được gọi là bộ tiêu chuẩn BRC.
Bộ tiêu chuẩn này được Sáng kiến An toàn về thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận.
Cà phê Phin giấy - Sản phẩm tiện lợi và độc đáo.
So với chứng nhận UTZ, bộ tiêu chuẩn BRC quy định rõ các tiêu chí về an toàn thực phẩm, lưu trữ và phân, bao bì và nguyên liệu bao bì, đại lý và môi giới toàn cầu… Khi sản phẩm đạt bộ tiêu chuẩn BRC sẽ được các nhà bán lẻ, các công ty dịch vụ thực phẩm và các nhà sản xuất trên toàn thế giới công nhận.
Một số sản phẩm của Công ty cổ phần Phúc Sinh với thương hiệu K-Coffee.
Đó chính là cách Anh Phan Minh Thông thực hiện sứ mệnh “Người Việt Nam được quyền uống cà phê chuẩn Châu Âu tại quê nhà”.