Tài sản khổng lồ: những bí mật của FLC
Đầu năm 2015, tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên, FLC đã khiến các cổ đông bất ngờ khi công bố định giá tài sản các dự án mà Tập đoàn đang triển khai tại thời điểm tháng 2/2015 của Savills Việt Nam, với con số lên tới 1,3 tỷ USD.
Đây là con số đặc biệt ấn tượng, bởi lớn hơn rất nhiều so với những gì FLC thể hiện trên báo cáo tài chính của Tập đoàn thời điểm đó. Tất nhiên, con số này có sức nặng không hề nhỏ, khi được đánh giá bởi Savills Việt Nam, một đơn vị có tên tuổi trong nước và quốc tế trong lĩnh vực tư vấn, định giá, quản lý bất động sản.
Thế nhưng, trong phần trình bày với các nhà đầu tư tại cuộc gặp gỡ cuối tuần qua về chiến lược phát triển và các dự án đang và sẽ triển khai của Tập đoàn, ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc FLC cho biết, con số công bố về tổng giá trị các dự án theo đánh giá của Savills đưa ra hồi đầu năm đã trở nên khiêm tốn với quy mô hiện tại. Theo báo cáo mới nhất của Savills, tổng giá trị các dự án FLC triển khai hiện lên tới con số hơn 2 tỷ USD.
“Tôi là Chủ tịch HĐQT FLC, người hiểu chính xác nhất giá trị của FLC như thế nào, nằm ở đâu. Với những gì FLC đang sở hữu, tổng giá trị tài sản của Tập đoàn không phải là con số hơn 7.000 tỷ đồng như thể hiện trên báo cáo tài chính quý II/2015. Muốn mua được hết tài sản của FLC, quý vị phải có ít nhất 2 tỷ USD”, ông Quyết nói.
Với những người từng một lần đặt chân đến Sầm Sơn, chưa cần phải bước lại gần FLC Sầm Sơn, mà chỉ cần nghe những người dân nơi đây nói về Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của FLC, có lẽ cũng khó lòng cưỡng được sự tò mò và ngưỡng mộ. Thực tế, đặt chân vào quần thể này là một trải nghiệm tuyệt vời.
Quy mô Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf của FLC lên tới hàng trăm héc-ta, bao gồm rất nhiều hạng mục như Bungalow, khu biệt thự, khách sạn, hàng trăm bể bơi, khu sân golf, khu vui chơi giải trí… Chỉ riêng FLC Sầm Sơn, giá trị đầu tư khu vực này đã lên tới 5.500 tỷ đồng.
Để mua lại các tài sản này, giá trị mà NĐT bỏ ra phải lớn hơn nhiều, do chủ đầu tư là FLC đã mang lại rất nhiều giá trị gia tăng cho dự án: khu biệt thự có tỷ suất sinh lời cao và đã được thị trường chấp nhận; toàn bộ quần thể đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; thương hiệu về khu nghỉ dưỡng số 1 khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ… Đây là những giá trị vô hình mà không báo cáo tài chính nào thể hiện, nhưng đóng vai trò đặc biệt, mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình vận hành dự án và được đánh giá cao trong định giá phục vụ M&A.
Không chỉ có Dự án FLC Sầm Sơn, ngay tại Thanh Hóa, Tập đoàn FLC còn có nhiều dự án khác, từ dự án bất động sản nhà ở đến khu công nghiệp và nông trường, với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng. Các dự án này đều có đặc điểm chung là quy mô đầu tư lớn, vị trí đẹp, thuận lợi trong khai thác kinh doanh ngay từ ngày đầu.
Ngoài Thanh Hóa, FLC còn là chủ đầu tư của một loạt dự án tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa. Trong đó, chỉ tính riêng tại Hà Nội, với sự thuận lợi của thị trường, các dự án của FLC đã được thị trường săn đón với lượng đăng ký mua nhiều hơn khối lượng dự kiến chào bán. Đó là lý do khiến những con số thể hiện trên báo cáo tài chính được đánh giá là phần nổi của tảng băng chìm tài sản mà FLC đang sở hữu.
ông Trịnh Văn Quyết
“Sẽ mua lại toàn bộ vốn điều lệ Công ty...”
Một vấn đề cũng được nhiều NĐT quan tâm là diễn biến giá cổ phiếu FLC. Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư rằng, Chủ tịch Tập đoàn FLC có nhận xét gì khi giá cổ phiếu FLC ở dưới mệnh giá, ông Quyết cho biết, đây là câu hỏi đã được rất nhiều người hỏi trực tiếp ông.
“Rất nhiều người đã hỏi tôi câu này. FLC là cổ phiếu có tính đại chúng rất cao. Hiện nay, số lượng nhà đầu tư lên tới hàng chục nghìn người, thanh khoản có phiên đạt cả nghìn tỷ đồng. FLC là cổ phiếu mua bao nhiêu cũng có, bán bao nhiêu cũng được, nên khi thị trường đi xuống, trầm lắng, NĐT quyết bán bằng được để giữ tiền mặt, còn NĐT mới không vội ra quyết định mua vì vẫn coi đây là cổ phiếu đầu cơ. Trong khi đó, cũng có NĐT chưa quan tâm thực sự tới mã cổ phiếu FLC.
Nếu năm 2016, cổ phiếu FLC vẫn ở dưới mệnh giá, thì tôi sẽ huy động mọi nguồn lực cá nhân, thậm chí cầm cố tài sản để mua lại cổ phiếu FLC. FLC là doanh nghiệp kinh doanh bài bản, giá trị tài sản lớn, nợ ít, các năm đều tăng trưởng mạnh doanh thu, lợi nhuận, chia cổ tức từ 10 - 20%, thì tại sao tôi lại không đầu tư? Hơn ai hết, tôi biết rất rõ hoạt động kinh doanh của FLC, số nợ nằm ở đâu, tổng tài sản thực là bao nhiêu…”, ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, ngoài việc sở hữu khối tài sản khổng lồ, ưu điểm lớn nhất của FLC chính là các tài sản đó đều ở dạng sẵn sàng để chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn sắp tới. Cụ thể, ngay từ cuối năm nay, FLC sẽ cung cấp trên 2.000 căn hộ cao cấp, hơn 500 biệt thự, nhà liền kề tại các quận Long Biên, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy (Hà Nội); hơn 2.000 căn biệt thự nghỉ dưỡng, nhà liền kề, cùng gần 1.000 căn hộ tại Thanh Hóa, Quy Nhơn, ước thu về gần 20.000 tỷ đồng. Kế hoạch này được FLC đưa ra dựa trên con số đăng ký mua sản phẩm của khách hàng với Tập đoàn từ trước, chứ không phải chỉ đơn thuần dựa trên diễn biến chung thị trường bất động sản.
Với năng lực tài chính và kinh nghiệm thi công, trong năm 2016, nếu thị trường tiếp tục thuận lợi, FLC có thể cung cấp ra thị trường số lượng sản phẩm nhiều hơn, với tổng quy mô thu tiền về lên tới cả tỷ USD.
Năm 2015, Tập đoàn ước đạt 1.100 tỷ đồng lợi nhuận và năm 2016 sẽ đạt khoảng 1.500 tỷ đồng lợi nhuận.
“Năm 2015, khi FLC đưa ra kế hoạch trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận, rất nhiều người hỏi căn cứ nào để Tập đoàn đạt được kế hoạch này và tôi đã giải thích rất rõ. Đến hết 9 tháng, FLC đã hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận, trong khi doanh thu bất động sản tập trung chủ yếu ở quý IV, nên con số ước 1.100 tỷ đồng lợi nhuận năm 2015 là đã có phần dự phòng cho kế hoạch lợi nhuận năm 2016. Chúng tôi có đủ căn cứ để đưa ra kế hoạch này”, ông Quyết nhấn mạnh.
Chúng ta may mắn vì có những nhà làm du lịch bài bản như FLC TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Tôi đã đến rất nhiều quốc gia, trong đó có quốc gia phát triển tốt về du lịch như Indonesia. Tôi thấy, tiềm năng du lịch ven biển của họ không là gì so với khu vực miền Trung của Việt Nam, nhưng tại sao họ lại hơn mình? Cứ thử nhìn Bình Định, được một tổ chức của Anh đánh giá có bãi biển đẹp nhất châu Á, sao lại không quan tâm nhiều, bỏ hoang từ đầu nọ đến đầu kia. Đấy là cơ hội vàng và tôi cho rằng, FLC đang đi đúng hướng khi chọn khu vực này để đầu tư.
