Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành phân phối thiết bị viễn thông

(ĐTCK) Nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh ngày càng gia tăng tại Việt Nam kéo theo sự tăng trưởng của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị viễn thông như CTCP Thế giới Di động (MWG), CTCP Thế giới Số (Digiworld).
Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành phân phối thiết bị viễn thông

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng đối với dòng sản phẩm điện thoại thông minh, nhưng tỷ lệ thuê bao 3G vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng dân số tính đến cuối năm 2014. Điều này cho thấy, dư địa thị trường cho dòng điện thoại thông minh vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu GFK, phân khúc bán lẻ điện thoại di động của Việt Nam đến hết quý III/2014 đạt mức tăng trưởng 24% so với cùng kỳ.

Doanh số bán lẻ điện thoại thông minh chiếm 87% tổng doanh số bán lẻ điện thoại di động trong  9 tháng đầu năm 2014, tăng so với 9 tháng đầu năm 2013 là 78%.

Phân khúc điện thoại thông minh ở tầm giá thấp và trung bình, từ 2 - 6 triệu đồng/chiếc là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường điện thoại di động.

Nhắc đến ngành phân phối điện tử tiêu dùng, người ta nghĩ ngay đến “đại gia bán lẻ”- Thế giới Di Động (HOSE: MWG). Tăng trưởng lợi nhuận của MWG năm 2014 là 149%, giúp giá cổ phiếu MWG gia tăng với tốc độ “vũ bão”, với 4 phiên kịch trần lúc mới chào sàn và hiện nay, nếu tính sau pha loãng, giá cổ phiếu MWG đã gấp 3 lần giá niêm yết lần đầu.

Tiếp bước MWG, CTCP Thế Giới Số (Digiworld) cũng sẽ chào sàn HOSE vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới. Nếu như MWG là “đại gia bán lẻ”, thì Digiworld lại là công ty hàng đầu về phân phối sỉ hàng điện tử tiêu dùng và là một trong những nhà cung cấp của MWG.

Digiworld hiện có 6.000 đại lý ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và là nhà phân phối độc quyền thương hiệu điện thoại Wiko (Pháp), Xiaomi (“Apple Trung Quốc”) và điện thoại Obi của cựu Giám đốc Apple, John Sculley…

Kết quả kinh doanh của Digiworld kể từ năm 2012 đến này khá ấn tượng, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trung bình 50% mỗi năm.

Bảng kết quả kinh doanh của Digiworld (đơn vị: tỷ đồng)

CTCP Thế Giới Số

2012

2013

2014

Q1/2015

KH 2015

Doanh thu

2.250

3.151

4.956

940

6.000

Lợi nhuận sau thuế

63,7

51,4

128

31

160

Vốn chủ sở hữu

296

250

335

529,5

688

Cổ phiếu Quỹ

0

85

85

19,2

LNST chưa phân phối

150,8

189,4

273,6

304,7

Vốn điều lệ

108

108

108

108

306

Cơ cấu cổ đông cô đặc là một trong những yếu tố hấp dẫn của cổ phiếu Digiworld và có nét tương đồng với MWG trước khi niêm yết. Hiện nay, Mutual Fund Elite đang nắm giữ 9,5% cổ phần Digiworld, các cổ đông khác (bao gồm cổ đông là cán bộ công nhân viên) nắm 34%, còn lại Chủ tịch HĐQT Đoàn Hồng Việt và những người có liên quan nắm khoảng 55%.

Điều này cho thấy, lượng cổ phiếu giao dịch tự do bên ngoài rất ít. Về mặt thị trường, khi một cổ phiếu bị tiết cung thì sẽ có nhiều khả năng tăng giá nếu như kết quả kinh doanh đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư.

Bảng cơ cấu cổ đông của Digiworld

Cơ cấu cổ đông sỡ hữu Cổ phiếu

2012

2013

2014

Q1/2015

Đoàn Hồng Việt

4.463.100

4.463.100

463.100

468.250

Đoàn Anh Quân

1.392.000

1.392.000

492.000

492.000

Tô Hồng Trang

1.365.900

1.365.900

365.900

370.150

Đặng Kiện Phương

889.600

889.600

589.600

594.850

MeKong Fund

2.052.469

0

0

0

CTY TNHH Created Future

0

0

5.000.000

4.000.000

Mutual Fund Elite

0

0

0

970.000

Cổ đông khác

639.400

639.400

1.891.300

463.690

Cổ phiếu quỹ

0

2.052.469

2.000.569

3.443.800

Ngoài ra, cổ công của Digiworld cũng đang chờ đợi mức cổ tức bằng tiền 10% và bằng cổ phiếu 30% sau khi công ty này lên sàn theo Nghị quyết của HĐQT hồi tháng 6.

Hiện Digiworld vẫn chưa công bố giá niêm yết lần đầu, nhưng lợi nhuận sau thuế quý I/2015 đạt 31 tỷ đồng, tương đương EPS quý I đạt 3.000 đồng.

Theo giới phân tích, giả định năm 2015, Digiworld chỉ đạt lợi nhuận sau thuế cả năm là 130 tỷ đồng, bằng năm 2014, thì EPS ước tính 9 tháng còn lại của năm 2015 sau khi tăng vốn của Digiworld ở mức 4.200 đồng. Như vậy, EPS cả năm của Digiworld ở mức hơn 7.000 đồng, khi đó, PE của Digiworld khoảng 10. Nếu so sánh với mức PE của MWG hiện đang là 24, thì giá hợp lý của Digiworld khoảng 65.000 - 70.000 đồng/cổ phiếu.

Trường hợp Digiworld đạt lợi nhuận sau thuế 160 tỷ đồng như kế hoạch, thì EPS dự phóng của Digiworld đạt hơn 8.000 đồng. Như vậy, định giá của Digiworld có thể ở mức 80.000 đồng/cổ phiếu.

Lan Thảo

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục