Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố cơ chế điều chỉnh mới đối với tỷ giá, mở đường cho sự biến động hai chiều lớn hơn đối với tiền tệ. Tuy nhiên, theo HSBC, tiền đồng vẫn chịu nhiều áp lực.
Ngân hàng này cho rằng, đồng hành cùng với việc thâm hụt thương mại mở rộng là áp lực ngày càng tăng lên tiền đồng và dự trữ ngoại tệ. Do đó, tỷ giá cần được liên tục điều chỉnh nhằm tránh áp lực tích lũy một thời gian dài lên dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh trong 8 tháng qua).
Ngay từ ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2016, NHNN đã thực hiện điều hành chính sách tỷ giá theo cơ chế mới, mở ra một giai đoạn mới - tỷ giá trung tâm sẽ biến động theo ngày. Tuy nhiên, áp lực lên tỷ giá được nhận định vẫn không nhỏ.
Theo nhận định của một chuyên gia tài chính, cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN trước mắt tác động sẽ không đáng kể đến kinh tế vĩ mô.
Về bản chất, cơ chế này không khác biệt nhiều so với trước đây, tức là NHNN vẫn công bố tỷ giá hối đoái trung tâm và chỉ một phần căn cứ vào cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Như vậy, quyền định đoạt của NHNN vẫn là chính trong việc xác định tỷ giá hối đoái trung tâm và biên độ dao động vẫn là +/-3%.
NHNN đưa thêm sản phẩm công cụ phái sinh trong việc bán ngoại tệ kỳ hạn cho các NHTM đến quý I/2016, tỷ giá chênh lệch 1% so với cuối năm 2015. Mức chênh lệch 1% kỳ hạn 3 tháng này không căn cứ vào chênh lệch lãi suất tiền đồng và USD.
Về bản chất, cơ chế mới không khác biệt nhiều so với trước đây, tức là NHNN vẫn công bố tỷ giá hối đoái trung tâm và chỉ một phần căn cứ vào cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Như vậy, quyền định đoạt của NHNN vẫn là chính trong việc xác định tỷ giá hối đoái trung tâm và biên độ dao động vẫn là +/-3%.
Trong khi đó, cam kết của NHNN cho thấy tỷ giá sẽ linh hoạt hơn, nhưng sẽ vẫn bị kiểm soát. Vì vậy, trước mắt tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô được nhận định là không nhiều, nhưng sẽ tác động đến hoạt động kinh tế vi mô, tức là các DN. Đặc biệt, khi tỷ giá biến động hàng ngày sẽ khiến nhà đầu tư và DN xuất nhập khẩu khá bị động.
Có thể nhận thấy, tỷ giá trong nước vẫn sẽ chịu áp lực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã và đang dự kiến sẽ còn tăng lãi suất cơ bản đồng USD. Bình luận về tác động của cơ chế điều hành tỷ giá mới, một số CTCK cho rằng, sự thay đổi của NHNN là một bước đi cần thiết khi mà thị trường tiền tệ toàn cầu đang tiến vào một thời kỳ biến động lớn hơn, song sức ép lên tỷ giá vẫn còn là vấn đề phía trước.
CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, rủi ro tỷ giá vẫn là vấn đề cần lưu tâm. VCBS đưa ra nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam với đặc thù quy mô nhỏ, độ mở cao, việc vận hành cơ chế tỷ giá mới được xem là động thái đúng đắn, hợp lý và cần thiết của NHNN nhằm ứng phó với những diễn biến bất ngờ trên thị trường thế giới.
Theo công ty này, chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ góp phần tạo dư địa để nhà điều hành duy trì mức lãi suất ổn định nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu như các năm trước đây, NHNN thường đưa ra những cam kết rõ ràng về việc giữ ổn định tỷ giá thì cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt hơn cho thấy, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đang nhìn thấy những áp lực tỷ giá không nhỏ đến từ nhiều phía.
Thêm vào đó, việc tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn có thể cộng hưởng với các yếu tố Fed tăng lãi suất, kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tác động tiêu cực lên nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Vì vậy, VCBS đánh giá rủi ro tỷ giá vẫn là vấn đề nhà đầu tư cần lưu tâm.
Mặc dù thừa nhận, cái được lớn nhất trong việc vận hành cơ chế tỷ giá mới sẽ xóa bỏ được tình trạng “găm” ngoại tệ trên tài khoản của DN và cả cá nhân, nhưng các đánh giá được đưa ra từ giới phân tích cho rằng, công tác dự báo cần được đẩy mạnh hơn cùng với các phương án ứng phó phải dự phòng đầy đủ nhằm chuẩn bị trước bối cảnh thị trường tiền tệ nhiều khả năng sẽ có biến động mạnh trong năm 2016, với việc Fed đang trong lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và đồng Nhân dân tệ (CNY) được dự đoán tiếp tục sụt giảm, đi kèm với đà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo dự báo mới nhất của Fed công bố vào ngày 16/12/2015, ngay sau khi tổ chức này quyết định lần đầu tiên nâng lãi suất sau nhiều năm, lãi suất USD vào cuối năm 2016 sẽ đạt mức 0,4%/năm. Lộ trình nâng lãi suất trong những năm sau đó cho thấy, mỗi năm Fed có thể sẽ nâng lãi suất thêm 1%. Lãi suất mục tiêu sẽ ở mức 3,3% vào năm 2018 và lãi suất dự kiến trong dài hạn sẽ ở mức 3,5%/năm.
Ông Trần Thanh Hải, CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) cũng nhận định, chu kỳ tăng lãi suất của Fed và diễn biến giảm giá của đồng CNY có thể ảnh hưởng lớn đến xu hướng của tiền đồng trong những năm tới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa VND sẽ mất giá với tỷ lệ tương ứng khi Fed nâng lãi suất hoặc biên độ giảm giá của đồng CNY