Tại Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn 20 năm trước và trước khi được FLC đánh thức vẫn làm du lịch kiểu nghiệp dư, không phát huy được tiềm năng của mình. Tôi cho rằng, chúng ta may mắn vì có những nhà đầu tư như FLC làm du lịch chuyên nghiệp, có tính đồng bộ nên kinh tế du lịch sẽ phát triển. Chúc FLC tăng tốc hơn nữa, tạo ra những công trình tầm cỡ cho đất nước. Tôi không mừng nếu ông Quyết trở thành tỷ phú USD, nhưng tôi sẽ mừng khi FLC tạo ra thêm nhiều giá trị cho Việt Nam. Thời điểm bất động sản đóng băng, tôi đã gặp và trao đổi với anh Quyết rằng, thị trường đóng băng cục bộ và vẫn có thể làm được. Những người thành công trong lĩnh vực này, bí quyết đầu tiên là chọn đúng địa điểm đầu tư và thứ hai là kinh doanh được tiền của người khác với chi phí tài chính thấp nhất. Đến bây giờ, tôi học được từ anh Quyết yếu tố thời gian thực hiện các dự án. Tôi thấy FLC rất xứng đáng được trân trọng Ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sở GDCK TP. HCM Bản thân tôi thường xuyên nhận được câu hỏi từ nhà đầu tư rằng, FLC sau 2 năm niêm yết mà đã tăng vốn huy động gấp gần 3 lần, thực hiện các dự án quy mô hàng ngàn tỷ đồng, vậy tiền lấy ở đâu ra? Nhưng qua báo cáo tài chính và trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn, tôi thấy FLC thực sự xứng đáng được trân trọng bởi những gì đã làm được trong thời gian qua. FLC có sản phẩm, bán được hàng thì quay vòng được vốn, từ đó có khả năng triển khai hàng loạt dự án. Với quy mô vốn điều lệ khoảng 5.200 tỷ đồng, mà lợi nhuận năm nay khoảng 1.100 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức ở mức khá, chưa kể đường lối phát triển rõ ràng. Qua ngày hôm nay, nếu tôi là cổ đông, tôi an tâm vì thấy sự phát triển rất rõ của FLC. Chúng ta đến đây, chúng ta sờ được hiện vật mà tiền cổ đông đã bỏ ra. Ở góc độ quản lý tài chính, đồng thời đồng hành cùng FLC, tôi thấy tỷ lệ nợ/vốn của Tập đoàn rất thấp và dòng tiền luôn có thanh khoản tốt. Đây là điểm chúng ta tin tưởng vào sự thành công của các dự án, tin vào sứ mệnh và khả năng tạo công việc làm ăn của FLC, hoạt động an toàn và có hiệu quả. Tôi cho rằng, các cổ đông nên đồng tình và thấu hiểu với những chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết. Hy vọng TTCK Việt Nam sẽ có nhiều doanh nghiệp tỷ USD Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tôi đánh giá cao việc lãnh đạo FLC đã có buổi gặp gỡ để chia sẻ, đối thoại với các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư đã đầu tư vào các dự án của Tập đoàn, cũng như các cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng sẽ đầu tư vào cổ phiếu FLC. Hơn ai hết, trong buổi chia sẻ và đối thoại này, các nhà đầu tư thấy rõ các dự án và công việc triển khai của Tập đoàn. Chúng ta kỳ vọng vào sự phát triển cũng như các cơ hội đầu tư vào FLC. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ diễn ra tại một trong những dự án có phần đầu tư của các cổ đông và dự án đã thành công. Đó là điểm khiến tôi rất vui mừng. Là cơ quan quản lý xây dựng và hoạch định chính sách cho sự phát triển của TTCK Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cũng như xây dựng các công cụ chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia TTCK, đặc biệt các doanh nghiệp huy động vốn và niêm yết trên TTCK, trong đó có Tập đoàn FLC. Tôi hy vọng, trong tương lai, TTCK Việt Nam sẽ có nhiều doanh nghiệp tỷ USD hơn nữa. |