TA focus (phiên 8/7): Cần quan tâm tới MBB và BVH

(ĐTCK) Dễ thấy, suốt từ giữa tháng 3 đến giờ, các nhịp phục hồi của MBB là tương đối ngắn với biên độ không lớn. Hy vọng lần này, cùng với sự tích cực của thị trường chung, dấu hiệu break kênh sẽ giúp nhịp tăng của MBB đủ dài.
TA focus (phiên 8/7): Cần quan tâm tới MBB và BVH

Kết phiên giao dịch ngày 5/7/2019, VN-Index chốt ở 975,34 điểm, tăng 2,3 điểm (+0,24%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 117 triệu đơn vị, giá trị 2.712 tỷ đồng.

Về mặt kỹ thuật

Phiên cuối tuần 5/7 thị trường giao dịch khá trầm lắng. Khối lượng khớp lệnh sụt giảm dưới trung bình 20 phiên khi các Bluechips giao dịch thiếu sôi động, ngoại trừ VRE thì hầu hết đều lên xuống nhẹ nhàng, không có đột biến tích cực khiến thời gian trước phiên ATC, VN-Index hầu như là đỏ nhẹ. Chỉ đến cuối phiên ATC, chỉ số bất ngờ lội ngược dòng, đóng cửa cao nhất phiên , khép lại 1 tuần giao dịch tương đối ấn tượng.

Chart Daily

Chỉ số đã nỗ lực áp rất sát đỉnh kênh xuống từ giữa tháng 3 đến nay. Đây là lần đầu tiên VN-Index tiệm cận được kênh này kể từ khi kênh được thiết lập. Tiếc là khối lượng hơi thấp gợi ý dòng tiền lớn vẫn chưa quyết liệt vào hàng nâng đỡ giá. Do vậy, lo ngại chỉ số gặp rắc rối ở vùng này cũng có cơ sở. Tuy nhiên, nếu nhìn lại nhịp tăng trong tuần vừa rồi của VN-Index thì tương đối yên tâm khi chỉ số đã có 2 phiên điều chỉnh nhẹ giúp nhịp tăng được chắc chắn.

Quan sát chỉ số với hệ thống Ichimoku cho thấy giá đã xuyên thủng SpanA và đang hướng tới SpanB (980 điểm), đường Tenkan-Sen cũng đã chớm vượt Kijun-Sen cho dấu hiệu tích cực. Nếu xét trong bối cảnh hiện tại, tâm lý đang lên, dòng dẫn dắt đã lộ diện thì khoảng cách 5 điểm để vượt lên đám mây là hoàn toàn có thể đạt được

Hiện tại, giá đang bám sát giải BB top là dấu hiệu cho 1 nhịp tăng bền. Tuy vậy, do thanh khoản vẫn chưa tích cực lên chỉ báo OBV vẫn chưa break đỉnh gần nhất, theo lý thuyết thìkhối lượng thường đi trước giá, vì vậy vẫn có chút lo ngại về thanh khoản của thị trường.

Chart 1hour

Ở khung thời gian này, dường như độ chắc chắn của nhịp tăng là dễ thấy nhất. Giá cứ tăng 1 đoạn thì lại thiết lập một khu vực hỗ trợ, có retest kiểm tra, kèm xuất hiện những nến break tương đối đẹp. Cứ duy trì như vậy, “bữa tiệc” còn lâu mới kết thúc.

Trên đồ thị thì các dấu hiệu đảo chiều ở khung thời gian này cũng chưa xuất hiện, các chỉ báo khác cũng chưa có gì đáng lo ngại, ngoại trừ thanh khoản. Kể cả nến break cuối phiên 5/7 khối lượng cũng ko bứt hẳn lên, phản ảnh hợp lý khi thực tế thì cuối phiên ATC 5/7, chỉ một số mã ảnh hưởng lớn đến chỉ số đã bất ngờ lội ngược dòng phút chót.

Tóm lại, thị trường vẫn đang được đánh giá là tích cực. Nỗi lo lắng chủ yếu vẫn là thanh khoản, nếu tiền không vào đủ mạnh thì lực cầu sẽ yếu khi giá tăng cao cộng thêm áp lực chốt lời ngắn hạn. Giá sẽ gặp khó khăn ở những ngưỡng kháng cự quan trọng. Kỳ vọng sang tuần mới, những phiên tăng giá kèm khối lượng tăng mạnh sẽ xuất hiện. Nếu được thế, nhịp tăng còn lâu mới kết thúc được.

Cổ phiếu cần quan tâm theo phân tích kỹ thuật

MBB (21,3)

Quan sát sự vận động của MBB trên đồ thị thì thấy, đây là lần test thứ 5 MBB mới vượt qua kênh giá xuống (như trên đồ thị). Càng nhiều khó khăn, thành quả thu được càng xứng đáng. Các chỉ báo đáng chú ý của MBB có MACD đang trên đường tín hiệu và phiên break cuối tuần có khối lượng khớp lệnh vượt hẳn trung bình 20 phiên.

Chỉ báo Ichimoku cho thấy MBB cũng đã áp sát đám mây mỏng khi khoảng cách SpanA và SpanB đang gần nhau (tầm 0,4 điểm). Và quan trọng là giá đang nằm trên bộ đôi Tenkan và Kijun.

Dễ thấy, suốt từ giữa tháng 3 đến giờ, các nhịp phục hồi của MBB là tương đối ngắn với biên độ không lớn. Hy vọng lần này, cùng với sự tích cực của thị trường chung, dấu hiệu break kênh sẽ giúp nhịp tăng của MBB đủ dài.

Mục tiêu tầm 23, giảm tỷ trọng khi thủng MA20 tầm 20,9, Cắt lỗ nhỏ thua đáy gần nhất tầm 20,4.

Ngoài MBB, nhà đầu tư có thể xem xét thêm BVH.

Hải Đăng, Trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật - TVSI Ngọc Khánh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục